- Mô hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mô hình tiên tiến và cũng rất
2.7.3. Hoạt động hợp tác quốc tế
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống tài chính Việt Nam với vai trò bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, góp phần duy trì sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các tổ chức tín dụng. Không chỉ từng bước khẳng định vị thế của mình trong nước mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn tạo dựng và ngày càng nâng cao được uy tín trên trường quốc tế thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế chủ động, đa dạng và tích cực.
Bước đầu tiên đánh dấu tiến trình hội nhập quốc tế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là việc trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI) vào tháng 2/2003 và chủ động tham gia Ủy ban khu vực châu Á (ARC) của Hiệp hội ngay khi Ủy ban này được thành lập. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã luôn tích cực tham gia vào các hoạt động của IADI và ARC. Đặc biệt, năm 2007, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tổ chức thành công 2 sự kiện lớn là Hội nghị thường niên Ủy ban khu vực châu Á lần thứ 5 (ARC5) và Hội thảo quốc tế về bảo hiểm tiền gửi, qua đó càng nâng cao vai trò, vị thế và tiếng nói của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên trường quốc tế.
Bên cạnh các hoạt động chung mang tầm quốc tế, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng luôn quan tâm tới việc thiết lập các quan hệ hợp tác song phương với những tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiên tiến trên thế giới và trong khu vực như tổ
chức bảo hiểm tiền gửi Mỹ, bảo hiểm tiền gửi Đài Loan, bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản… để trao đổi, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm. Đồng thời, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng chú trọng đến việc chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các nước xây dựng mới hoặc đang tiến hành cải cách hệ thống bảo hiểm tiền gửi.
Ngoài ra, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam còn thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để tiếp nhận các hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính nhằm nâng cao năng lực cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan hỗ trợ phát triển Hoa Kỳ (USAID), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)…