Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 85 - 99)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3.Đối với khách hàng

Rủi ro tỷ giá có thể xuất hiện tại bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp. Khi dòng tiền vào được tính theo một đồng tiền và đồng tiền ra được tính theo đồng tiền khác. Rủi ro này có thể phát sinh trong các hoạt động như xuất nhập khẩu, tín dụng, đầu tư, và ảnh hưởng đến doanh nghiệp dưới các hình thức như thiệt hại kinh tế, mất ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc giảm khả năng tự chủ về tài chính. Hậu quả cuối cùng của rủi ro này là, khi tích tụ đủ lớn, giá trị doanh nghiệp bị giảm sút. Đối với nền sản xuất mà các ngành sản xuất có sự phụ thuộc lớn vào nguyên liệu nhập khẩu như Việt Nam, tầm quan trọng của việc xác định đúng và kiểm soát rủi ro tỷ giá là đặc biệt quan trọng.

78

Nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của loại rủi ro này, doanh nghiệp có thể sử dụng một số công cụ tài chính phái sịnh như hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn,… Ở các nước phát triển, thị trường sản phẩm tài chính phái sinh đã phát triển nhiều năm, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau, đáp ứng được nhiều loại nhu cầu của các doanh nghiệp trong việc kiểm soát rủi ro tỷ giá. Các sản phẩm này thường được cung cấp bởi nhiều tổ chức tài chính, mà điển hình là các Ngân hàng và các tổ chức tài chính tạo lập thị trường. Tại Việt Nam, việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để hạn chế rủi ro về tỷ giá còn chưa phổ biến, và chỉ có một số tổ chức được phép triển khai các sản phẩm này. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các công cụ tài chính để bảo vệ mình trước những biến động khó lường của tỷ giá hối đoái. Nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá là chưa cao. Ngay cả đối với những doanh nghiệp có nhận thức về rủi ro này thì mức độ quan tâm cũng chưa sâu đến mức phải tìm hiểu và áp dụng các phương pháp hạn chế, phòng ngừa.

Nắm bắt thông tin thị trường tốt, chấp nhận thử thách, hòa nhập với những thông lệ quốc tế, biết khám phá cái mới để hoàn thiện việc kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Để thực hiện được vấn đề này, doanh nghiệp cần có sự đầu tư về nhân sự có kiến thức chuyên môn tốt, đủ chiều sâu để nắm bắt được những yêu cầu về nghiệp vụ phái sinh vốn khá phức tạp và có tính nhạy cảm. Bên cạnh đó, người lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần có sự nhạy bén trong kinh doanh, có khả năng phân tích cũng như nắm bắt thông tin và cơ hội thị trường tốt. Đội ngủ kế toán ngân hàng cũng cần có trình độ về nghiệp vụ ngoại thương và ngoại ngữ cần thiết.

Ngoài các yếu tố trên, việc thực hiện chính sách đa ngoại tệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc vận dụng nghiệp vụ phái sinh trong kinh doanh. Đồng USD có thế mạnh riêng tuy nhiên thường bị sự khống chế về lãi suất, tỷ

79

giá và sự thiếu ổn định của tỷ giá sẽ tạo ra bất lợi đối với doanh nghiệp. Trong khi đó đồng EUR, JPY,… có những thế mạnh riêng và ít chịu sự khống chế trong pháp lệnh ngoại hối.

80

KẾT LUẬN

Việt Nam được gia nhập WTO từ 07/11/2006, sự gia nhập này mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế đất nước, đặc biết đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ là một được du nhập từ nước ngoài, từ đỉnh cao của sự phát triển của nền kinh tế. Chính bới lẽ đó kinh doanh PSTT mở ra nhiều cơ hội đối với NHTM và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động kinh doanh PSTT đối với NHTM nói chung và BIDV Phú Tài nói riêng vừa là cơ hội vừa là thách thức.

Từ công việc nghiên cứu thực tế, đánh giá thực trạng sự phát triển hoạt động kinh doanh PSTT tại BIDV Phú Tài, nhận thấy sự cần thiết và tiềm năng cho sự phát triển mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp gia tăng thu nhập cho ngân hàng. Kinh doanh PSTT mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngân hàng, cho doanh nghiệp trên cơ sở kiểm soát được rủi ro ở mức an toàn nhất, tăng khả năng thanh khoản và hỗ trợ ngân hàng quản lý dòng tiền doanh nghiệp tốt hơn.

BIDV Phú tài mặc dù đã có một thời gian triển khai hoạt động kinh doanh nhóm sản phẩm mới mẻ này tuy nhiên vẫn chưa được khai thác hết khả năng có thể, chưa tận dụng hết những cơ hội để phát triển lợi thế nhằm chiếm lĩnh thị trường. Công trình nghiên cứu này với một số đề xuất, kiến nghị hy vọng sẽ góp phần giúp hoạt động kinh doanh PSTT của BIDV Phú tài sẽ có sự phát triển vượt trội, đạt được nhiều thành quả cao hơn trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh, Th.S Lê Phương Dung, Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Trường Đại học kinh tế Đà nẵng, NXB Tài chính.

[2] PGS. TS Võ Thị Thúy Anh, Bài giảng Công cụ phái sinh, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[3] Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2010 – 2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Phú Tài.

[4] Các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối,

http://tailieu.vn/doc/tai-lieu-tin-dung-ngan-hang-chuong-3- 499626.html.

[5] Nguyễn Hoài, Công cụ phái sinh – Cơ hội và rủi ro http://tailieu.vn/doc/cong-cu-phai-sinh-co-hoi-va-rui-ro-4193.html. [6] TS. Nguyễn Thị Loan, Phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam, Thứ năm 11/07/2013 10:56, - Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh – Tạp chí tài chính.

[7] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam – Chi nhánh Phú Tài, Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh 2010.

[8] Quy chế hoán đổi lãi suất, Quyết định số 62 của NHNN, 26/12/2006. [9] Tài liệu đào tạo nghiệp vụ phái sinh và hoán đổi lãi suất 2010 – 2012,

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

[10] PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống kê, 2006.

[11] Trịnh Đức Vinh, Nhận biết và tiếp cận công cụ phái sinh tài chính, – Bộ Tài chính (Tạp chí Kế toán), Tapchiketoan.com

TIẾNG ANH

[12] David A. Dubofsky & Thomas W.Miller, Derivatives - valuation and risk management, NXB Oxford, 2006.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Quy trình, thủ tục giao dịch đối với nghiệp vụ PSTT tại BIDV

Quy trình, thủ tục giao dịch CCS nhập khẩu tuân thủ theo Quy định về hoán đổi lãi suất ban hành kèm theo Quyết định số 7616/QĐ-KDV2 ngày 31/12/2009 và Quyết định số 5067/QĐ-KDV2 ngày 04/10/2010 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Thủ tục đăng ký giao dịch:

-Vào ngày giao dịch, Chi nhánh gửi công văn đề nghị thực hiện giao dịch theo mẫu lên Hội sở chính (qua Ban V&KDV).

-Sau khi Ban V&KDV thông báo kết quả phê duyệt chấp thuận cho chi nhánh thực hiện giao dịch CCS với khách hàng, chi nhánh gửi đầy đủ các giấy tờ giao dịch liên quan đến Ban V&KDV trước 16h ngày hiệu lực của giao dịch đó.

Cơ chế về lãi suất, tỷ giá

-Về tỷ giá: Tỷ giá hoán đổi căn cứ trên tỷ giá bán giao ngay tại ngày giao dịch theo báo giá của Hội sở chính (Ban V&KDV).

-Về lãi suất: Chênh lệch lãi suất USD-VND trong giao dịch CCS nhập khẩu theo báo giá của Hội sở chính tại thời điểm giao dịch.

Cơ chế phân bổ thu nhập cho chi nhánh

Chi nhánh được hưởng 100% thu nhập dịch vụ trong các giao dịch CCS nhập khẩu. Trong đó thu nhập về lãi suất, Chi nhánh được hưởng toàn bộ chênh lệch giữa lãi suất trong giao dịch với khách hàng và lãi suất trong giao dịch nội bộ với HSC. Thu nhập về tỷ giá, Chi nhánh được hưởng toàn bộ chênh lệch giữa tỷ giá Hội sở chính chào chi nhánh và tỷ giá chi nhánh chào khách hàng.

Luồng tiền phát sinh trong giao dịch CCS USD/VND nhập khẩu giữa CN-KH (1) và HSC-CN (2) như sau:

-Ban đầu (vào ngày giá trị hợp đồng CCS nhập khẩu): Không phát sinh luồng tiền trong cả giao dịch (1) và giao dịch (2):

-Định kỳ / cuối cùng (vào ngày đáo hạn hợp đồng CCS nhập khẩu):

Chú thích: α% là phần chênh lệch lãi suất chi nhánh được hưởng.

Luồng tiền giao dịch được thiết kế phù hợp với kế hoạch thanh toán ngoại tệ USD trong tương lai của khách hàng nhập khẩu.

Tiền lãi USD(y%) Tiền lãi USD(y%)

Tiền lãi VND(x%-α%) Tiền lãi VND(x%)

BIDV HO Chi nhánh Khách hàng Tiền gốc VND Tiền gốc VND Tiền gốc USD Tiền gốc USD

PHỤ LỤC 2

Một số sản phẩm PSTT đặc thù của BIDV

Sản phẩm đầu tư cơ cấu (sản phẩm được thiết kế theo nhu cầu chuyên biệt)

TIỀN GỬI CƠ CẤU (STRUCTURED DEPOSIT)

Khái niêm: Là các sản phẩm đầu tư có yếu tố phái sinh kèm theo giúp

đem lại cho nhà đầu tư cơ hội kiếm được mức sinh lời cao

thông thường. Các yếu tố phái sinh có thể bao gồm tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hàng hoá… hoặc kết hợp giữa các yếu tố này.

Hình thức giao dịch:

 Tiền gửi cơ cấu (Structured deposit)  Giấy tờ có giá cơ cấu (Structured Note) Đặc điểm sản phẩm:

 Một công cụ đầu tư cung cấp lãi suất tiềm năng có thể cao hơn so với tiền gửi bình thường

 Có yếu tố phái sinh kèm theo (rủi ro) giúp đem lại lợi nhuận tiềm năng cao

 Các yếu tố phái sinh có thể bao gồm tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hàng hoá… hoặc kết hợp.

 Có thể có bảo lãnh vốn gốc hoặc không có bảo lãnh vốn gốc hoặc bảo lãnh một phần vốn gốc.

 Kỳ hạn cố định, <12 tháng hoặc >=12 tháng. Sản phẩm liên kết với tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hoá thường có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng và liên kết với lãi suất thường có kỳ hạn ít nhất từ 6 tháng trở lên.

 Với dạng giấy tờ có giá (Note), có thể được giao dịch dù thị trường thứ cấp chưa kinh doanh sản phẩm trên.

 Giao dịch phái sinh: Tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, tín dụng.

Các loại sản phẩm đầu tư cơ cấu

 Tiền gửi cơ cấu/giấy tờ có giá cơ cấu liên kết với tỷ giá hối đoái;  Tiền gửi cơ cấu/giấy tờ có giá cơ cấu liên kết với lãi suất;

 Tiền gửi cơ cấu/giấy tờ có giá cơ cấu liên kết với giá cả hàng hoá;  Tiền gửi cơ cấu/giấy tờ có giá cơ cấu liên kết với tín dụng;

 Kết hợp.

Loại đồng tiền: các loại ngoại tệ mạnh hoặc VND

 Tiền gửi cơ cấu/giấy tờ có giá cơ cấu liên kết biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hoá tài chính và phi tài chính

 Kỳ hạn cố định, < 12 tháng hoặc >=12 tháng. Sản phẩm liên kết

với tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hoá thường có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng và liên kết với lãi suất thường có kỳ hạn ít nhất từ 6 tháng trở lên. Nếu có kỳ hạn dài có thể kèm theo điều kiện là BIDV có quyền chuyển trả khoản tiền gửi trước hạn vào các thời điểm được xác định trước khi giao dịch, thường là hàng quý hoặc bán niên.

Có thể có bảo lãnh vốn gốc hoặc không có bảo lãnh vốn gốc hoặc

bảo lãnh một phần vốn gốc tuỳ theo nhu cầu khách hàng.

 Số tiền đầu tư tối thiểu: thường 1 triệu USD quy đổi (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu giao dịch dưới 1 triệu USD, BIDV sẽ thực hiện xem xét theo từng trường hợp cụ thể)

Lợi ích của Khách hàng:

 Tiềm năng gia tăng thu nhập

 Cơ chế linh hoạt theo nhu cầu chuyên biệt

 Sự linh hoạt trong việc kết hợp các trạng thái trong nhiều loại tài sản khác nhau

 Có khả năng thanh khoản cao (giấy tờ có giá cơ cấu)

TƯ VẤN KHÁCH HÀNG

 Khách hàng cũng cần cân nhắc một số câu hỏi liên quan đến rủi ro  Sản phẩm có bảo lãnh vốn gốc hay chỉ bảo lãnh một phần vốn gốc?  Kỳ hạn có cố định hay không?

 Rủi ro tái đầu tư là gì?

 Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì?

 Sản phẩm có phù hợp với nhận định về thị trường của Khách hàng hay không?

Khách hàng cũng cần cân nhắc một số câu hỏi liên quan đến rủi ro

 Sản phẩm có bảo lãnh vốn gốc hay chỉ bảo lãnh một phần vốn gốc?  Kỳ hạn có cố định hay không?

 Rủi ro tái đầu tư là gì?

 Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là gì?

 Sản phẩm có phù hợp với nhận định về thị trường của Khách hàng hay không?

HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ CHÉO (CROSS CURRENCY SWAP)

Giới thiệu về giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo hay giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền (Cross currency swap - CCS)

Khái niệm: Là giao dịch hoán đổi lãi suất với việc trao đổi các dòng tiền trong tương lai bằng hai loại tiền tệ khác nhau giữa hai bên đối tác giao dịch.

Cơ chế sản phẩm: Trong giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo (CCS)

thường có việc trao đổi lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền sang lãi (theo lãi suất cố định hoặc thả nổi) của một đồng tiền khác. Số

tiền gốc trong giao dịch có thể được hoán đổi vào đầu kỳ (nếu có), và/hoặc giảm dần/tăng dần trong kỳ, và vào cuối kỳ theo tỷ giá ngoại hối giao ngay được thống nhất tại thời điểm ban đầu khi thực hiện giao dịch.

• CCS thường được người đi vay sử dụng để tiếp cận thị trường nợ nước ngoài và phòng ngừa những khoản vay sang đồng tiền nội địa.

• Đặc điểm quan trọng nhất của CCS là việc trao đổi tiền gốc (cả khi ban đầu và lúc kết thúc) sẽ tiến hành theo tỷ giá ngoại hối giao ngay tại thời điểm ban đầu khi thực hiện giao dịch.

Lợi ích của khách hàng:

 Công cụ phòng chống rủi ro lãi suất và tỷ giá hiệu quả, đặc biệt trong các dự án lớn, kỳ hạn dài.

 Tạo sự linh hoạt trong cân đối nguồn vốn, giúp cho khách hàng chuyển đổi nguồn vốn từ đồng tiền này sang đồng tiền khác, đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

 Giúp giảm bớt chi phí vốn khi chuyển từ đồng tiền lãi suất cao sang đồng tiền lãi suất thấp hoặc giảm chi phí vốn khi có nhận định thị trường đúng.

1. Khái niệm:Là giao dịch hoán đổi lãi suất trong đó các bên cam kết định kỳ thanh toán cho bên kia khoản tiền lãi tính theo một loại lãi suất thả nổi hoặc cố định bằng cùng một đồng tiền trên cùng một khoản tiền gốc danh nghĩa nhất định.

2. Lợi ích của khách hàng:

• Phòng ngừa, hạn chế rủi ro do biến động của lãi suất thị trường.

• Giúp chuyển đổi tài sản nợ, tài sản có từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định và ngược lại.

• Giúp tái cơ cấu danh mục nợ mà không phát sinh thêm những khoản nợ mới.

• Giúp giảm được chi phí vay vốn trong trường hợp khách hàng có nhận định đúng về xu hướng biến động lãi suất trong tương lai.

3. Nhược điểm:

• Khách hàng phải chịu chi phí ban đầu khi lãi suất trên thị trường thấp hơn so với lãi suất hoán đổi

• Trong trường hợp diễn biến lãi suất trên thị trường giảm, khách hàng phải trả chi phí cơ hội cho việc thực hiện giao dịch Hoán đổi lãi suất một đồng tiền.

4. Tình huống áp dụng thực tế: Khách hàng Ahiện đang

vay Chi nhánh BIDV số tiền100 tỷ VNDvới lãi suất thả nổi theolãi suất tiết kiệm bình quân của 4 NHQDcho kỳ hạn

03 năm, lãi trả bán niên (6 tháng / lần)

Rủi ro của khách hàng A: Việc đi vay nguồn vốn bằng

VND với lãi suất thả nổi khiến Khách hàng A sẽ gặp rủi ro lãi suất trung dài hạn trong trường hợp lãi suất VND trên thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 85 - 99)