Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 52 - 58)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1.Nhân tố khách quan

-Sự tác động của kinh tế thế giới và trong nước:

Không nằm ngoài quy luật của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh PSTT của BIDV Phú Tài sẽ chịu sự tác động của kinh tế thị trường, bao gồm những biến động của kinh tế thế giới và trong nước. Hơn thế nữa, PSTT là sản phẩm dịch vụ chịu sự tác động lớn nhất của kinh tế thế giới chính bởi nguồn gốc, bản chất của sản phẩm. Kinh tế thế giới và trong nước thời gian qua đã tạo nên một số biến động nhất định trong hoạt động kinh doanh PSTT của BIDV

45

Phú Tài mà các khảo sát về số kiệu trong nghiên cứu của đề tài sẽ chứng minh. Với những sự tác động không thể ngăn chặn, chi nhánh cần có sự chuẩn bị kỹ, toàn diện nhằm có thể ứng phó với những khó khăn xảy đến bất thường, giảm thiểu rủi ro tổn thất.

Tác động của kinh tế thế giới:

Năm 2008, với mục tiêu kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh lãi suất cơ bản từ mức 8,75% lên 14% kể từ 19/05/2008 và duy trì liên tục trong 4 tháng. Chênh lệch lãi suất giữa mức cao nhất và thấp nhất lên tới gần 14%.

Năm 2009, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Lãi suất cơ bản đã được giữ nguyên 7% trong 10 tháng liên tiếp cùng với nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất ngắn và trung hạn. Đến 01/12/2009, lãi suất cơ bản tăng lên 8%.

5/11/2010, Lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng lên 9% sau hơn 11 tháng giữ nguyên mức 8%. Đẩy lãi suất thị trường huy động chạm trần 13,5% và thực tế còn cao hơn rất nhiều (lên tới 17,5% cho vay và 14% huy động)

Trong năm 2011 lãi suất VND ngắn, trung hạn do NHNN công bố luôn giữ ở mức 13,5%, tuy nhiên thực tế lãi suất cho vay tại các NHTM luôn cao hơn mức này, có thời điểm lên tới hơn 20%. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát theo Nghị quyết 11/NQ-CP, cuối năm 2011 và đầu năm 2012, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp trên thị trường tiền tệ, lãi suất nhằm giảm lãi suất liên ngân hàng, từ đó từng bước giảm lãi suất trên thị trường huy động dân cư. Cuối tháng 02/2012, các NHTM lớn như BIDV, Agribank, VCB, Vietinbank đã giảm mức lãi suất cho vay xuống nhằm tạo xu hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay trên toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Trong năm 2012: Lãi suất liên ngân hàng VND tiếp nối đà giảm. Nguồn cung trên thị trường khà ổn định . Lãi suất huy động tiếp tục ổn định. Sau 2 lần NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động trên thị trường 1, hiện

46

mức lãi suất huy động đối với tiền gửi của dân cư ở mức 12% tiền VND với kỳ hạn trên 1 tháng và 2% tiền USD, lãi suất huy động giảm dần và mức lãi suất cho vay thực tế tiếp tục giao động từ 13.5%-16% và lạm phát tiếp tục giảm.

Daily QVNPRIME=SBVN 5/1/2008 - 4/18/2012 (UTC)

Line, QVNPRIME=SBVN, Last Quote(Last) 4/17/2012, 9, N/A, N/A Price 0 8 9 10 11 12 13 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ Lãi suất cơ bản VND do NHNN công bố 2008 – 2012. Nguồn: Tài liệu đào tạo PSTC BIDV Việt Nam, 2013.

Cuộc suy thoái kinh tế đầu thế kỷ 21, từ 01/2001 cho đến 06/2003, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã 12 lần cắt giảm lãi suất, đưa lãi suất cơ bản về mức 1%, mức thấp nhất kể từ năm 1958. Theo đó, lãi suất USD Libor 6 tháng trên thị trường cũng liên tục suy giảm, tụt từ mốc 7% đầu năm 2001 xuống còn 0.98% vào ngày 25/06/2003. Khi nền kinh tế phục hồi, lãi suất USD đã liên tục tăng cao từ cuối năm 2003 cho đến cuối năm 2007, đỉnh điểm lãi suất cơ bản là 5,25% và lãi suất thị trường kỳ hạn 6 tháng > 6%. Sang năm 2008, khi cuộc khủng hoảng thị trường bất động sản tại Mỹ diễn ra làm một loạt

47

ngân hàng của Mỹ phá sản, FED đã hơn 10 lần cắt giảm lãi suất và hiện tại đang duy trì ở mức thấp kỷ lục là 0% - 0.25%.

Nền kinh tế Mỹ đã phục hồi tốt từ giai đoạn cuối năm 2011 đến nay, niềm tin người tiêu dùng Mỹ lên cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm, FED tiếp tục duy trừ mức lãi suất thấp kỷ lục để thúc đẩy nền kinh tế.

Lãi suất USD dự báo gia tăng sau 2 năm tới, trong Quý I, II năm 2014. Hiện tại lãi suất thị trường USD kỳ hạn 6 tháng cũng biến động theo lãi suất cơ bản, hiện đang giao dịch ở mức 0,751%.

Tại Châu Âu, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng diễn ra chậm hơn, do vậy đến tháng 10/2008, ECB mới thực hiện cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Đến 07/05/2009, sau 7 lần cắt giảm lãi suất, lãi suất cơ bản do Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) công bố chỉ còn 1%.

Ngày 7/4/2011 Ngân hàng TƯ Châu Âu ECB điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản từ 1% lên 1.25%, tiếp tục tăng lên 1.5% ngày 7/7 khi tình hình nợ công đầu năm 2011 khu vực này bớt căng thẳng hơn và ngăn chặn khả năng lạm phát của khu vực. Tuy nhiên, trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp, Bồ Đào Nha, ECB lại điều chỉnh lãi suất cơ bản về mốc 1% vào ngày 8/12/2011 và giữ nguyên cho đến hiện nay.

Dự báo trong thời gian tới lãi suất Euribor khó có thể tăng cao hơn mức này do các tổ chức tín dụng Moody và S&P tiếp tục hạ bậc tín nhiệm Hy Lạp xuống mức C và D.

Lãi suất IRS của USD đang ở mức thấp nhất trong 10 năm qua và đang đi ngang. Ngoài ra, ngày càng có nhiều dấu hiệu tốt cho thấy nền kinh tế Mỹ đang dần phục hồi. Hiện nay lãi suất IRS vẫn ở mức hấp dẫn để thực hiện giao dịch. Dự báo Quý I, II năm 2014, lãi suất IRS sẽ tăng theo lãi suất Fed Fund.

48

Lãi suất IRS của EUR đang ở mức thấp nhất trong 10 năm và không có dấu hiệu tiếp tục tăng. Dự báo lãi suất IRS EUR sẽ tiếp tục ở mức thấp trong thời gian tới khi mà cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chưa có giải pháp khả thi.

Daily QEURAB6E10Y= 3/1/2007 - 4/18/2012 (GMT)

Line, QEURAB6E10Y=, Bid(Last) 4/18/2012, 2.2138, -0.0152, (-0.68%) Price EUR .1234 2.4 2.8 3.2 3.6 4 4.4 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.2. Biến động lãi suất ISR tại thị trường châu Âu 2007 – 2012. Nguồn: Tài liệu đào tạo PSTC BIDV Việt Nam, năm 2012.

-Chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước, cơ chế điều hành tỷ giá: Một nhân tố chủ yếu quyết định cơ hội và khả năng cho việc kinh doanh PSTT đó chính là tỷ giá và chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam hiện nay có thể thấy tương đối ổn định tuy nhiên bên cạnh đó cơ chế điều hành tỷ giá dễ tạo ra sự thụ động cho doanh nghiệp và ngân hàng trong kinh doanh tiền tệ, tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng luôn có khoảng cách đối với thị trường tự do và chính vì vậy đồng tiền

49 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chưa thể hiện giá trị thực của nó. Đây được xem là một khó khăn lớn trong việc phát triển hoạt động kinh doanh PSTT của NHTM.

-Chính sách quản lý tín dụng của NHNN:

Việc thắt chặt tín dụng hay nới lỏng tín dụng của NHNN giai đoạn 2009 – 2012 vừa qua đã có những tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó bao gồm sản phẩm PSTT. Trong giai đoạn từ 2013, tín dụng đã được sự tháo gỡ, đây chính là cơ hội thuận lợi để PSTT lấy lại vị thế.

-Chính sách quản lý lãi suất:

Việc khống chế lãi suất trần và sàn; tăng hoặc giảm lãi suất cơ bản của NHNN luôn có sự tác động mạnh mẻ đến hoạt động kinh doanh tiền tệ đối với NHTM. Để có thể duy trì ổn định hoạt động kinh doanh PSTT trong hoàn cảnh lãi suất cơ bản vẫn còn gặp những biến động bất thường là cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ để thích nghi trong từng giai đoạn với cơ chế lãi suất khác nhau.

-Điều kiện về địa lý, không gian và thời gian.

BIDV Phú Tài có điều kiện địa lý khá thuận lợi trong phát triển hoạt động kinh doanh PSTT khi tiềm năng phát triển kinh tế của Bình Định còn rất rộng lớn. Nắm bắt tốt cơ hội BIDV Phú Tài sẽ có nhiều cơ hội cho sự phát triển hoạt động kinh doanh với chính nội lực của chi nhánh.

-Cơ sở pháp lý liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối:

Trong thời gian qua, thị trường ngoại hối phát triển với sự ràng buộc của một số nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn. Trong đó nghị định 05/2001/NĐ-CP ngày 17/01/2001 về quản lý ngoại hối và nghị định số 160/2006/NĐ-CP, ngày 28 tháng 12 năm 2006 Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối; Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 được ủy ban thường vụ quốc ban hành dẫn ngày 13 tháng 12 năm 2005 quy định về

50

hoạt động ngoại hối; quyết định số 648/2002-2004/QĐ-NHNN về cơ chế thỏa thuận tỷ giá giữa ngân hàng với khách hàng trên cơ sở chênh lệch lãi suất, quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN về điều chỉnh giao dịch hối đoái của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

-Nhận thức và nhu cầu của doanh nghiệp đối với sản phẩm phái sinh tiền tệ: đây có thể được xem là nhân tố khách quan có tác động lớn đến sự phát triển hoạt động kinh doanh PSTT đối với một ngân hàng thương mại nói chung và BIDV Phú Tài nói riêng. Hiện nay BIDV Phú Tài vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tạo sự tác động, cải thiện tư duy của khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng sản phẩm phái sinh thay cho sử dụng các sản phẩm dịch vụ truyền thống khác.

-Chiến lược phát triển của BIDV

BIDV nói chung và BIDV Phú Tài nói riêng đã có những định hướng, chiến lược kinh doanh 2011 – 2020 về một số lĩnh vực. PSTT là một thành phân của nhóm sản phẩm mục tiêu. Toàn ngành đã có những sự đầu tư đào tạo bỗi dưỡng nguồn nhân lực, tổ chức nghiên cứu khảo sát thị trường nhằm xây dựng chiến lượt cụ thể. Có thể xem định hướng này là một thuận lợi để chi nhánh Phú Tài phát triển dịch vụ PSTT tại địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển hoạt động kinh doanh công cụ phái sinh tiền tệ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Tài (full) (Trang 52 - 58)