HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN, XỬ LÝ TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 77 - 83)

- Mô hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mô hình tiên tiến và cũng rất

2.6.HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN, XỬ LÝ TỔ CHỨC THAM GIA BẢO HIỂM TIỀN GỬI MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

TIỀN GỬI MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN

Hoạt động tiếp nhận, xử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là biện pháp can thiệp trực tiếp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi bằng tài chính, giám sát và quản lý để giải quyết triệt để các vấn đề của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo tín hiệu thị trường, nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của người gửi tiền và an toàn hệ thống tài chính trên cơ sở nguyên tắc chia sẻ thiệt hại công bằng, hạn chế tổn thất và giảm tối đa việc sử dụng công quỹ. Thông qua hoạt động này, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị đổ vỡ được xử lý hiệu quả nhất, phù hợp với quy định của pháp luật. Tài sản tiếp nhận được quản lý và bán ra thị trường với giá tối đa để thu hồi; tiền gửi và tài sản tiếp nhận, kể cả các khoản nợ và nghĩa vụ khác được xử lý công bằng và hiệu quả. Và một trong những nguyên tắc để hệ thống bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả là việc tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải được tham gia nhận lại các khoản thu tiền bảo hiểm đã chi trả trong quá trình thanh lý tài sản của tổ chức đổ vỡ, bởi nguồn chi trả của quỹ bảo hiểm là nguồn từ ngân sách và sự đóng góp của thành viên nên quỹ bảo hiểm tiền gửi cần phải được bảo toàn. Việc quản lý tài sản của tổ chức đổ vỡ và quy trình thu hồi (do tổ chức bảo hiểm tiền gửi và/hoặc một bên khác thực thi theo quy định của pháp luật) cần phải được hướng dẫn cụ thể trên cơ sở yếu tố thương mại và lợi ích kinh tế của hoạt động này.

Hoạt động tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi của một số nước như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan… cho thấy tổ chức bảo hiểm tiền gửi thể hiện được tính chủ động và tích cực tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng chứ không thụ động chờ các tổ chức tín dụng bị đổ vỡ để tiếp nhận, xử lý. Đạt được điều này là do tổ chức bảo hiểm tiền gửi

được pháp luật trao cho những quyền năng nhất định và phải có đủ năng lực tài chính. Ví dụ, Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC) được Quốc hội Mỹ trao những quyền đặc biệt để giải quyết các vụ đổ bể ngân hàng (kể cả khi pháp luật có quy định khác) như: được phép toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản mà không chịu sự chi phối của cổ đông, tòa án các cấp hay cơ quan kiểm soát khác. Để bảo đảm khả năng thanh toán, FDIC được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp hạn mức tín dụng đặc biệt lên tới 30 tỷ USD để bù đắp các khoản thâm hụt do chi trả bảo hiểm và một số biện pháp có hiệu quả khác.

Đối với cơ quan bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản, với từng trường hợp đổ vỡ thì cơ quan này sẽ phân tích đó là trường hợp đổ vỡ có tính hệ thống hay không để xác định được phương pháp xử lý phù hợp. Hiện nay, bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản đang áp dụng hai phương pháp xử lý đổ vỡ chính, đó là: phương pháp thông thường và phương pháp đặc biệt.

Trong trường hợp áp dụng phương pháp xử lý đổ vỡ thông thường, bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản sẽ áp dụng chính sách chi phí tối thiểu với cơ chế tiếp nhận và mua lại (P&A) hoặc chi trả, nhưng P&A vẫn được ưu tiên hơn so với cơ chế chi trả bởi nó có tính hiệu quả hơn và ít chi phí hơn. Việc áp dụng cơ chế P&A phải tuân theo quy định của Luật Phá sản và Luật Tái thiết dân sự (CRL). Hiện nay, đối với đa số các trường hợp đổ vỡ ngân hàng tại Nhật Bản được thông báo tới cơ quan bảo hiểm tiền gửi khá chậm, thường là vào đúng ngày xảy ra, do đó bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản sẽ đối mặt với một lịch biểu khá chặt và số lượng công việc tương đối lớn mỗi khi có đổ vỡ xảy ra. Trong trường hợp này, bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản sẽ được chỉ định làm tổ chức Quản lý tài chính đứng ra thực hiện quá trình xử lý, quản lý ngân hàng đổ vỡ, đánh giá tài sản và chuyển những tài sản tốt cho Ngân hàng bắc cầu (BB) và tài sản xấu cho Công ty quản lý tài sản (RCC) để tìm kiếm tổ chức mua lại cuối cùng.

Phương pháp xử lý đổ vỡ đặc biệt được áp dụng với những ngân hàng đổ vỡ có tính hệ thống và sẽ được thực hiện theo một quy trình kiểm soát nghiêm ngặt. Những phương pháp xử lý cho trường hợp đặc biệt này được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản, đó là: bơm vốn, hỗ trợ tài chính trong trường hợp thiếu vốn chi trả và Quốc hữu hóa. Trong trường hợp này, Hội đồng quản lý khủng hoảng tài chính sẽ được thành lập và do Thủ tướng đứng đầu để giám sát quy trình xử lý. Hội đồng này bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản, Bộ trưởng/Chủ tịch cơ quan Giám sát tài chính (FSA) và Cố vấn viên của Cơ quan dịch vụ tài chính.

Đối với cơ quan bảo hiểm tiền gửi Đài Loan (CDIC), trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hệ thống và CDIC không thể xử lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có vấn đề bằng biện pháp mua lại và tiếp nhận thì CDIC có thể thành lập một ngân hàng bắc cầu để tiếp nhận tất cả hoặc một phần hoạt động kinh doanh, tài sản có và nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó. Ngân hàng bắc cầu là tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập trên cơ sở được cơ quan có thẩm quyền - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia - chấp thuận, là một tổ chức được bảo hiểm và không cần phải có vốn thành lập, nếu cần thiết CDIC có thể cấp vốn hoạt động. Thời gian hoạt động của ngân hàng bắc cầu không quá hai năm, nhưng có thể kéo dài thêm một năm trên cơ sở được Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia chấp thuận (Điều 32 Luật Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan năm 2010).

Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi hiện hành của Việt Nam cũng đã có quy định tạo cơ sở pháp lý để tổ chức bảo hiểm tiền gửi thực hiện hoạt động tiếp nhận, xử lý thông qua quyền được tham gia vào quá trình quản lý và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản để có thể thu hồi lại tiền bảo hiểm sau chi trả. Theo đó, tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với số tiền bảo hiểm đã chi trả. Tổ chức

bảo hiểm tiền gửi được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật. Số tiền thu hồi được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản sẽ được bổ sung vào nguồn vốn hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi.

Các quy định trên đã tạo điều kiện cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi thu hồi được một phần số tiền bảo hiểm đã chi trả, góp phần bù đắp nguồn vốn cho quỹ bảo hiểm tiền gửi để bảo đảm dự phòng chi trả cho các trường hợp phải chi trả tiếp theo. Thực tế trong thời gian vừa qua, sau khi chi trả cho người gửi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị đổ vỡ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã tham gia Hội đồng thanh lý với tư cách là chủ nợ của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở bị đổ vỡ. Đến tháng 12 năm 2010, tổng số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thu hồi được là hơn 7,63 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 40% so với tổng số tiền mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã chi trả.

Mặc dù vậy, việc xử lý đổ vỡ của tổ chức tín dụng và thu hồi nợ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Như đã đề cập ở phần trên, tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị buộc giải thể do không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn hoặc bị phá sản sau khi đã thực hiện việc chi trả bảo hiểm và trong trường hợp này mới có quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Điều này thể hiện sự chưa thống nhất giữa pháp luật về bảo hiểm tiền gửi với các văn bản pháp luật có liên quan như Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật phá sản bởi lẽ: khi nghiên cứu các văn bản pháp luật này cho thấy không có trường hợp nào doanh nghiệp/tổ chức tín dụng bị buộc giải thể do không có khả năng

thanh toán được các khoản nợ đến hạn (Điều 157 Luật doanh nghiệp năm 2005 về Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp; Điều 154 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 về Giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Mặt khác, tổ chức bảo hiểm tiền gửi trở thành chủ nợ của tổ chức tham gia bảo hiểm sau khi đã thực hiện nghĩa vụ chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền, thông thường số tiền đó là rất lớn, nhưng lại không có quyền đương nhiên trở thành thành viên tổ quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản vì Điều 9 Luật phá sản năm 2004 quy định thành phần tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm một chấp hành viên của cơ quan thi hành án, một cán bộ của Tòa án, một đại diện của chủ nợ, đại diện hợp pháp của tổ chức bị phá sản và trong trường hợp cần thiết thì Thẩm phán sẽ xem xét, quyết định có thêm đại diện công đoàn, đại diện người lao động, đại diện các cơ quan chuyên môn. Như vậy, mặc dù đã phải thực hiện việc chi trả một số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng theo quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi hiện hành thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ được quyền tham gia vào quá trình quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật, tức là nếu theo quy định nêu trên của Luật phá sản thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi chưa chắc được tham gia vào tổ quản lý, thanh lý tài sản và nếu có được tham gia thì tư cách của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là như thế nào? Tổ chức bảo hiểm tiền gửi sẽ "đương nhiên" có tư cách tham gia tổ quản lý, thanh lý tài sản với vai trò là đại diện của chủ nợ (nếu được các chủ nợ khác đồng ý) hay chỉ có tư cách là đại diện của cơ quan chuyên môn trong trường hợp xét thấy cần thiết? Và để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/0/2010 quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng, trong đó đã quy định cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (cử đại diện) là một thành phần của Tổ quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản trong trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng của tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, cũng theo quy định của Nghị định số 05/2010/NĐ-CP (Điều 8) thì chỉ những chủ thể sau đây mới có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng, đó là:

- Những chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng là: Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của tổ chức tín dụng; Người lao động làm việc trong tổ chức tín dụng; Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng nhà nước, cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần.

- Đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.

Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những chủ thể người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng nêu trên biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

Với quy định như trên thì thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi không có cơ sở pháp lý để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, Nghị định số 05/2010/NĐ-CP cũng quy định: tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hỗ trợ tài chính để phục hồi hoạt động kinh doanh trước thời điểm tòa án thụ lý đơn, nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lý thì phải hoàn trả lại giá trị của khoản vay đặc biệt cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tổ chức tín dụng khác, khoản hỗ trợ tài chính cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước khi thực hiện quy định tại Điều 21 của Nghị định này về phân chia tài sản (Điều 20). Như vậy, trong quá trình thực hiện hỗ trợ tài chính cho tổ chức tín dụng, nếu

tổ chức bảo hiểm tiền gửi - với vai trò là một tổ chức có khả năng đánh giá rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng để đưa ra những cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến toàn hệ thống ngân hàng - nhận thấy việc phục hồi hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi không có tính khả thi thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi cũng không có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó mà vẫn phải thực hiện bước thông báo bằng văn bản cho những chủ thể người có quyền và nghĩa vụ trong việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều này vô hình chung đã tạo thêm một thủ tục gây lãng phí thời gian khi giải quyết thủ tục phá sản tổ chức tín dụng bởi nếu cho phép Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng là chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì quy trình giải quyết thủ tục này sẽ được nhanh gọn hơn, giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng do hoạt động yếu kém, không hiệu quả của một tổ chức tín dụng nào đó gây ra. Vì vậy, theo tôi, nên xem xét để bổ sung quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 77 - 83)