Phát triển trong công tác triển khai sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 71 - 74)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.3. Phát triển trong công tác triển khai sản phẩm

Sản phẩm dịch vụ thông qua nghiệp vụ phái sinh của BIDV được xây Đa dạng hóa sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp, tăng cạnh tranh.

Đánh giá sự phát triển trong việc triển khai các sản phẩm qua các năm của BIDV Phú Tài; so sánh danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh với mục đích tìm được thế mạnh của mình để khai thác tốt hơn.

Sản phẩm BIDV Việt Nam thiết kê hằng năm khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên vì một số nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan dẫn đến việc triển khai các sản phẩm tại chi nhánh còn chậm, chưa bắt kịp sự phát triển của hội sở và thị trường. Chi nhánh cần chủ động thường xuyên phối hợp với HSC để nhận được tư vấn và cập nhật thông tin thị trường, giá cả (lãi suất, tỷ giá) để sản phẩm có sức cạnh tranh.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tín dụng, bảo lãnh đặc biệt là tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh doanh sản phẩm phái sinh tiền tệ đối với ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Phú Tài nói riêng.

Cạnh tranh về giá: Một doanh nghiệp lành mạnh luôn chú trọng giảm chi phí trog kinh doanh. Do đó, khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, một trong những vấn đề đầu tiên doanh nghiệp quan tâm là mức phí dịch vụ. Chính vì

64

vậy BIDV nên có chính sách linh hoạt về phí nhằm giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới.

Bên cạnh mức phí hấp dẫn thì BIDV cần khai thác các thế mạnh vốn có của ngân hàng như: Uy tín trong thanh toán, sự chuyên nghiệp của đội ngủ cán bộ, thông tin chuẩn xác; hay sự nhạy bén và quyết đoán của người lãnh đạo sẽ tăng độ tin cậy đối với khách hàng, giúp khách hàng mạnh dạn lựa chọn các sản phẩm do ngân hàng cung cấp.

Ngoài ra các yếu tố nêu trên, BIDV Phú Tài cũng cần tăng cường tiếp cận và có chương trình chăm sóc khách hàng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Thông tư 03/2012/TT-NHNN được ban hành theo hướng thu hẹp và quản lý chặt chẽ hơn đối tượng được phép vay ngoại tệ. Doanh nghiệp chỉ được phép vay ngoại tệ khi thỏa mãn đầy đủ cả 2 điều kiện:

- Có nhu cầu thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. - Có đủ nguồn thu sản xuất kinh doanh để trả nợ vay trực tiếp.

Như vậy đối tượng được phép vay ngoại tệ chỉ giới hạn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ không thể vay USD trực tiếp mặc dù có nguồn thu USD từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

BIDV Phú Tài cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, từ sự hỗ trợ của hội sở chính để hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng tiếp cận được sản phẩm. BIDV luôn có các chính sách động viên thúc đẩy phát triển các sản phẩm, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm mục tiêu. PSTT là sản phẩm thuộc nhóm được BIDV chú trọng phát triển nên có nhiều chính sách nhằm động viên tinh thần, tạo động lực đối với cán bộ. Cơ chế về chính sách động lực đối với nhóm sản phẩm PSTT:

* Chi thưởng theo khách hàng:

65

hàng mới giao dịch các sản phẩm phái sinh tài chính. KH mới được hiểu là KH chưa giao dịch lần nào hoặc ngừng giao dịch trong năm 2010, 2011.

* Mức thưởng: 20 triệu VND/khách hàng mới đối với chi nhánh.

Đối với cán bộ, BIDV có cơ chế thưởng khá hấp dẫn nhằm kích thích sự tăng trưởng nghiệp vụ mới, cụ thể như:

+ Lãnh đạo phòng, cán bộ trực tiếp giao dịch sản phẩm phái sinh tài chính tại chi nhánh.

+ Lãnh đạo chi nhánh, cán bộ liên quan tại các bộ phận hỗ trợ giao dịch.

* Mức thưởng được áp dụng:

Tối thiểu 40% tổng số tiền thưởng phân bổ cho Lãnh đạo Phòng và cán bộ trực tiếp giao dịch; tối đa 60% phân bổ cho Lãnh đạo chi nhánh phụ trách nghiệp vụ phái sinh và cán bộ liên quan tại bộ phận hỗ trợ giao dịch.

Ngoài sự hỗ trợ của BIDV trung ương về cơ chế động lực, chi nhánh Phú Tài còn có một số ưu thế khác:

- Đội ngủ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi.

- Sự mạnh dạn và tính quyết đoán của lãnh đạo trong công việc cao. - Khách hàng của chi nhánh có trên 70% là doanh nghiệp xuất nhập khẩu do đó việc phát triển quy mô trong kinh doanh phái sinh tiền tệ rất thuận lợi.

+ Qui định 1452 của NHNN: Cho phép các ngân hàng TM thực hiện nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi giữa các loại ngoại tệ.

+ Công văn của NHNN cho phép BIDV thực hiện option ngoại tệ/tiền đồng.

Chính sách động lực từ hội sở chính là nguồn động viên thiết thực để cán bộ tích cực triển khai phát triển khách hàng.

66

vậy BIDV Phú Tài cần có cuộc cach mạng nhằm hoàn thiện hơn trong từng bộ phận, từng công đoạn để có kết quả khả quan hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)