Về phƣơng diện cơ chế bảo hiểm tiền gử

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 33 - 35)

Xét trên phương diện cơ chế bảo hiểm tiền gửi, trên thế giới tồn tại hai mô hình chủ yếu là bảo hiểm tiền gửi ngầm và bảo hiểm tiền gửi công khai. Khi các quốc gia chưa hình thành hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai thì nhiều nước đã sử dụng công cụ "bảo hiểm ngầm ", có nghĩa là nhà nước không có các quy định pháp luật cụ thể, minh bạch về bảo hiểm tiền gửi. Mặc dù không công khai cam kết bảo vệ tiền gửi của công chúng trong trường hợp ngân hàng bị đổ vỡ nhưng nếu điều đó xảy ra thì Chính phủ hoặc ngân hàng

trung ương sẽ đứng ra chi trả tiền gửi cho người gửi tiền . Tuy nhiên , việc "bảo vệ ngầm " đó không thật sự đem lại hiệu quả cao vì các quan hệ về bảo hiểm tiền gửi không được thể hiện bằng hình thức hợp đồng, mức chi trả bảo hiểm cũng không được công bố, do đó nó chưa đủ khả năng tạo được niềm tin đối với công chúng - đối tượng cung cấp nguồn vốn chính giúp duy trì hoạt động của hệ thống ngân hàng . Chính vì vậy, hoạt động bảo hiểm tiền gửi công khai đã ra đời , theo đó, người gửi tiền sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ tiền gửi khi ngân hàng đổ vỡ theo hợp đồng hoặc cam kết công khai . Điều này củng cố lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, hạn chế được hiện tượng rút tiền đồng loạt của người gửi tiền. Trong trường hợp có sự đổ vỡ của một ngân hàng thì bảo hiểm tiền gửi sẽ là lá chắn hữu hiệu hạn chế sự đổ vỡ dây chuyền các tổ chức tín dụng khác đang hoạt động lành mạnh.

Hoạt động bảo đảm tiền gửi công khai đầu tiên được triển khai ở New York, Mỹ vào năm 1829 với tên gọi "Chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàng"; trách nhiệm trong Chương trình này hàm ý bảo hiểm đối với tiền gửi ngân hàng và chứng chỉ huy động tiền gửi. Sau đó, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế đầu những năm 30 của thế kỷ XX với sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng, Chính phủ Mỹ đã quyết định thành lập bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) vào năm 1933 và ngày 01/01/1934 bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ bắt đầu hoạt động, đây được xem là mô hình bảo hiểm tiền gửi công khai đầu tiên trên thế giới.

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống tài chính - ngân hàng trên thế giới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống bảo hiểm tiền gửi công khai ngày càng thể hiện rõ những ưu thế và tính chuyên nghiệp trong việc góp phần bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và an sinh xã hội. Do đó, tiếp theo sự ra đời của FDIC, trong những năm 1960, trên thế giới có sáu quốc gia thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi, những năm 1970 có thêm bốn quốc gia. Đến nay, trên thế giới có trên 90 quốc gia có tổ chức hoạt động bảo hiểm tiền gửi công khai. Đặc biệt, ngày 06/5/2002, Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi

Quốc tế (IADI) được thành lập, có trụ sở đặt tại Thụy Sỹ. Đến nay, "IADI đã có 52 tổ chức bảo hiểm tiền gửi các nước là thành viên, 6 hiệp hội, 5 quan sát viên và 12 đối tác" [32]. Điều đó thể hiện sự quan tâm chung của nhiều nước đối với hoạt động bảo hiểm tiền gửi và hứa hẹn một động lực mới thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)