Nhận xét việc sử dụng ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo

Một phần của tài liệu Tục ngữ - ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại (Trang 111 - 189)

7. Bố cục

3.2.3. Nhận xét việc sử dụng ca dao truyền thống trong kịch bản Chèo

đại

Văn chương hay văn học trong Chèo là một bộ phận quan trọng và rất có giá trị. Và một trong những giá trị độc đáo của văn học Chèo chính là sự kết hợp hài hòa đôi khi tuyệt diệu giữa yếu tố dân gian và yếu tố bác học làm cho Chèo có tính chất bác học mà vẫn đậm đà tính chất dân gian. Việc sử dụng ca dao, dân ca để đưa vào lời thoại của các nhân vật cũng góp phần quan trọng tạo nên tính dân gian trong Chèo, giúp Chèo giữ được cái chất của mình và đây cũng là một sự kế thừa, tiếp tục truyền thống.

Chủ đề, nội dung những câu ca dao được vận dụng trong các kịch bản Chèo hiện đại chủ yếu là từ những bài ca dao về tình yêu đôi lứa - một chủ đề chiếm dung lượng lớn trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Đó có thể là nỗi nhớ thương:

Một chờ hai đợi ba trông

Bốn thương năm nhớ bảy tám chín mong mười chờ

Là tình yêu trong sáng nhưng không kém phần táo bạo:

Yêu nhau cởi áo cho nhau

Về nhà dối cha dối mẹ qua cầu gió bay

Hay lời thề nguyện, quyết tâm đợi chờ:

Đá dầu nát vàng dầu phai

Trăm năm duyên nợ chẳng phai lời nguyền

Sự tiếc nuối khi tình yêu không thành:

Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây dài Ai ngờ giếng cạn anh tiếc hoài sợi dây

Bên cạnh những bài ca dao về tình yêu đôi lứa cũng có những bài ca dao phản ánh những thói hư tật xấu và tệ nạn trong xã hội phong kiến được các tác giả Chèo vận dụng để sáng tác như:

Để em đi chợ kẻo mà chợ trưa

Chợ trưa rau đã héo đi

Lấy chi nuôi mẹ lấy gì nuôi em. (Ca dao)

Thi liệu được sử dụng trong Chèo có thể là những lời ca dao, những hình ảnh, biểu tượng thường thấy trong ca dao, những biện pháp nghệ thuật như hình thức phú, tỉ, hứng được sử dụng để miêu tả sự vật…

Trông lên thấy đám mây hồng Hỏi mây có biết rằng lòng ta vui…

Sử dụng ca dao trong các kịch bản Chèo hiện đại giúp thể hiện được đúng những tâm trạng sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức của khán giả, giúp khám phá những nét sâu kín bên trong con người. Đó là tình cảm nhớ nhung, yêu thương, đợi chờ trong tình yêu, có khi là tiếng hát ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, ca ngợi tinh thần đấu tranh kiên cường của người phụ nữ, cũng có khi là những xót xa cay đắng, tủi hờn… Đồng thời ca dao cũng giúp cho lời văn trong Chèo bóng bẩy, tế nhị, mượt mà, giàu âm điệu và hình ảnh hơn, giúp cho lời thoại trong Chèo dễ đọc, dễ nhớ, dễ nhập tâm và mang đậm chất dân gian.

Chèo sử dụng thơ ca bác học, thơ ca dân gian trong đó có ca dao dân ca là để phục vụ cho nội dung của Chèo chứ không phải để biểu hiện nội dung của dân ca và ca dao. Ca dao được vận dụng vào các kịch bản Chèo bằng cách giữ nguyên lời từ ca dao truyền thống hoặc thêm bớt hoặc sáng tạo những lời thoại mới nhưng vẫn mang phong vị ca dao dân ca thực tế là thao tác của sự lựa chọn để đạt hiệu quả tối đa. Góp phần tạo dựng nhân vật ở nhiều mức độ, sắc thái và thúc đẩy hành động kịch phát triển chẳng hạn như Ban trong Mối tình Điện Biên, từ tấm lòng biết ơn, cảm kích anh bộ đội đã cứu giúp mình mà cô đã đem lòng yêu anh, tuy không một lời hẹn ước nhưng cô vẫn quyết tâm chờ đợi, sức mạnh của tình yêu đã dẫn lối cho cô đi tìm anh dù rằng cơ hội để tìm được anh là rất ít, những hành động

kịch, những tâm trạng nhớ nhung của Ban đã được khắc họa rất sinh động, uyển chuyển qua những câu ca lời thoại đậm chất dân gian. Bên cạnh đó, ca

dao, dân ca là chất liệu làm ra tác phẩm nên đến lượt nó lại điều chỉnh nhân vật theo cách cảm, cách nghĩ dân gian, cung cách dân gian.

Xét ở góc độ ngôn từ, giá trị phần lời của ca dao cũng tương tự như phần lời của dân ca. Vì vậy phần lời của ca dao cũng phần lớn được lồng vào các ca khúc để nhân vật hát. Sở dĩ có điều này vì tính dân gian trong ca khúc Chèo biểu hiện ở chỗ giai điệu không đi sâu vào phát triển hình ảnh của lời ca mà chỉ phù hợp với tình cảm lời ca. Do đó, trong Chèo, một trò hát có thể có nhiều lời ca khác nhau hoặc có thể sử dụng một làn điệu ở nhiều vở khác nhau, ở một nhân vật có những cảnh ngộ khác nhau.

Khoảng tiếp nhận của Chèo đối với ca dao - dân ca là dùng cho lời nói vần và chủ yếu là hát. Ở đây có một sự gặp gỡ, đồng điệu của cảm xúc, nhận thức, thể nghiệm của nhân vật kịch được bộc lộ trực tiếp hòa nhập với cái tôi trữ tình và tính gợi cảm của ngôn từ (yếu tố từ, âm điệu, giọng điệu). Chẳng hạn, xét sự giao thoa ở âm điệu, giọng điệu. Do ca dao, dân ca sử dụng gần như hầu hết các thể thơ dân tộc từ ba từ, bốn từ, năm từ, lục bát, lục bát biến thể, ca trù… trong đó tiêu biểu là thể thơ lục bát. Thể thơ lục bát có một âm điệu gần gũi, thân thương trong tâm thức người Việt. Có người đã nói âm điệu lục bát gần gũi với tình cảm, quấn quýt tâm hồn. Có cảm tưởng nếu không có sự can thiệp của trí tuệ thì trái tim Việt Nam hễ cất tiếng là như khuôn vào nhịp điệu của lục bát. Về giọng điệu, ca dao - dân ca là giọng điệu của tình cảm thiết tha, mặn nồng. Âm điệu của ca dao - dân ca rất phù hợp với việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật, nhất là các nhân vật vốn quen thuộc trong cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động.

Đối với Chèo, âm điệu, giọng điệu của ca dao, dân ca có một ý nghĩa đặc biệt. Do khi sử dụng lời hát - điều cốt yếu của kịch hát là phải hát và

phải hay - mà lời hát chủ yếu là dân ca ở đồng bằng Bắc Bộ, đã tạo cho Chèo có một âm điệu, giọng điệu riêng. Chính âm điệu - giọng điệu này đã làm cho Chèo về bản sắc thể loại, không trộn lẫn với các thể loại sân khấu khác.

Tiểu kết:

Trong chương ba của luận văn chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê phân tích việc vận dụng ca dao trong các kịch bản Chèo truyền thống và kịch bản Chèo hiện đại. Kho tàng văn học dân gian trong đó có ca dao đã được Chèo tiếp thu liên tục như một dòng chảy xuyên suốt từ quá khứ đến hiện đại. Cũng giống như tục ngữ, ca dao được vận dụng trong các kịch bản Chèo cũng đa dạng và linh hoạt, được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau từ vận dụng trực tiếp nguyên dạng lời ca dao truyền thống, hay biến đổi, sáng tạo thêm lời mới nhưng vẫn mang đậm phong vị của ca dao dân ca. Ca dao khi được vận dụng vào Chèo giúp cho lời thoại trong Chèo đậm chất trữ tình, mượt mà, ý vị, thể hiện được nhiều cung bậc cảm xúc trong nội tâm nhân vật, không chỉ vậy âm điệu, giọng điệu của ca dao khi được đưa vào trong ngôn ngữ Chèo cũng tạo cho Chèo có một giọng điệu riêng, tình cảm, mượt mà mà gần gũi, thân quen.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu và khảo sát Tục ngữ - ca dao trong kịch bản Chèo hiện đại chúng tôi thấy rằng Chèo truyền thống cũng như Chèo hiện đại đã vận dụng, sáng tạo kho tàng tục ngữ, dân ca truyền thống để đưa vào ngôn ngữ tác phẩm, đưa vào lời thoại, lời hát của các nhân vật. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca rất phong phú của dân tộc, không phải ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố nào vào Chèo cũng được mà người nghệ sĩ sân khấu chỉ chọn những hình thức, nội dung nào tương hợp với việc thể hiện với tình cảm, đặc tính của nhân vật.

Các hình thức vận dụng tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo cũng rất đa dạng, có thể là vận dụng trực tiếp, sử dụng nguyên dạng cả câu tục ngữ, ca dao hoặc cải biến, sáng tạo những câu ca, lời thoại mới nhưng vẫn dựa trên khuôn hình của câu tục ngữ truyền thống, hoặc vẫn mang phong vị của ca dao dân ca. Ca dao, tục ngữ truyền thống được vận dụng vào Chèo hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn, giúp cho văn Chèo vừa cô đọng, hàm súc, giàu triết lý nhưng vẫn uyển chuyển, mềm mại, đậm chất trữ tình, ngôn ngữ đối thoại trong kịch bản Chèo giữ được sự bình dị, hồn nhiên, trong sáng, và là phương tiện hữu hiệu để thể hiện tính cách, tâm tư, tình cảm của nhân vật, đồng thời nó gần gũi với cách cảm cách nghĩ của người Việt Nam.

Việc vận dụng tục ngữ trong các kịch bản Chèo cũng diễn ra theo một dòng chảy xuyên suốt, liên tục từ quá khứ đến hiện tại, từ Chèo truyền thống đến Chèo hiện đại, đây cũng là một hình thức kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống để đưa vào các sáng tác Chèo nói riêng và các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung. Tìm hiểu tục ngữ, ca dao trong kịch bản Chèo cũng cho thấy sức sống của văn học dân gian trong đó có tục ngữ, ca dao trong xã hội hiện đại. Mảnh đất dân gian vẫn là một mảnh đất màu mỡ cho cây Chèo đơm hoa kết trái. Chèo hiện đại vẫn có thể tìm về

với cội nguồn, khai thác và sử dụng kho tàng truyện dân gian, kho tàng tục ngữ, ca dao dân gian như các nghệ sĩ sân khấu xưa đã làm. Các tác giả hiện đại có thể rút ra những cách thức tiếp nhận, chuyển hóa để tiếp tục đưa kho tàng văn học dân gian đang được lưu truyền thành những nét độc đáo của nghệ thuật sân khấu đương đại.

Dựa trên chất liệu dân gian mà cụ thể là tục ngữ, ca dao giúp cho Chèo hiện đại vẫn mang đậm tính dân gian, lưu giữ được những giá trị truyền thống, vẫn giữ được cái hồn của Chèo, cốt của Chèo, để Chèo hiện đại vẫn gần gũi và thân thuộc với công chúng. Đồng thời cũng cho thấy vai trò cũng như sức sống của ca dao, tục ngữ truyền thống trong xã hội hiện đại nói chung và trong kịch bản Chèo hiện đại nói riêng. Nghệ thuật Chèo và những loại hình nghệ thuật khác nữa cũng là môi trường để tục ngữ ca dao được sinh tồn và tái tạo.

Trước sự đổi thay của cuộc sống, sự chuyển hóa, phát triển không ngừng của xã hội, sự giao lưu mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống đã làm thay đổi về cơ bản thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của đa số quần chúng khán giả, Chèo cũng phải đổi mới, hiện đại cho phù hợp với xã hội, với con người, với cuộc sống hôm nay. Điều này đặt ra những thách thức mới đối với người làm sân khấu truyền thống hiện nay. Nếu như nhân vật trong sân khấu truyền thống trước đây thường được mô tả theo cái nhìn một chiều, đơn tuyến thì với tốc độ khẩn trương của cuộc sống cùng những biến đổi đa dạng về tâm lý, khán giả hôm nay đòi hỏi cái nhìn đa diện, đa chiều. Vì vậy, nghệ thuật Chèo cũng như bao nghệ thuật khác cũng rất cần phải bắt nhịp với thời đại, phải làm sao để đáp ứng được nhu cầu thưởng thức, thị hiếu thẩm mỹ của khán giả hiện đại. Để làm được việc này quả không dễ một chút nào, nó đòi hỏi những biện pháp có tính chất “kỹ thuật” mà trước hết là việc phát triển Chèo trên cơ sở kế thừa và phát huy những tinh hoa truyền thống kết hợp với cách tân hiện đại.

Nhu cầu đổi mới, hiện đại Chèo là cần thiết, là một quy luật tất yếu để phù hợp với những yếu tố mới của hiện thực cuộc sống mà nó luôn luôn lấy làm đối tượng miêu tả, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Chèo phải cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật, biểu diễn hết sức phong phú, đa dạng không chỉ trong nước, mà còn cả của nước ngoài để tồn tại và phát triển. Sân khấu Chèo đã ghi nhận sự thành công của không ít những vở Chèo đã kế thừa và phát triển những tinh hoa của Chèo cổ, đã kết hợp ăn ý giữa truyền thống và cách

tân như Bộ ba Bài ca giữ nước của Tào Mạt, Cô gái làng Chèo (Hồng Dương

- Thanh Long), Sợi tơ vàng (Việt Dung), Sông Trà Khúc (Tào Mạt), Mối tình

Điện Biên (Lưu Quang Thuận), Chiếc nón bài thơ (Trần Đình Ngôn)… Tuy

nhiên, sân khấu Chèo cũng đã có lúc chao đảo bởi việc cách tân đổi mới theo tư duy hiện đại ví dụ như có tác giả đã cách tân Chèo theo thủ pháp nghệ thuật của kịch nói, cải lương, hay là kịch hát phương Tây, với mục đích doanh thu của thời kì kinh tế thị trường. Việc làm này vô tình đã khiến cho Chèo trở nên xa lạ với Chèo truyền thống, làm mất đi những đặc trưng rất cơ bản của Chèo. Để Chèo có thể tồn tại và phát triển bền vững lâu dài thì cách tân là một yêu cầu không thể bỏ qua, nhưng phải cách làm sao cho vẫn giữ được cái hồn của Chèo, cái cốt của Chèo.

Truyền thống và cách tân là hai xu thế không thể tách rời nhau, mà liên quan biện chứng đến nhau vậy nên Chèo muốn tồn tại và phát triển thì phải bảo tồn từ nguyên gốc, phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố truyền thống và cách tân. Giữ lại, và phát huy những yếu tố truyền thống để đảm bảo được cái hồn Chèo, chất Chèo, đồng thời cách tân để phù hợp với hiện thực cuộc sống, với nhu cầu đổi mới. Việc làm này đòi hỏi người nghệ sĩ phải nắm vững được những nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của nghệ thuật Chèo, đòi hỏi phải có tài năng, sự tìm tòi và sáng tạo nghệ thuật và hơn cả là tâm huyết, là lòng yêu nghề.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Trần Bảng (1956), Con trâu hai nhà, Nxb Văn nghệ. 2.Trần Bảng (1959), Đường đi đôi ngả, Nxb Văn học.

3.Trần Bảng (1995), Chèo - một hiện tượng sân khấu dân tộc, H. Sân khấu. 4. Trần Bảng (1998), Tác phẩm chọn lọc (Máu chúng ta đã chảy), Nxb Sân

Khấu, Hà Nội.

5. Trần Bảng, Chèo - một hình thức sân khấu dân gian Việt Nam, Nxb Nhà hát Chèo.

6. Trần Đức Các (1995), Tục ngữ với một số thể loại văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Trần Đức Các (1995), Tục ngữ với một số thể loại văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa Thông Tin. 9. Hà Văn Cầu (1964), Tìm hiểu phương pháp viết Chèo, H. Văn hóa Nghệ

thuật.

10. Hà Văn Cầu (1977), Mấy vấn đề trong kịch bản Chèo, H.Văn Hóa. 11. Hà Văn Cầu (1999), Tuyển tập Chèo cổ, Nxb Sân Khấu.

12. Hà Văn Cầu, Hoàng Châu Ký, Hoàng Như Nam (1980), 35 năm sân khấu ca kịch cách mạng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

13. Chu Xuân Diên (1969), Vấn đề nghiên cứu Văn học dân gian hiện đại,

Tạp chí Văn học, số 4.

14. Nguyễn Cát Điền (1996), Vai trò của văn học dân gian với sân khấu truyền thống, Luận án PTS KH Ngữ Văn, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

15. Hồng Diệu (2011), Vũ Ngọc Phan toàn tập, tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội.

16. Hà Minh Đức (chủ biên), Lí luận văn học (tái bản lần thứ 3), Nxb Giáo dục.

17. Việt Dung (1976), Sợi Tơ Vàng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

18. Hồng Dương - Thanh Long (1985), Cô gái làng Chèo, Nxb Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hà Nội.

19. Nguyễn Bích Hà (2006), Phác thảo diện mạo và đặc điểm Văn học dân gian sau 1975, T/c Văn học, Hà Nội, số 1.

20. Đỗ Mạnh Hùng (2003), Sân khấu truyền thống, bản sắc dân tộc và sự phát triển, Nxb Sân khấu.

21. Lê Việt Hùng (2009), Góp phần tìm hiểu tác gia Chèo, Nxb Sân khấu,

Một phần của tài liệu Tục ngữ - ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại (Trang 111 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)