Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Colophan tại Công ty CP Thông Nghệ An (Trang 71 - 74)

7. Kết cấu luận văn

2.4.2. Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được về XK thì vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế như sau:

Thứ nhất: Mặc dù có sự tăng trưởng trong doanh thu XK Colophan hàng năm nhưng so với tổng doanh thu thì doanh thu XK Colophan vẫn còn ở mức thấp. Sản phẩm chủ yếu XK là loại hàng WW grade, trong khi những loại hàng khác chưa được chú trọng.

Thứ hai: Nhìn chung còn mặt hàng Colophan của Công ty còn thiếu tính cạnh tranh cả về mẫu mã và chất lượng. Tuy chất lượng sản phẩm sản xuất ra là đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, nhưng lại thiếu đi các loại hàng như X grade hay WG grade, điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Bên cạnh đó hình thức đóng gói còn kém đa dạng, chủ yếu đóng hàng trong thùng phi kẽm do phương thức đóng gói này nhanh và tiết kiệm được nhiều chi phí và công sức.

Thứ ba: Công ty vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của đơn vị mình. Theo đánh giá hiện nay, nhà máy sản xuất vẫn chưa đạt công suất thiết kế. Công suất hiện tại chỉ mới đạt 2/3 công suất thiết kế của nhà máy. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là loại hàng WW grade được xuất sang chủ yếu ở các nước khu vực Nam Á, các loại sản phẩm còn lại chỉ được xuất với một lượng

nhỏ chủ yếu nhập của các đơn vị sản xuất rong nước mà không tự sản xuất được. Do đó chưa phản ánh được tiềm lực XK của Công ty.

Thứ tư: Mạng lưới tiêu thụ trên thị trường quốc tế chưa ổn định và bền vững. Công ty mới chỉ có rất ít thị trường truyền thống, chủ yếu là khu vực Nam Á, công tác mở rộng thị trường XK còn yếu.

Thứ năm: Mặc dù hoạt động thúc đẩy XK đã được Công ty quan tâm chú ý nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả cao. Công ty hoàn toàn có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh XK nếu công tác thúc đẩy XK được chú trọng hơn nữa.

Thứ sáu: Hoạt động sau bán hàng còn nhiều bất cập như việc xử lý và phản hồi thông tin khách hàng còn chậm, hồ sơ làm còn nhiều sai sót, một số trường hợp giao hàng chưa đúng tiến độ, hình thức đóng gói bảo quản hàng trước khi giao còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, nhưng những kết quả những thuận lợi như trên còn rất nhỏ so với quy mô của Công ty. Còn rất nhiều những nguyên nhân khách quan cũng như những mặt hạn chế chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất XK của Công ty trong thời gian qua, có thể kể đến như sau:

+ Nguyên nhân chủ quan

- Công nghệ dây chuyền chế biến sản xuất của Công ty chưa được đầu tư nâng cấp do đó chưa thể đáp ứng hết các nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó do đặc tính theo mùa của nguồn nguyên liệu đầu vào, cho nên vào mùa lạnh Công ty phải chấp nhận bỏ thêm chi phí NK nguồn nguyên liệu từ nước ngoài để phục vụ sản xuất, đẩy giá thành Colophan của Công ty lên cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả XK.

- So với các nhà sản xuất trong khu vực và trên thế giới, Công ty còn tương đối non trẻ cả về thâm niên hoạt động cũng như kinh nghiệm sản xuất và XK. Bạn hàng còn ít nên do đó hoạt động XK chưa thể đạt mức tiềm năng.

- Bên cạnh đó công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn non kém, chưa được đầu tư đúng mức, ngoài ra Công ty chưa có một chiến lược cụ thể nhằm quảng cáo, giới thiệu và nâng cao uy tín, nằm tạo dựng thương hiệu Công ty trên thị trường thế giới cũng như chưa có một chiến lược tổng thể dài hạn cho hoạt động XK Colophan..

+ Nguyên nhân khách quan

- Hiện nay việc quảng bá giới thiệu sản phẩm của Việt Nam ra thị trường nước ngoài còn nhiều hạn chế, hầu hết các DN tự chủ động tiến hành thông qua các qua mạng thông tin, Internet với qui mô nhỏ, manh mún, chưa có chiến lược lâu dài và ổn định. Nhà nước hầu như không có hỗ trợ trong công tác này đối với hoạt động XK Colophan.

- Công ty vẫn phải chịu một khoản chi phí khá lớn như các chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các chi phí nội địa liên quan đến lô hàng XK như: Vận chuyển, nâng hạ tại cảng… còn khá cao, thủ tục hải quan còn rườm rà, các hoạt động vay vốn còn gặp nhiều thủ tục phức tạp, nguồn vốn còn ít, chưa được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và gây ra những rào cản vô hình ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường của Công ty.

Nhìn chung, tuy đã đạt được những kết quả khá khả quan trong hoạt động XK, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vẫn còn khá nhiều tồn tại cần khắc phục.

Qua những phân tích trên chúng ta thấy cần phải có định hướng một chiến lược tập trung để đẩy mạnh công tác XK của Công ty một cách có hiệu quả. Qua đó có thể giảm thiểu những khả năng bất cập trong quá trình thực hiện. Đồng thời phát huy sức mạnh tiềm năng trong Công ty. Như vậy việc thống nhất từ phương hướng và phương pháp tiến hành từ lãnh đạo Công ty tới các bộ phận chức năng của Công ty để đạt được các mục tiêu cụ thể là hết sức cần thiết và tất yếu.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU COLOPHAN TẠI CÔNG TY CP THÔNG NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN

TỚI

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Colophan tại Công ty CP Thông Nghệ An (Trang 71 - 74)