7. Kết cấu luận văn
3.2.5. Quảng cáo, đăng kí nhãn hiệu hàng hoá
Trên thực tế, Công ty chưa có kế hoạch cụ thể nhằm quảng cáo các sản phẩm của mình trên thị trường thế giới. Do đó các sản phẩm của Công ty được khách hàng biết đến còn ít. Để nâng cao uy tín và tạo dựng thương hiệu của mình trên thị trường thế giới, Công ty cần có một chiến lược quảng cáo các sản phẩm của mình cụ thể, cũng như tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Công ty có thể tiến hành giới thiệu quảng cáo thông qua các phương tiện như: internet, các sách báo tạp chí trong và ngoài nước, hội chợ triển lãm … nhằm quảng cáo các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới.
3.2.6. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả
Vốn là yêu cầu cấp thiết của tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XK. Để có được vốn hoạt động thì DN phải thực hiện huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Về mặt cơ cấu nguồn vốn thì có nhiều nguồn vốn như: nguồn vốn tự có, nguồn vốn vay ngân hàng…
Hiện nay nguồn vốn của Công ty được huy động chủ yếu là vốn vay ngân hàng. Trong thời gian tới Công ty có dự định mở rộng thêm nhà máy sản xuất do đó nguồn vốn lại càng cấp bách. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty cũng có thể huy động nguồn vốn liên doanh liên kết từ các bạn hàng lâu năm, khuyến khích bạn hàng đầu tư chia sẻ lợi nhuận.
Tóm lại trong thời gian tới, Công ty có thể chú trọng vào việc huy động các nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng
- Nguồn vốn từ các đối tác liên doanh liên kết trong và ngoài nước.
- Cổ phần hoá doanh nghiệp để thu hút thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Vấn đề huy động vốn đã rất khó khăn thì việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả càng khó khăn hơn.
Để sử dụng vốn có hiệu quả thì vấn đề đặt ra là phải biết tiết kiệm chi phí. Công ty cần thực hiện phương châm tiết kiệm trong mọi hoạt động của quá trình kinh doanh. Như vậy ngoài việc xác định phương thức sử dụng vốn phải tiết kiệm thì cũng phải xác định được sử dụng vốn vào vấn đề gì sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn huy động được nên dành cho việc đầu tư công nghệ sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho XK. Đồng thời có thể sử dụng vốn cho các hoạt động liên quan đến hoạt động thúc đẩy XK như: công tác quảng cáo, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, đào tạo đội ngũ cán bộ XK…
3.3. Một số kiến nghị đối với tỉnh Nghệ An và Chính phủ
Hoạt động XNK sản phẩm ra thị trường nước ngoài được đánh giá là hoạt động chiến lược, mũi nhọn của nhà nước ta xét trên tất cả các ngành nghề sản xuất và các DN trong cả nước nhằm đẩy mạnh hoạt động thu ngoại tệ, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân.
Đối với Công ty Cổ phần Thông Nghệ An, việc tìm kiếm và xúc tiến các biện pháp đẩy mạnh công tác XK là một việc hết sức cần thiết và nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích trực tiếp và thiết thực.
Tuy nhiên, XK sản phẩm cũng là một công việc hết sức khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực toàn diện của mỗi DN cũng như sự giúp đỡ và hỗ trợ của Chính phủ, các bộ ngành liên quan và tỉnh Nghệ An trong cơ chế điều hành cũng như những hỗ trợ tài chính khác.
Qua một thời gian tiến hành công tác nghiên cứu mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động XK nói riêng tại Công ty CP Thông Nghệ An, trong giới hạn của đề tài, một số kiến nghị được đặt ra như sau:
3.3.1. Chính sách tín dụng XK
- Đối với các lô hàng NK nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng XK và các hợp đồng vay tín dụng để thu mua hàng XK, Bộ tài chính nên
giảm lãi xuất tín dụng. Từ đó, tạo điều kiện để DN duy trì quá trình sản xuất, không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu. Đặc biệt là với nguồn nguyên liệu là nhựa thông thô- một sản phẩm mang tính đặc thù, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Trên thực tế, DN gặp rất nhiều khó khăn vào mùa lạnh và mưa, từ tháng 9 năm nay đến tháng 3 năm tiếp theo. Do đó, cơ chế tín dụng thuận lợi sẽ cho phép DN đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho DN.
- Quy trình, thủ tục vay vốn và xin hỗ trợ vay vốn từ quỹ hỗ trợ XK cần thông thoáng, linh hoạt hơn nữa xét cụ thể theo từng giai đoạn, từng thời kỳ và từng đối tượng, thời hạn cho vay được ưu đãi hơn.
Qua thời gian quan hệ tín dụng, các tổ chức tín dụng cần có chính sách, cơ chế đánh giá năng lực, uy tín của khách hàng từ đó nâng hạn mức tín chấp và giảm lãi suất. Trên thực tế, nếu việc đảm bảo bằng tài sản là yêu cầu đối với tất cả các khoản tín dụng thì đặt ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của DN vì tài sản bảo đảm của DN có hạn, thường được sử dụng trong hoạt động đầu tư tài sản cố định, chi phí cố định. Việc tạo ra hành lang pháp lý trong cơ chế cho vay tín chấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN XK.
- Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ, công nhân viên phụ trách bộ phận tiếp nhận hồ sơ XNK của DN. Đây là cầu nối giữa DN với đối tác nước ngoài thông quan các hình thức thanh toán khác nhau.
Điển hình là hiện nay ngoài các trụ sở chỉnh ở các bàn lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh… thì các chi nhánh ở các địa bàn còn lại, công tác nay chưa phát triển đúng với tiềm năng kỳ vọng. Đội ngũ cán bộ còn yếu, chưa đủ trình độ, năng lực để giải quyết các vấn đề khi có sự cố xảy ra cho nên phần lớn DN phải tìm cách thỏa thuận, yêu cầu đối tác chấp nhận thanh
toán khi có vướng mắc. Vai trò của các tổ chức tín dụng trong những trường hợp này là chưa phản ánh đúng tính chất và thiếu trách nhiệm.
3.3.2. Về chi phí XK
Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN XK Colophan nói chung và của Công ty CP Thông Nghệ An nói riêng, sau đây là một số kiến nghị về các vấn đề liên quan đến chi phí XK:
- Đề nghị Nhà nước, Chính phủ có lộ trình tiếp tục giảm, bãi bỏ thu phí và lệ phí liên quan đến lô hàng XK, giảm phí cảng vụ, lệ phí nâng hạ, phí cầu đường, phí vận chuyển.
- Bên cạnh đó thủ tục Hải quan cần tạo điều kiện và thông thoáng hơn nữa đối với các lô hàng XK và NK nguyên liệu để sản xuất hàng XK. Việc áp dụng hải quan điện tử là một trong những thay đổi phù hợp, được hoan nghênh bởi nhiều DN trên địa bàn. Tuy nhiên, để thúc đẩy XK hơn nữa, tỉnh Nghệ An có thể cung cấp, hỗ trợ các khóa đào tạo, thiết bị công nghệ thông tin để DN tránh được các sự cố trong quá trình khai báo hải quan.
3.3.3. Giới thiệu, marketing sản phẩm
Công tác quảng bá và giới thiệu ra thị trường nước ngoài đóng một vai trò hết sức quan trọng, có tính sống còn đối với DN. Để thực hiện công tác này có qui mô lớn nhằm hỗ trợ các DN thì Chính phủ, Bộ tài chính và tỉnh Nghệ An cần có những chính sách sau:
- Chính phủ cần xây dựng một nhịp cầu thông tin thường xuyên giữa DN và các cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ.
- Chính phủ, tỉnh Nghệ An cần tính toán xây dựng một số trung tâm giới thiệu sản phẩm và thông tin DN có khả năng XK Colophan của Việt Nam tại một số khu vực trọng điểm trên thế giới như: Mỹ, Đức, Pháp, các khu vực Châu âu, Châu phi, Châu úc...
- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với DN để DN thu thập thông tin về XK và thị trường XK.
- Thường xuyên tư vấn tổ chức cho DN XK Colophan tham gia hội chợ triển lãm ở nước ngoài, nhằm tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường. Hướng dẫn cho DN đăng ký nhãn hiệu sản phẩm độc quyền tại thị trường nước ngoài, mở showroom giới thiệu sản phẩm tại nước ngoài.
- Một trong những nguồn khác mà DN có thể tìm kiếm thông tin về thị trường XK là qua mạng Internet. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tổ chức nhà nước nào có thể giúp tư vấn cho DN một cách bài bản về cách tiến hành thương mại điện tử, đồng thời đường truyền Internet còn quá chậm, nhiều khi bị tắc nghẽn, phí dịch vụ Internet còn cao..., Chính phủ cần có biện pháp cải thiện để hiện đại hoá và hiệu quả hoá hơn nữa hoạt động thương mại điện tử của Việt Nam.
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh công tác XK là hoạt động đang được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, đẩy mạnh XK ra nước ngoài nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm trong nước, đồng thời nâng cao uy tín cũng như đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp XK.
Có thể nói những thành tựu mà Công ty CP Thông Nghệ An đạt được trong những năm qua về sản xuất kinh doanh nói chung và XK Colophan nói riêng là rất đáng khích lệ, bởi đó là sự cố gắng đồng bộ trên các mặt công tác của cán bộ công nhân viên toàn Công ty để đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo Công ty đề ra. Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động XK tại Công ty vẫn còn bộc lộ một số mặt hạn chế như : doanh số XK còn ít, công tác XK còn thấp kém so với mức tiềm năng, chất lượng mẫu mã sản phẩm chưa phong phú…. Đây là do các nguyên nhân chủ quan cũng như những mặt hạn chế khách quan tác động đến hoạt động XK của Công ty. Điều này cho thấy trong tương lai Công ty cần phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn nhằm thúc đẩy hoạt động XK của toàn Công ty sao cho có hiệu quả.
Tuy nhiên để tăng cường công tác XK, phía trước còn không ít khó khăn, thách thức và sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế xã hội. Những giải pháp cần được hình thành từ cả phía Công ty và từ phía các ban ngành liên quan cùng nhau phối hợp để đẩy mạnh hơn nữa công tác XK. Mà trước hết từ phía Công ty cần có định hướng chiến lược đúng đắn về công tác XK. Một khi đã có chiến lược đúng, DN sẽ phát triển tập trung vào hệ thống quy trình sản xuất, song song đó là tập trung nghiên cứu để có những sản phẩm chất lượng cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường; củng cố thị trường truyền thống sau đó mới tiến tới thị trường khác. Ngoài việc tập trung một số thị trường truyền thống trong khu vực cũng phải đẩy mạnh tìm kiếm
thị trường các nước phát triển để khẳng định thương hiệu của Công ty; đồng thời kiên định với thị trường bằng chính thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ phía Chính Phủ, Nhà nước sẽ góp phần tạo thuận lợi cho công tác XK của Công ty nói riêng và các DN cùng ngành khác nói chung.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020.
2. David Dapice (2002), Thành công và thất bại: lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, http//:www.fetp.edu.vn
3. Bộ Công Thương (2006), Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010.
4. Đỗ Đức Bình - Bùi Anh Tuấn, Giáo trình Kinh doanh quốc tế - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - Năm 2001.
5. Trần Văn Chu (1999), “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội”.
6. Trần Chí Thành (2002), Giáo trình Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu - NXB Thống kê.
7. TS. Lê Danh Vĩnh chủ biên ( 2006): “20 năm đổi mới cơ chế chính sách thương mại Việt Nam”.
8. Nguyễn Việt Cường (2000) “Đánh giá Xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam(1989-1997), cơ hội và thách thức”.
9. PGS, TS. Nguyễn Thị Phương Liên (2008) “Các giải pháp tài chính hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của các DN vừa và nhỏ Việt Nam”.
10. Sở Công thương tỉnh Nghệ An (2014), “Tổng kết công tác xuất nhập khẩu 2013 và triển khai nhiệm vụ 2014”
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2011) "Định hướng phát triển Xuất khẩu trên địa bàn Nghệ An giai đoạn 2011-2015” .
12. Báo kết kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty CP Thông Nghệ An (2011- 2013).
13. Báo cáo xuất khẩu của Công ty CP Thông Nghệ An
14. Dự toán mô hình xây dựng nhà máy chế biến Colophan Công ty CP Thông Nghệ An
15. Website:
http://gumrosinnghean.com : Website Công ty CP Thông Nghệ An http://www.vietrade.gov.vn : Cục Xúc tiến Thương Mại
http://tapchicongthuong.vn : Tạp chí Công Thương http://tapchithuongmai.vn : Tạp chí Thương Mại http://www.nghean.gov.vn : Sở Công thương Nghệ An