Xuất khẩu qua trung gian

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Colophan tại Công ty CP Thông Nghệ An (Trang 29 - 34)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2.2. Xuất khẩu qua trung gian

Đây là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị sản xuất Colophan không trực tiếp XK cho khách hàng nước ngoài mà thông qua người trung gian, người trung gian có thể là một hãng XK, một công ty quản lý XK hoặc đại lýXK... Hình thức này thường được các doanh nghiệp mới tham gia XK áp dụng vì chưa có nhiều hiểu biết về thị trường nước ngoài.

Ưu điểm của phương thức này đó là doanh nghiệp không cần bỏ vốn để tiến hành hoạt động quảng bá sản phẩm tìm kiếm khách hàng, bên cạnh đó mức độ rủi ro giảm đi do chuyển quyền sở hữu cho người trung gian.

Tuy nhiên, việc sử dụng trung gian bên cạnh tích cực như đã nói ở trên còn có những hạn chế đáng kể như lợi nhuận sẽ bị chia sẻ cho người trung gian. Cơ sở sản xuất không chủ động được về thị trường và phụ thuộc hoàn toàn vào đơn vị trung gian.

Xu hướng chung hiện nay là các DN sẽ chuyển từ XK gián tiếp sang XK trực tiếp bởi những lợi ích nó mang lại cho DN nhiều hơn và chỉ thông qua XK trực tiếp, DN mới thực sự từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và trưởng thành dần trong chuỗi giá trị đó.

1.2.3. Nội dung hoạt động xuất khẩu Colophan

Hoạt động XK Colophan được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu: từ nghiên cứu thị trường XK, lựa chọn hàng hoá XK, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, và hoàn thành thủ tục thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được các lợi thế đảm bảo hoạt động XK đạt hiệu quả cao nhất.

Nội dung hoạt động XK Colophan bao gồm:

a) Nghiên cứu thị trường bằng phương pháp thu thập thông tin và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường:

Nghiên cứu thị trường sản phẩm Colophan là cần trả lời một số câu hỏi sau: + Thị trường cần sản phẩm loại nào, hình thức mẫu mã ra sao?

+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm Colophan ra sao?

+ Tình hình XK Colophan ở các quốc gia trên thế giới như thế nào? + Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng?...

Có thể nói đây là hoạt động đầu tiên và đóng vai trò vô cùng quan trọng với bất kỳ DN nào khi muốn tham gia vào thị trường thế giới. Cùng với việc nghiên cứu thị trường, nhà kinh doanh còn phải nắm được điều kiện kinh tế- xã hội, pháp luật, văn hoá, tập quán buôn bán, thói quen tiêu dùng của quốc gia NK nhằm giảm tối đa những sơ xuất trong giao dịch kinh doanh.

b) Lập phương án kinh doanh:

Trên cơ sở những kết quả phân tích thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, DN lập phương án kinh doanh cho DN mình. Bao gồm:

+ Đưa ra mục tiêu và chiến lược XK

Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ sản phẩm Colophan sẽ XK thị trường đó mà đơn vị kinh doanh XK đề ra mục tiêu, chiến lược XK cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.

+ Đề ra biện pháp thực hiện.

Giải pháp thực hiện là công cụ giúp DN XK thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho DN.

+ Đánh giá hiệu quả của việc XK.

Sau khi XK cần thực hiện hoạt động đánh giá hiệu quả những khâu DN đã làm tốt, những khâu còn yếu kém nhằm giúp DN hoàn thiện hơn về quy trình XK.

c) Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng:

Đàm phán, ký kết hợp đồng XK là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động XK. Nếu đàm phán diễn ra tốt đẹp, thì kết quả của nó là hợp đồng được ký kết. Một cam kết hợp đồng sẽ là những pháp lý quan trọng, vững chắc và đáng tin cậy để các bên thực hiện lời cam kết của mình.

Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan trọng như: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị nhân sự đàm phán chuẩn bị chương trình đàm phán.

Hiện nay trong đàm phán thương mại thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản là: đàm phán qua thư tín, đàm phán qua điện thoại, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp. Nhưng đối với các DN XK Colophan tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng hai hình thức là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại, và nội dung cuộc đàm phán chủ yếu là về thỏa thuận giá cả.

Tiếp sau công việc đàm phán, các bên tiến hành ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng mua bán Colophan là một văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thảo luận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập thực hiện và chấm dứt các mối quan hệ trao đổi hàng hoá.

d) Tạo nguồn hàng cho XK

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, DN tiến hành tạo nguồn hàng XK, các DN có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể là thu gom hoặc có thể ký kết hợp đồng mua với chủ hàng, các đơn vị sản xuất.

Đối với DN sản xuất, DN tập trung sản xuất làm thành lô hàng XK với mẫu mã chất lượng như khách hàng yêu cầu. Với các DN thương mại, họ tiến hành ký kết hợp đồng mua bán với các nhà sản xuất để làm thành lô hàng XK, và XK lô hàng đó cho khách hàng nước ngoài.

Sau khi ký kết hợp đồng XK với khách hàng, nguồn hàng đã sẵn sàng, DN cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và trình tự công việc phải làm. Thông thườngtrình tự thực hiện hợp đồng gồm các bước như sau (Hình 4):

Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Đây là sơ đồ chung để tổ chức thực hiện hợp đồng XK, thực tế thì có một số bước buộc phải theo đúng thứ tự nhưng một số bước thì không cần theo đúng thứ tự trên.

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu Colophan của Doanh nghiệp

Hoạt động XK Colophan của doanh nghiệp có hiệu quả hay không được đánh giá bởi các tiêu chí sau:

- Các tiêu chí phản ánh quy mô XK: được thể hiện ở 2 khía cạnh đó là số lượng thị trường XK và số lượng hàng XK.

- Các tiêu chí phản ánh cơ cấu XK: bao gồm cơ cấu về sản phẩm XK và cơ cấu về hình thức XK.

- Các tiêu chí phản ánh hiệu quả XK:

+ Chỉ tiêu Doanh thu.

Nhận L/C Hoặc tiền đặt cọc Chuẩn bị hàng hoá XK Ký hợp đồng XK Kiểm tra

hàng hoá XK tiện vận chuyểnThuê phương

Mua bảo hiểm hàng hoá

(nếu cần) Làm thủ tục hải quan Giải quyết khiếu nại ( nếu có) Thanh toán Giao hàng lên tàu

Doanh thu từ hoạt động XK của doanh nghiệp được tính bằng công thức:

TR = P x Q

Trong đó: TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P : Giá bán hàng xuất khẩu

Q : Số lượng hàng xuất khẩu + Chỉ tiêu lợi nhuận:

Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả có tính tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là tiền đề để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao đời sống của người lao động. Lợi nhuận từ hoạt động XK là lượng dôi ra của doanh thu XK so với chi phí XK, được tính bằng công thức:

Lợi nhuận xuất khẩu (π) = TR – TC

Trong đó: TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu TC : Tổng chi phí xuất khẩu

+ Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu: là chỉ tiêu hiệu quả tương đối nó có thể tính theo hai cách:

-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

% 100

TR p= ∏

Trong đó: p : Tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu.

∏ : Lợi nhuận xuất khẩu.

TR : Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu. Nếu p > 1 thì doanh nghiệp đạt hiệu quả trong xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng Colophan tại Công ty CP Thông Nghệ An (Trang 29 - 34)