PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT CỦA NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 27)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PSTT CỦA NHTM

1.3.1. Quan điểm và nội dung về phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM

Quan điểm phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM:

Phát triển là một khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng đi từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Phát triển là quy luật tự nhiên, quy luật của xã hội, bản chất của sự vận động biến đổi. Phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM là việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ nhằm tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh này đồng thời kiểm soát rủi ro và thực hiện chiến lượt của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn.

Nội dung phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM:

Với quan điểm về phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM như trên, việc phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM được thực

20

hiện qua các nội dung sau:

a. Mở rộng quy mô

Mở rộng quy mô của một sản phẩm dịch vụ nhằm khai thác nhiều hơn lợi nhuận trong kinh doanh sản phẩm dịch vụ đó. Sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng luôn rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên tùy giai đoạn lịch sử, tùy vào xu hướng của nền kinh tế để lực chọn nhóm sản phẩm mục tiêu để chú trọng tăng trưởng và mở rộng quy mô. PSTT là dòng sản phẩm được xem là mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam, cơ hội khai thác lợi nhuận với tỷ lệ cao và rủi ro thấp so với tín dụng thuần túy, chính vì vậy PSTT được ưu tiên khai thác mở rộng quy mô nhằm nâng cao vị thế của ngân hàng, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.

b. Mở rộng thị phần

Mở rộng thị phần (chiếm được một thị phần lớn hơn) trong kinh doanh là nhiệm vụ xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đối với các sản phẩm có thể mang lại lợi nhuận với tỷ lệ càng lớn thì ngân hàng càng đầu tư mở rộng thị phần cho loại sản phẩm đó. Phái sinh tiền tệ là nhóm sản phẩm có nhiều ưu điểm giúp dễ khai thác phát triển nâng cao lợi nhuận đối với ngân hàng. Thị trường phái sinh còn có sự cạnh tranh thấp hơn nhiều so với các sản phẩm khác vì đến nay vẫn còn ít ngân hàng đủ năng lực tham gia thị trường này. Với các NHTM có vị thế đủ mạnh và quy mô lớn, có nền khách hàng tốt cùng với đội ngũ cán bộ với kiến thức chuyên môn vững, phát triển hoạt động kinh doanh PSTT được xem là khai thác vùng tài nguyên màu mở và thường sẽ có định hướng tập trung chú trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ này, việc mở rộng thị phần có cơ hội thành công rất lớn.

c.Đa dạng hóa sản phẩm

Một ngân hàng với danh mục sản phẩm đa đạng phong phú có thể tạo ra nhiều cơ hội cho khách hàng cũng như chính ngân hàng trong việc bán sản

21

phẩm dịch vụ thông qua việc bán chéo sản phẩm, giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh. Vì vậy để đánh giá vị thế, năng lực và tiềm năng phát triển của một ngân hàng cần được đánh giá trên cơ sở về sự đa dạng của hệ thống sản phẩm ngân hàng đang có, khả năng phát triển sản phẩm.

Đánh giá sự đa dạng của sản phẩm cũng giúp ngân hàng thấy được vị thế của ngân hàng trên thị trường, sản phẩm thiết kế có đáp ứng kịp nhu cầu và xu thế thị trường hay không, các sản phẩm đã thiết kế có được triển khai đưa vào thị trường tốt không hay bị mai một và nguyên nhân của sự mai một. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự hội nhập của đất nước, nhu cầu của doanh nghiệp đối với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng cao và đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, sự đa dạng phong phú, sự phù hợp và tính năng động của sản phẩm. Ở cấp độ của hôi sở là sự đầu tư thiết kế sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp; đối với chi nhánh đó chính là trang bị đầy đủ về con người, về cơ sở vật chất; những đầu tư trong công tác điều hành, xây dựng chiến lượt để đưa sản phẩm đến với khách hàng – người sử dụng cuối cùng sản phẩm chính là nhiệm vụ thiết thực.

d.Tăng chất lượng

Tăng chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng phục vụ của một ngân hàng có thể nói lên khả năng phát triển bền vững của ngân hàng và khả năng trong giữ chân khách hàng cũ cũng như phát triển khách hàng mới, một nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng để tồn tại trong thị trường ngày càng phát triển vợi sức cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh, phát triển của ngân hàng trong tương lai cần đánh giá sự đầu tư chú trọng tăng chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ của ngân hàng.

Sự vận động của xã hội đi từ thấp đến cao, từ cái chưa hoàn thiện đến cái hoàn thiện. Chính vì lẻ đó, một sản phẩm đưa vào thị trường nếu không có sự cải thiện chất lượng thì vô hình dung phải chấp nhận sự đào thải bởi quy

22

luật của sự phát triển. Nâng cao chất lượng nhằm hoàn thiện sản phẩm, sự hoàn thiện không những giúp cho sản phẩm được tồn tại bền vững mà còn tạo ra cơ hội để phát triển nhân rộng, tạo ưu thế cho sản phẩm và cơ hội vương đến đỉnh cao. Sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng được quy tụ bởi sự thành công của các sản phẩm do ngân hàng cung ứng. Mỗi sản phẩm là một nhân tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Chính vì vậy chú nâng cao chất lượng dịch vụ là nhiệm vụ thường xuyên đối với ngân hàng. PSTT là nhóm sản phẩm mới, chính vì vậy càng cần được sự đầu tư tốt trong công tác nâng cao chất lượng.

e. Kiểm soát rủi ro

Trong kinh doanh ngân hàng, kiểm soát rủi ro giữ một vai trò rất quan trọng. Kiểm soát rủi ro có ý nghĩa lớn và cần thực hiện từ khi quyết định đầu tư cho đến khi kết thúc hợp đồng. Kiểm soát được rủi ro càng tốt giúp ngân hàng càng chắc chắn trong thu lợi nhuận và tạo uy tín với khách hàng, với đối tác là các ngân hàng trong nước và quốc tế. Thương hiệu của ngân hàng cũng sẽ được nâng cao khi ngân hàng có sự kiểm soát rủi ro toàn diện, chặt chẽ.

Hoạt động của ngân hàng gắn liền với các rủi ro trên nhiều phương diện. PSTT là mảng nghiệp vụ mới, thường được sử dụng làm công cụ quản trị rủi ro tuy nhiên nội tại nó chứa đựng những rủi ro. Chính vì vậy kiểm soát rủi ro trong kinh doanh PSTT giữ vai trò quan trọng đòi hỏi ngân hàng cần có chiến lượt cụ thể cùng với hệ thống văn bản pháp lý, quy trình nghiệp vụ được rõ ràng, chuẩn xác.

f. Tăng thu nhập

Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là lợi nhuận mang lại cùng với sự an toàn ở mức cao nhất. Hộng kinh doanh PSTT được đánh giá hiệu quả hay không? có đạt hiệu quả kinh tế như kỳ vọng không? Sự hài hòa giữa chi phí đầu tư và lợi nhuận mang lại hay không? Có nên xem

23

PSTT là sản phẩm mục tiêu hay không ?… Tất cả những câu hỏi này được trả lời thông qua việc đánh giá sự tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ này để từ đó ngưỡi lãnh đạo có những quyết định phù hợp.

Việc đưa vào triển khai sản phẩm mới thường chưa đặt nặng vấn đề thu nhập trong những năm đầu tiên, song định hướng cho tương lai và khi sản phẩm đã được đi vào hoạt động ổn định thì thu nhập là yếu tố quan trọng để định hướng cho sự tăng trưởng.

1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM NHTM

a. Đánh giá về quy mô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phát triển quy mô trong hoạt động kinh doanh PSTT được thực hiện trên sơ sở đánh giá quá trình của sự phát triển các tiêu chí sau đây trong giai đoạn nghiên cứu cụ thể là:

Khảo sát số lượng hợp đồng phái sinh tiền tệ thực hiện qua các năm; doanh số thực hiện hợp đồng phái sinh tiền tệ các năm; giá trị hợp đồng phái sinh tiền tệ lớn nhất, giá trị bình quân; Số lượng khách hàng sử dụng hợp đồng phái sinh tiền tệ cũng như thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ nhằm đánh giá sự tăng trưởng về quy mô của hoạt động kinh doanh của NHTM đối với sản phẩm PSTT.

b. Đánh giá về sự tăng trưởng của thị phần hoạt động kinh doanh PSTT

Đánh giá sự gia tăng thị phần được thực hiện thông qua việc tính tỷ trọng doanh số kinh doanh PSTT của ngân hàng với tổng doanh số đạt được của các ngân hàng trên cùng địa bàn qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá được vị thế của ngân hàng trên địa bàn trong hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ nhằm có định hướng cho mục tiêu phát triển trong thời gian tới. Sự gia

24

tăng thị phần được đánh giá cho từng loại sản phẩm và tổng thể nhóm sản phẩm phái sinh tiền tệ.

c. Đánh giá về sự đa dạng của sản phẩm

Đánh giá sự phát triển trong việc triển khai các sản phẩm qua các năm của NHTM xem có phong phú không, có đáp ứng nhu cầu khách hàng không; so sánh với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nhằm tìm các thế mạnh của mình để khai thác tốt hơn cũng như xác định được những hạn chế của chính mình so với các ngân hàng trên địa bàn. Việc đánh giá về sự đa dạng của sản phẩm được xét trên các tiêu chí: Sự gia tăng số lượng sản phẩm; sự đa dạng về thời hạn hợp đồng phái sinh tiền tệ; sự đa dạng về loại ngoại tệ của hợp đồng phái sinh tiền tệ; sự đa dạng về mức phí (giá) hoặc phần trăm mức ký quỹ và sự đa dạng đối với tài sản đảm bảo, phương thức ký quỹ; công tác triển khai kết hợp công cụ tài chính phái sinh có sự kết hợp với các sản phẩm, dịch vụ khác như cho vay, bảo hiểm tỷ giá, lãi suất nhằm giá tăng lợi ích cho khách hàng để thấy được sự tiến bộ trong sản phẩm nhằm từ đó thấy được khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của NHTM.

d. Đánh giá chất lượng sản phẩm PSTT

So sánh chất lượng sản phẩm dịch vụ PSTT qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu bằng định lượng và định tính. Kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp lý và thực hiện đúng các chương trình chăm sóc khách hàng, tính kịp thời trong xử lý nhu cầu khách hàng. Chất lượng sản hẩm thể hiện năng lực cạnh tranh của NHTM, NHTM để cạnh tranh lành mạnh cần có giải pháp tích cực trong nâng cao chất lượng sản phẩm.

e. Đánh giá về sự kiểm soát rủi ro trong kinh doanh PSTT

Thống kê các rủi ro đã xảy ra nhằm muc đích tăng thêm các công cụ, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh sản phẩm PSTT, kiểm soát được rủi ro đã xảy ra, có thể xảy ra.

25

Kiểm soát rủi ro của NHTM trong kinh doanh PSTT có thể được thực đánh giá qua các số liệu khảo sát cụ thể: Số hợp đồng bị mất vốn và xử lý khi xảy ra rủi ro; số tiền tổn thất và khả năng thu hồi thất thoát; tỷ lệ tổn thất cũng như những tổn thất khác; tỷ lệ trích dự phòng rủi ro và các loại bảo hiểm giúp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh PSTT là các yếu tố hỗ trợ khắc phục rủi ro đối với NHTM trong kinh doanh.

f. Đánh giá thu nhập từ hoạt động kinh doanh PSTT

Đánh giá lợi nhuận đạt được trong kinh doanh PSTT và sự tăng trưởng qua các năm; tỷ lệ lợi nhuận so với tổng doanh số để thấy được hiệu quả kinh doanh tương ứng chi phí đầu tư, từ đó xây dựng chỉ tiêu cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Các chỉ tiêu chính cần đánh giá đó là thu dịch vụ ròng từ kinh doanh PSTT; chênh lệch lãi suất (NIM) của các hợp đồng và lợi nhuận ròng sau khi trích các chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh PSTT.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của các NHTM PSTT của các NHTM

a. Nhân tố khách quan

Các nhân tố mang tính khách quan được phân tích trong nghiên cứu sự phát triển hoạt động kinh doanh PSTT tại ngân hàng thương lại đó là: Tỷ giá và sự ổn định của tỷ giá đồng ngoại tệ; Lãi suất cơ bản VND và USD do NHNN quy định; Chính sách ngoại hối, chính sách tiền tệ do NHNN ban hành; Nhu cầu sử dụng sản phẩm PSTT của khách hàng; Đối tượng khách hàng có thể sử dụng sản phẩm PSTT; Sự am hiểu của khách hàng về sản phẩm PSTT; Hệ thống văn bản hướng dẫn của NHNN, hành lang pháp lý; Các chính sách động lực, khuyến khích tăng trưởng phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ PSTT.

26

Việt nam nói chung và BIDV Phú Tài nói riêng, bên cạnh một số kết quả nhất định và nổi bật thì đến nay hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ vẫn còn không ít những trở ngại, bất cập, cản trở sự phát triển. Cụ thể như:

Các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ đã triển khai chưa thật sự tạo được sức hấp dẫn đối với khách hàng, vì vậy số lượng khách hàng tham gia còn khá khiêm tốn.

Các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và công cụ tài chính phái sinh chậm thay đổi, chưa tương thích với thay đổi của thị trường. Chẳng hạn như Quyết định số 1820/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/3/2009 trong đó quyền chọn chỉ được thực hiện giữa ngoại tệ và ngoại tệ, không được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và VND, chưa có quy định rõ ràng về kế toán đối với DN về phí quyền chọn sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí hợp lý khi xác định thuế thu nhập DN, quy định về tỷ giá của NHNN vẫn còn tạo sự chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết và tỷ giá trên thị trường.

b. Nhân tố chủ quan

Bên cạnh những nhân tố mang tính khách quan đã nêu trên, hoạt động kinh doanh phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP còn chịu sự tác đông của một số nhân tố mang tính chủ quan khác, cụ thể như: Nguồn nhân lực; Cơ sở vật chất; Các chính sách về khách hàng; Giá phí dịch vụ; Quy trình nghiệp vụ; Định hướng, chủ trương của hội sở chính.

Hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM đạt được sự thành công khi hội đủ các yếu tố mang tính chủ quan từ phía ngân hàng như: quy trình nghiệp vụ đảm bảo chặt chẽ và chỉ dẫn hạch toán rõ ràng; mức phí dịch vụ phù hợp đảm bảo cạnh tranh; các chương trình chăm sóc khách hàng được đầu tư thỏa đáng; cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ đảm bảo phục vụ nhu cầu công việc; nguồn nhân sự đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm đảm bảo đủ khả năng am hiểu nghiệp vụ cũng như tư vấn tốt cho khách hàng; có

27

định hướng phát triển của NHTM chú trọng phát triển nghiệp vụ PSTT.

Nếu như các nhân tố khách quan được xem là điều kiện cần thì các nhân tố chủ quan sẽ là điều kiện đủ để NHTM có thể phát triển tốt hoạt động kinh doanh PSTT. Các nhân tố khách quan cũng như chủ quan có những ý nghĩa, vai trò khác nhau và đều góp phần tạo nên sự thành công của NHTM trong phát triển hoạt động kinh doanh PSTT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHÁI SINH TIỀN TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 27)