7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. TỔNG QUAN VỀ NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI
2.1.1. Lịch sử hình thành
a. Lịch sử hình thành ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam
BIDV Việt Nam thành lập ngày 26/04/1957. Là Ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối và đi đầu tại Việt Nam trong các sản phẩm tài chính phái sinh như hoán đổi lãi suất một đồng tiền, hoán đổi tiền tệ chéo, quyền chọn tiền tệ, tiền gửi cơ cấu. Quy mô: Tổng tài sản lên đến 370,000 tỷ đồng tương đương với 17 tỷ USD (Cập nhật báo cáo thường niên 2011). Tổng số chi nhánh, phòng giao dịch, đơn vị trực thuộc khoảng 650 đơn vị với trên 16.000 nhân viên.
Một số giải thưởng đã đạt được của BIDV từ 2005 đến nay:
Thương hiệu tốt nhất năm 2005 (Giải thưởng Sao vàng đất Việt). Giải thưởng ADFIAP do Hiệp hội các định chế tài chính Châu Á Thái Bình Dương trao tặng năm 2007.
Giải thưởng Trái phiếu đồng nội tệ tốt nhất khu vực do Tạp chí Financial Asia trao tặng năm 2006.
Giải thưởng Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ ngoại hối tốt nhất năm 2007, 2008 và 2009 do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí Asiamoney.
Cúp vàng “Hội nhập kinh tế Quốc tế”bdo Uỷ ban về hợp tác kinh tế quốc tế trao tặng.
Giải thưởng Doanh nghiệp lớn ứng dụng Công nghệ thông tin hiệu quả nhất 2010 do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng.
29
b. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Tài
Thành lập 17/07/2006, được tách ra từ Chi nhánh cấp 2 thuộc BIDV Chi nhánh Bình Định.
Tổng tài sản: 7.500 tỷ VND (số liệu đến 31/12/2013).
Quy mô: 18 phòng ban, trong đó có 8 phòng giao dịch trãi khắp các huyện và thành phố thuộc tỉnh Bình Định.
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Giai đoạn 2010 – 2012
Là một Chi nhánh đứng đầu khu vực Miền Trung và Duyên Hải với tổng tài sản lên đến 7.500 tỷ và trên 150 cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình, BIDV Chi nhánh Phú Tài là một trong các Chi nhánh tiên phong năng động trong việc triển khai sản phẩm mới. Với số lượng lớn khách hàng là các doanh nghiệp chuyên về ngành gỗ, khoáng sản, phân bón với doanh số xuất nhập khẩu cao. Năm 2007, BIDV Chi nhánh Phú tài đã triển khai PSTT. Trong thời gian 5 năm triển khai, BIDV Phú Tài luôn là Chi nhánh dẫn đầu toàn ngành trong kinh doanh PSTT. Năm 2011, lợi nhuận đạt được từ kinh doanh SPPS của BIDV Phú Tài lên đến 14,7 tỷ đồng, chiếm 10% lợi nhuận của Chi nhánh. Từ 2007 đến nay, hoạt động kinh doanh PSTT tại BIDV đã không ngừng phát triển, luôn dẫn đầu hệ thống.
Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Phú Tài giai đoạn 2010 – 2012 (Đvt: tỷ VND) Năm Tổng tài sản Dư nợ tín dụng Duy động vốn Thu dịch vụ ròng Lợi nhuận trước thuế 2010 5,879 4,723 1,580 30,2 131 2011 6,871 6,107 1,927 47,1 144 2012 7,573 6,856 2,231 32,5 97
30
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI TẠI NH TMCP ĐT&PT VIỆT NAM – CN PHÚ TÀI
Hoạt động kinh doanh PSTT được BIDV Phú Tài triển khai từ năm 2007 và phát triển mạnh mẽ giai đoạn 2009 – 2011. Tuy nhiên trong những năm 2012, 2013 do ảnh hưởng của cơ chế cấp tín dụng từ phía NH ĐT&PT Việt Nam, yếu tố nội tại của chi nhánh cũng như một số chính sách tiền tệ của NHNN đã có sự ảnh hưởng dẫn đến việc sút giảm nhiều về doanh số hoạt động cũng như lợi nhuân đạt được từ kinh doanh PSTT.
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh phái sinh tiên tệ tại các NHTM Việt Nam các NHTM Việt Nam
Thứ nhất, cơ sở pháp lý liên quan đến sự phát triển các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại Việt Nam.
Trên cơ sở Luật Các TCTD, Pháp lệnh Ngoại hối, NHNN đã ban hành các quy định làm nền tảng cho triển khai các công cụ tài chính phái sinh, tỷ giá giao dịch và quy định nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro đối với các ngân hàng thông qua yêu cầu về trạng thái ngoại hối.
Từ năm 1999, NHNN Việt Nam đã ban hành quy định tạo điều kiện cho sự ra đời của công cụ tài chính phái sinh tại Việt Nam theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN 7 ngày 25/2/1999 về Giao dịch kỳ hạn. Theo đó, các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN.
Giao dịch hoán đổi đã có cơ sở pháp lý từ những năm 90, cụ thể là Quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 893/2001 /QĐ-NHNN ngày 17/7/2001. Tiếp đến là Quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được
31
sử dụng công cụ hoán đối lãi suất. Hoán đổi lãi suất được thực hiện đối với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng với DN vay vốn tại NH; giữa NH với những DN vay vốn tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác, kể cả vay vốn nước ngoài; giữa các NH trong nước với nhau và giữa các NHTM trong nước với các TCTD nước ngoài.
Giao dịch quyền chọn tiền tệ được thực hiện theo Quyết định số 1452/2004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, chỉ bao gồm giao dịch giữa các ngoại tệ (không liên quan đến VND). Đối tượng được tham gia giao dịch hối đoái bao gồm TCTD được phép, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, cá nhân và NHNN Việt Nam. TCTD được duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn không có giao dịch đối ứng tối đa là 10% so với vốn tự có. Cũng trong Quyết định này, các TCTD không được mua quyền chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân mà họ chỉ được phép bán quyền chọn cho các đối tượng này mà thôi.
Về tỷ giá giao dịch, Quyết định số 648/2004 do Thống đốc NHNN ban hành ngày 28/5/2004 quy định kì hạn của giao dịch kỳ hạn (Forward) và giao dịch hoán đổi (Swap) có thời hạn từ 3 ngày đến 365 ngày với tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở: (i) Tỷ giá giao ngay của ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố; và (iii) kì hạn của hợp đồng.
Các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ, từ đó, làm phát sinh trạng thái ngoại tệ trường (dương) hoặc đoản (âm). NHTM sẽ có khả năng rủi ro khi duy trì trạng thái ngoại tệ mở và tỷ giá trên thị trường biến động. Để kiểm soát và giới hạn rủi ro cho NHTM, Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 7/10/2002 và Quyết định 1168/2003/QĐ-NHNN ban hành ngày 2/10/2003 quy định giới hạn trạng thái
32
ngoại tệ đối với các NHTM Việt Nam, ngân hàng liên doanh và công ty tài chính. Theo đó, các ngân hàng phải thực hiện tổng trạng thái ngoại tệ dương hoặc âm cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của mình.
Thứ hai, các NHTM Việt Nam đã triển khai thực hiện kinh doanh ngoại tệ và đã có lợi nhuận
Phần lớn các NHTM Việt Nam đã triển khai hoạt động thanh toán quốc tế đi kèm với hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng xuất nhập khẩu, cá nhân, chủ yếu là nghiệp vụ giao ngay và đã có thu nhập thuần từ mua, bán ngoại tệ.
Bảng 2.2. Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trên tổng lợi nhuận tại một số NHTM
Ngân hàng 2007 2008 2009 2010
VCB 11,11 31,61 18,35 10,25
BIDV 6,89 33,64 5,79 3,20
Eximbank 22,14 65,42 8,83 0,66
Sacombank 6,37 45,95 14,44 7,00
Nguồn: Tổng hợp từ BC thường niên các NHTM. Thứ ba, một số NHTM Việt Nam đã triển khai thực hiện các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ và có sự tăng trưởng về doanh số thực hiện qua các năm.
Song song với thực hiện kinh doanh tiền tệ phục vụ đáp ứng nhu cầu mua, bán ngoại tệ với khách hàng, một số NHTM Việt Nam đã thực hiện kinh doanh ngoại tệ tự doanh (VCB, Eximbank, BIDV, ACB, Nam Á, Techcombank, Agribank, Quân đội, Sacombank...) và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn.
Bên cạnh đó, để kiểm soát và ngăn ngừa, hạn chế rủi ro các NHTM cũng đã xây dựng các hệ thống hạn mức như hạn mức/một giao dịch, hạn mức
33
lỗ/một giao dịch, trạng thái mở trong ngày, trạng thái mở qua đêm đối với từng chức danh và báo cáo trạng thái ngoại tệ theo quy định của NHNN.
Thứ tư, một số NHTM Việt Nam đã triển khai kết hợp công cụ tài chính phái sinh có sự kết hợp với các sản phẩm, dịch vụ khác như cho vay, bảo hiểm tỷ giá, lãi suất tạo tiện ích cho khách hàng, đã được các khách hàng (DN) tham gia tích cực.
Một số NHTM đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phái sinh kết hợp nhiều tiện ích đã thu hút được DN Việt Nam sử dụng, thích hợp với điều kiện lạm phát và tỷ giá biến động thường xuyên. Cụ thể các sản phẩm quyền chọn/tương lai/hoán đổi đối với ngoại tệ và vàng tại một số NHTM như Vietcombank, ACB, BIDV, Techcombank, Eximbank, Vietinbank, Agribank…
2.2.2. Đặc điểm của khách hàng
BIDV Phú Tài thuộc khu vực duyên hải miền trung có nhiều doanh nghiệp xuất/nhập khẩu các mặt hàng lâm sản, nông sản, khoáng sản và chế biến thức ăn gia súc. Hiện chi nhánh có gần đến 100 doanh nghiệp quan hệ tín dụng kinh doanh thuộc các lĩnh vực nói trên. Với nền khách hàng hiện tại và tiềm năng trong tương lai, việc phát triển hoạt động kinh doanh PSTT là một định hướng phù hợp với cơ hội thành công cao.
Khu kinh tế mở Nhơn Hội, cảng nước sâu Quy Nhơn và dự án lọc dầu Nhơn Hội với tổng giá trị đầu tư lên đến 28 tỷ USD vừa được chính thức thông qua những ngày đầu tháng 1/2014 hứa hẹn thị trường tài chính nói chung và kinh doanh PSTT nói riêng sẽ được mở rộng trong thời gian tới ở địa phương giúp BIDV có cơ hội phát triển mở rộng đối tượng khách hàng.
2.2.3. Đặc điểm của thị trường
Mức độ cạnh tranh: Bên cạnh lợi thế về nền khách hàng của mình, BIDV Phú tài còn có được lợi thế từ địa phương. Với chủ trương phát triển
34
kinh tế địa phương, Tỉnh Bình Định thời gian qua đã mở thêm nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp và luôn tích cực mời chào các nhà đầu tư đến với Bình Định. Do đó tiềm năng phát triển nghiệp vụ phái sinh tiền tệ đối với các ngân hàng trên địa bàn rất khả quan.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện nay đã có trên 20 ngân hàng hoạt động, con số này đối với những năm 2005 trở về trước được xem là nhiều tuy nhiên vẫn còn khá khiêm tốn so với các thành phố lớn trên toàn quốc. Trong số các ngân hàng mở chi nhánh hoạt động tại Bình Định thì đa số với mục đích khai thác thị trường huy động vốn. Tham gia thực hiện nghiệp vụ phái sinh chỉ một số ngân hàng quốc doanh lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV do đó mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong kinh doanh PSTT không quá cao.
Khả năng cạnh tranh:
Đối với địa bàn, BIDV Phú Tài có vị thế khá mạnh, bên cạnh đó vị thế nằm ngay khu công nghiệp với nền khách hàng truyền thống chuyên các ngành xuất nhập khẩu nông, lâm sản, khai thác khoáng sản như Titan, đá granite, các doanh nghiệp kinh doanh phân bón, hóa chất dầu khí và chế biến thức ăn gia súc nên BIDV Phú Tài có khả năng cạnh tranh khá vững mạnh.
Ban lãnh đạo chi nhánh là đội ngủ trẻ, tuổi bình quân của ban lãnh đạo chỉ ở mức 37 – 40 tuổi, do đó có thể xem BIDV Phú Tài có một bộ máy lãnh đạo rất năng động, chấp nhận thử thách và ý tưởng táo bạo trong kinh doanh, giúp BIDV Phú Tài có năng lực cạnh tranh cao so với các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn.
Sự hỗ trợ từ hội sở chính luôn quan tâm đầu tư cho các chi nhánh trẻ mới thành lập cũng là lợi thế đối với chi nhánh.
2.2.4. Các sản phẩm PSTT của BIDV
35
ích đã thu hút được doanh nghiệp sử dụng, thích hợp với điều kiện lạm phát và tỷ giá biến động thường xuyên, điển hình như một số sản phẩm phái sinh đã được triển khai như:
Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ, với sản phẩm này khách hàng được ngân hàng cho vay bằng VND với lãi suất ngoại tệ (số tiền cho vay này sẽ được xác định trước bằng một giá trị ngoại tệ khi ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân), khi thực hiện hợp đồng tín dụng, khách hàng trả nợ vay, lãi vay bằng VND theo tỷ giá ngoại tệ vào ngày trả nợ. Tham gia sản phẩm này khách hàng sẽ có lợi khi trả nợ, tỷ giá ngoại tệ giảm so với tỷ giá lúc ký kết hợp đồng tín dụng.
Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ có bảo hiểm tỷ giá: Sản phẩm này giống như sản phẩm trên nhưng ngân hàng có thực hiện bảo hiểm tỷ giá cho DN, cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng trên 2% hoặc 3% so với tỷ giá tại thời điểm giải ngân thì khách hàng chỉ phải thanh toán cho ngân hàng số tiền VND tương ứng với mức tăng tỷ giá 2% - 3%, phần vượt ngân hàng chịu. Với sản phẩm này, khách hàng có thể tính toán được trước mức tối đa mà khách hàng phải thanh toán do tỷ giá tăng.
Các sản phẩm dịch vụ đã được triển khai tại BIDV Phú Tài:
a. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
BIDV đưa ra một số quy định đối với hợp đồng kỳ hạn áp dụng cho toàn hệ thống như sau:
Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân.
Đặc điểm:
- Tỷ giá được xác định vào thời điểm giao dịch.
- Khối lượng giao dịch: Không giới hạn, theo nhu cầu của khách hàng. - Đồng tiền giao dịch: Đa dạng. Hiện tại BIDV đang giao dịch 15 đồng tiền: USD, EUR, GBP, HKD, CHF, JPY, THB, AUD, CAD, SGD, SEK,
36
DKK, NOK, RUB và NZD. - Kỳ hạn giao dịch:
Đối với giao dịch ngoại tệ với VND: kỳ hạn tối thiểu 3 ngày – tối đa 365 ngày.
Đối với giao dịch ngoại tệ với ngoại tệ: theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng.
b. Hợp đồng quyền chọn (Options)
Đây là nghiệp vụ mà theo đó ngân hàng bán cho khách hàng quyền (chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc), mua hoặc bán một loại tiền sang loại tiền khác theo một tỷ giá thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian hoặc vào một ngày ấn định trong tương lai.
-Quyền chọn tiền đồng: Là nghiệp vụ quyền chọn giữa tiền đồng với một loai ngoại tệ tự do chuyển đổi như USD, EUR, JPY,…
-Quyền mua (Call): Cho phép người mua quyền chọn quyền mua một lượng ngoại tệ nhất định.
-Quyền bán (Put): Cho phép người mua quyền chọn quyền bán một lượng ngoại tệ nhất định.
-Tỷ giá thực hiện: Là tỷ giá thỏa thuận theo đó Bên mua của giao dịch quyền chọn sẽ có quyền thực hiện giao dịch tại mức tỷ giá đó trong thời hạn giao dịch hoặc vào ngày đến hạn trong tương lai của giao dịch quyền chọn
-Phí quyền chọn (Option premium): Là số tiền mà Bên mua trong giao dịch quyền chọn phải trả cho Bên bán để có được quyền chọn của mình trong giao dịch quyền chọn.
Trong thời gian qua, BIDV vẫn chưa có hoạt động tự doanh về phái