Đối với NH ĐT&PT Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 81 - 85)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2.Đối với NH ĐT&PT Việt Nam

Trong tình hình tỷ giá hối đoái ngoại tệ biến động như hiện nay, rủi ro trong giao dịch bằng đồng ngoại tệ có chiều hướng tăng đặc biệt trong những hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy vai trò của các

74

NHTM rất quan trọng trong việc kết hợp triển khai các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ và từng bước tư vấn, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư của mình.

Xét về mặt khách quan thì về phía các NHTM có lợi, mặt khác lại bảo vệ được rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong thị trường giao dịch hiện nay, việc ứng dụng các công cụ vẫn còn rất mới, chưa được sử dụng rộng rãi bởi tập quán trong giao dịch của các doanh nghiệp với các NHTM vẫn còn nằm trong phạm vi hạn hẹp.

Cần phát triển hơn nữa về chiều rộng và chiều sâu các công cụ này bằng cách chuẩn bị các điều kiện để có thể thực hiện các giao dịch này với khách hàng.

Tăng cường hội thảo, tư vấn khách hàng theo chuyên đề về những lợi ích mang lại của công cụ tài chính phái sinh tiền tệ để mở rộng khách hàng áp dụng.

Tư vấn cho DN phân tích, đánh giá nhiều yếu tố để có quyết định về mặt tài chính thông qua các sản phẩm phái sinh vì việc lựa chọn các sản phẩm phái sinh một mặt mang lại lợi ích cho DN, nhưng DN cần phải hiểu biết về sản phẩm và có biện pháp bảo hiểm rủi ro đi kèm.

Nghiên cứu các sản phẩm, công cụ tài chính phái sinh tiền tệ của các NH trên thế giới, của chi nhánh NH nước ngoài tại Việt Nam và các NHTM có thế mạnh về hoạt động này để áp dụng phù hợp.

Tăng cường hoạt động phân tích, dự báo, giám sát rủi ro thông qua hệ thống hạn mức để giới hạn mức lỗ, ghi nhận kế toán, hạn chế tổn thất cho NH do thực hiện các giao dịch phái sinh.

Đầu tư phát triển nguồn lực, cơ cấu tổ chức, nghiên cứu kinh nghiệm của các NH khác để khi đủ điều kiện có thể triển khai có lộ trình từ thí điểm đến mở rộng, góp phần đáp ứng nhu cầu khách hàng, đa dạng hóa nghiệp vụ

75

và nâng cao thu nhập cho toàn hệ thống.

Hiểu được, ứng dụng được các công cụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các NHTM thì việc mang những dịch vụ này đến các doanh nghiệp cần một chặng đường khá dài trong việc tiếp cận các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến giao dịch ngoại hối, các NHTM cần tổ chức những buổi hội thảo để giới thiệu và tư vấn loại hình dịch vụ mới này nhằm mục đích vừa nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá vừa giúp cho các doanh nghiệp hiểu biết và quen dần về các công cụ phái sinh ngoại hối. Cũng như đối với các doanh nghiệp, những quyền lợi và tính ưu việt trong việc lựa chọn các loại hình giao dịch hối đoái trong giao dịch kinh doanh và sử dụng các công cụ phái sinh doanh nghiệp có được sự lựa chọn về tỷ giá mong muốn sẽ thu hút được sự quan tâm từ các doanh nghiệp hơn.

Mặt khác, các BIDV Việt Nam cũng cần có chính sách đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ trực tiếp kinh doanh trên thị trường hối đoái quốc tế về các công cụ phái sinh nói chung và phái sinh ngoại hối nói riêng, vì đây là những sản phẩm mới, phức tạp cả về lý thuyết lẫn thực tiễn áp dụng.

Ngoài ra cần trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm về thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ quốc tế, kỹ năng phân tích kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối, phân tích cơ bản trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin để dự đoán xu hướng diễn biến của thị trường nhằm sử dụng các công cụ phái sinh một cách hiệu quả nhất.

Thông qua đó để có thể tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ cho các doanh nghiệp hiểu biết hơn về thị trường ngoại hối, cán bộ giao dịch phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Ngoài ra họ còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế.

76

Bên cạnh điều kiện về trình độ cán bộ thì vấn đề công nghệ ngân hàng cũng là điều kiện cần thiết để ứng dụng nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Vì các công cụ phái sinh nói chung và công cụ phái sinh ngoại hối nói riêng được xây dựng trên cơ sở sử dụng các thuật toán phức tạp để dự đoán về các khả năng biến động của tỷ giá hối đoái trong tương lai.

Ngoài ra, nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường ngoại hối quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về tài chính và kỹ thuật để hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh nói chung và công cụ quyền chọn ngoại hối, công cụ tương lai ngoại hối nói riêng.

BIDV Việt Nam cũng nhận thức được rằng thách thức trong quá trình hội nhập là rất lớn và ngày càng phức tạp nhưng nếu đẩy nhanh việc ứng dụng các công cụ phái sinh tiền tệ sẽ giúp ngành ngân hàng phòng ngừa rủi ro về tỷ giá và tận dụng được cơ hội để phát triển, qua đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Phát triển hệ thống sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng và bắt kịp thị trường; cơ chế động lực rõ ràng, gắn liền với kết quả đạt được của từng cán bộ quan hệ khách hàng.

Chính sách về phí: Phí dịch vụ là vấn đề mà khách hàng rất quan tâm khi lựa chọn các sản phẩm dịch vụ. Việc đưa ra một biểu phí phù hợp, hài hòa giữa lợi ích khách hàng và ngân hàng cũng như có sự tương xứng giữa chi phí phải bỏ ra và những rủi ro có thể phòng ngừa là điều cần thiết, giúp khách hàng mạnh dạn lựa chọn sản phẩm phù hợp.

77

một biểu phí mà trong đó việc khách hàng chọn các sản phẩm dịch vụ khác nhau thì chi phí không có sự cách biệt quá lớn cũng có một ý nghĩa quan trọng để phát triển những sản phẩm được xem là mới, chưa được phát triển. Thực hiện được điều này, sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ được khai thác tốt hơn.

Đề xuất giải pháp về công nghệ:

- Nâng cấp phân hệ Treasury của Silverlake

- Mua giải pháp công nghệ Front-to-back của Reuters

- Tham gia thực hiện: Ban quản lý dự án HĐH SIBS, TT CNTT Giải pháp về con người:

- Nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn của cán bộ tham gia trực tiếp (Front-Middle).

- Marketing nội bộ là giải pháp quan trọng vì chính cán bộ của ngân hàng là đối tượng đưa sản phẩm ra thị trường vì vậy TW cần giới thiệu đến cán bộ ngân hàng thật tốt.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 81 - 85)