7. Bố cục
1.2.3. Ca dao truyền thống
Ca dao là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, vì thế mà có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa, khái niệm ca dao.
Theo Chu Xuân Diên: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán - Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca”. [23, tr.436].
Ca dao có nguồn gốc từ dân ca và có mối quan hệ chặt chẽ với dân ca. Nếu như dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu thì có thể hiểu ca dao là phần còn lại dân ca khi đã tước bỏ làn điệu đi, chỉ đề lại lời”. [22, tr.411].
Trong quá trình sáng tác của thơ ca dân gian, khái niệm ca dao được dùng để chỉ bộ phận cốt lõi, tiêu biểu, đó là bộ phận những câu hát đã trở nên phổ biến và được truyền tụng rộng rãi trong nhân dân. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian, do đó tất cả những
sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền, người ta gọi là ca dao.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Ca dao là những sáng
tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về mặt phong cách. Và ca dao
đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian”. [24, tr.32].
Theo Vũ Ngọc Phan: Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các thể loại khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca [43].
Ở mỗi tác giả tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng cùng thống nhất nhau về quan điểm: ca dao là tiếng hát tâm tình về cuộc sống của nhân dân lao động, là những sáng tác có vần điệu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Dựa vào thời điểm xuất hiện, có thể chia ca dao làm hai bộ phận chính ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại.
Theo Chu Xuân Diên khi bàn về khái niệm ca dao cổ truyền (ca dao truyền thống) “… đó là bộ phận những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân. Gọi là cổ truyền bởi vì những câu hát này được phổ biến rộng rãi và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Gọi là cổ truyền bởi vì những câu hát này mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách… trở thành khuôn mẫu cho việc sáng tác thơ ca của nhân dân ở các thế hệ sau”. [22, tr.437].
Còn Nguyễn Hằng Phương nhận định: “Ca dao cổ tuy là khái niệm chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ của dân ca được sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám trở về trước”(7)
.
Như vậy có thể hiểu ca dao cổ truyền (ca dao truyền thống) là những bài ca dao sáng tác trước cách mạng tháng Tám, mang những đặc điểm
(7): Nguyễn Hằng Phương (2002), Một cách nhận diện ca dao hiện đại, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6 tr.67 -77.
nhất định trở thành khuôn mẫu cho việc sáng tác ca dao của nhân dân ở các giai đoạn sau.