- Mô hình giảm thiểu rủi ro Đây là một mô hình tiên tiến và cũng rất
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
So với Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP được đánh giá là có nhiều tiến bộ hơn như: xác định rõ hơn vị thế của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong hệ thống tài chính quốc gia; bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; không bảo hiểm tiền gửi cho những người trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền quyết định sự tồn tại của tổ chức nhận tiền gửi; mức phí bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh theo sự đánh giá của
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chất lượng hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi; tổ chức nhận tiền gửi được tiếp cận một cách chủ động, thuận lợi và mở rộng hơn đối với nguồn vốn hỗ trợ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam … Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là văn bản dưới luật, do đó hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi chưa cao, đồng thời, cùng với sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ và yêu cầu khách quan phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm tiền gửi theo thông lệ quốc tế nên tháng 6/2012 vừa qua, Luật bảo hiểm tiền gửi đã được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và đủ tầm để điều chỉnh các quan hệ về bảo hiểm tiền gửi nói chung, cũng như quy định về các hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nói riêng. Tuy nhiên, như đã phân tích ở những phần trên, những quy định của Luật còn chung chung, nhiều vấn đề vẫn còn bỏ ngỏ hoặc quy định chưa rõ ràng, do đó một số vấn đề vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu để quy định cụ thể và hoàn thiện trong thời gian tới khi ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo hiểm tiền gửi nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, về tiền gửi được bảo hiểm. Theo quy định tại Nghị định số 109/2005/NĐ-CP, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Nhưng theo Luật bảo hiểm tiền gửi thì:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng [45].
Như vậy, với quy định mới này thì phạm vi đối tượng áp dụng bảo hiểm tiền gửi lại bị thu hẹp hơn so với quy định trước đây khi chỉ còn bảo
hiểm cho tiền gửi của cá nhân. Chúng ta vẫn biết rằng mục tiêu cao nhất của chính sách bảo hiểm tiền gửi chính là bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền nhỏ do họ bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin cũng như hạn chế về khả năng đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng mà họ gửi tiền, tuy nhiên, theo tôi, các đối tượng như hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh đều có thể được xem là đối tượng gửi tiền nhỏ bởi các loại hình này cũng thường có số tiền gửi nhỏ và cũng không có một bộ máy có khả năng đánh giá được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của tổ chức tín dụng mà họ đang gửi tiền. Bên cạnh đó, với quy định như vậy thì đồng ngoại tệ cũng không thuộc đối tượng được bảo hiểm tại Việt Nam, trong khi thực tế hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên đã và sẽ có nhiều doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đến hoạt động tại Việt Nam, vì vậy tiền gửi bằng đồng ngoại tệ cũng đã và sẽ ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số tiền gửi tại các ngân hàng. Do đó, vấn đề bảo hiểm cho tiền gửi bằng đồng ngoại tệ cũng cần được đặt ra và nghiên cứu một cách nghiêm túc để thực thi vào thời điểm thích hợp.
Mặc dù Luật bảo hiểm tiền gửi mới được ban hành nhưng xuất phát từ thực tiễn hoạt động bảo hiểm tiền gửi và mục đích của chính sách bảo hiểm tiền gửi là bảo vệ người gửi tiền và phát triển hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng, thiết nghĩ, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc để mở rộng thêm đối tượng được bảo hiểm tiền gửi và loại tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ để đảm bảo công bằng và bình đẳng trong nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền bằng đồng ngoại tệ, từ đó tạo tâm lý an tâm cho người gửi tiền và thu hút được nhiều tiền gửi vào các ngân hàng, thúc đẩy hoạt động ngân hàng phát triển ổn định và an toàn, tăng nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế và đảm bảo được an ninh kinh tế quốc gia.
Thứ hai, về phí bảo hiểm tiền gửi. Hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng phí bảo hiểm tiền gửi đồng hạng theo quy định của Nghị định số
109/2005/NĐ-CP. Điều này chỉ phù hợp với giai đoạn đầu khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi mới thành lập vì nó dễ thực hiện và việc thu phí đơn giản, nhưng với sự ra đời của Luật bảo hiểm tiền gửi (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013), có thể thấy rằng chúng ta sẽ sớm áp dụng việc tính phí theo mức độ rủi ro đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo sân chơi bình đẳng, lành mạnh cho tất cả các tổ chức nhận tiền gửi và cũng là phù hợp với thông lệ chung của quốc tế hiện nay. Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi thì Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam . Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
Việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro có tác dụng đánh giá chính xác mức độ an toàn trong hoạt động, khuyến khích các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng việc giảm thiểu rủi ro để giảm phí bảo hiểm tiền gửi phải nộp. Tuy nhiên, để áp dụng có hiệu quả cơ chế tính phí này phải dựa trên kết quả đánh giá, xếp loại của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời có sử dụng, tham khảo việc đánh giá, xếp loại của các cơ quan giám sát khác nhằm đảm bảo sự công bằng và tạo động lực cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, góp phần bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo hiểm tiền gửi để hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách Nhà nước và giúp cho việc chi trả thuận lợi, nhanh chóng hơn, trên cơ sở đó bảo vệ được quyền lợi của người gửi tiền. Muốn làm tốt điều này thì trước hết cần làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác phân tích, đánh giá hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, đồng thời cũng phải nâng cao được năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi để đáp ứng được các đòi hỏi về vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình đánh giá, xếp loại các tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, các nhà làm luật cần nghiên cứu để có những quy định về chính sách đào tạo nguồn nhân lực làm công tác chuyên môn về bảo hiểm tiền gửi; về cách thức, quy trình đánh giá, xếp loại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi để từ đó đưa ra được các mức phí bảo hiểm tiền gửi phù hợp với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Thứ ba, về hoạt động thanh tra, giám sát rủi ro. Giám sát rủi ro được
xem là hoạt động bản chất nhất, cốt lõi nhất trong lĩnh vực bảo hiểm tiền gửi, vì nói tới bảo hiểm là luôn gắn với rủi ro, do đó chỉ có trên cơ sở giám sát mới có thể đánh giá, đo lường và kiểm soát được rủi ro.
Tuy nhiên, cần phải nhận định rõ rằng đây không phải là hoạt động giám sát của cơ quan quản lý nhà nước mà là hoạt động giám sát mang tính chuyên ngành để đưa ra những cảnh báo nhằm giảm thiểu rủi ro cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi và góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính quốc gia. Nhờ vậy, người gửi tiền không chỉ được bảo vệ một cách trực tiếp khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị giải thể hay phá sản mà còn được bảo vệ gián tiếp và toàn diện thông qua nghiệp vụ giám sát của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với sự an toàn trong hoạt động của các tổ chức nhận tiền gửi nhằm phòng ngừa rủi ro.
Hoạt động giám sát của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện theo hai hướng chính là giám sát rủi ro tại từng thời điểm và giám sát xu hướng rủi ro trong tương lai. Giám sát rủi ro tại từng thời điểm nhằm xác định những rủi ro mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đang trực tiếp phải gánh chịu nhằm đưa ra những cảnh báo trong trường hợp cần thiết về tình hình hoạt động của các tổ chức này. Đây là cơ sở để xếp loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm áp dụng mức phí theo độ rủi ro. Giám sát rủi ro trong tương lai là để đưa ra những biện pháp phòng ngừa cũng như dự báo về tình hình phát triển chung của ngành ngân hàng để có những thay đổi phù hợp về chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính.
Hoạt động giám sát cũng chính là cơ sở để tổ chức bảo hiểm tiền gửi tiến hành kiểm tra các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Vì vậy, có thể thấy rằng đây là hai hoạt động bổ trợ lẫn nhau, giúp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi có thể đánh giá chính xác được tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, từ đó đưa ra được những biện pháp xử lý phù hợp trong trường hợp có tổ chức nhận tiền gửi nào đó gặp vấn đề để ngăn ngừa phản ứng dây chuyền có thể xảy ra gây tác động xấu đến nền kinh tế.
Trước đây, Nghị định số 109/2005/NĐ-CP đã dành riêng một mục quy định về việc giám sát rủi ro và các biện pháp xử lý (Mục 2 Chương II), trong đó quy định cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyền kiểm tra và yêu cầu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thực hiện các biện pháp chấn chỉnh kịp thời khi phát hiện hay xét thấy hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó có vi phạm hoặc có vấn đề. Tuy nhiên, theo quy định mới của Luật bảo hiểm tiền gửi thì tổ chức bảo hiểm tiền gửi chỉ có quyền "theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi" [45, khoản 9 Điều 13] và "tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng" [45, khoản 10 Điều 13]. Với quy định này thì có thể hiểu rằng Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ có quyền kiểm tra, giám sát các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với tư cách là một "cơ quan giúp việc, trực thuộc" Ngân hàng nhà nước và nếu có vi phạm xảy ra thì chỉ có quyền kiến nghị Ngân hàng nhà nước xử lý chứ không được trực tiếp thực hiện bất cứ một biện pháp xử lý nào? Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có còn giữ được vị thế là một tổ chức tài chính độc lập, có còn giữ được vai trò là công cụ hữu hiệu để điều tiết thị trường nhằm mục đích thực hiện chính sách công là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền hay không?
Theo tôi, quy định này cần được xem xét để sửa đổi, bổ sung trong các văn bản quy phạm pháp luật sẽ được ban hành thời gian tới đây.
Thứ tư, về hoạt động hỗ trợ tài chính. Hoạt động hỗ trợ tài chính của
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là rất cần thiết, tuy nhiên, như đã phân tích tại mục 2.4 ở trên, cho đến thời điểm hiện nay khi Luật bảo hiểm tiền gửi năm 2012 chưa có hiệu lực thi hành, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chỉ xem xét, quyết định việc hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi sau khi Ngân hàng Nhà nước xác định rằng việc giải thể, phá sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, sâu rộng đến sự an toàn của hệ thống tài chính, ngân hàng và sự ổn định chính trị, kinh tế - xã hội chứ không phải trong mọi trường hợp. Vì thế, trong trường hợp tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thiếu khả năng chi trả khẩn cấp do xảy ra các sự cố bất thường dẫn đến việc người gửi tiền đến rút tiền ồ ạt tại Ngân hàng Phương Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng nông thôn Ninh Bình… trước đây thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã không thực hiện được các biện pháp hỗ trợ tài chính kịp thời. Chính vì vậy, nội dung hỗ trợ tài chính trong trường hợp khẩn cấp cần được xem xét để quy định trong nội dung của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi và giao cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện là phù hợp với mục tiêu tạo ra một vị thế độc lập cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, Luật bảo hiểm tiền gửi mới được ban hành lại không có quy định nào về hoạt động hỗ trợ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi có nguy cơ mất khả năng chi trả nhưng chưa đến mức phải đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Điều này có phải là một thiếu sót của các nhà làm luật? Mặc dù vậy, Luật cũng đã trao cho Thủ tướng Chính phủ quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm tiền gửi nên hy vọng trong thời gian tới đây, hoạt động hỗ trợ tài chính sẽ được quy định cụ thể trong các văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Thứ năm, về hoạt động chi trả tiền gửi được bảo hiểm. Trong nội dung này, chúng ta cần xem xét hai vấn đề, đó là: hạn mức chi trả và thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi.
Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm là một nội dung rất quan trọng của Luật bảo hiểm tiền gửi, được người gửi tiền đặc biệt quan tâm. Có thể thấy, tác động của hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm được thể hiện rất rõ qua cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào cuối năm 2007, đầu năm