7. Bố cục
1.2. Tục ngữ, ca dao truyền thống
1.2.1. Khái niệm tục ngữ truyền thống
Tục ngữ là kho báu kinh nghiệm, tài sản tinh thần quý giá và tinh hoa của dân tộc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Trong kho tàng văn học Việt Nam, so với các thể loại khác, tục ngữ là một trong những thể loại văn
học dân gian có sức thu hút mạnh mẽ đối với nhiều người trong giới nghiên cứu, và được nhiều văn nghệ sĩ vận dụng trong các sáng tác của mình.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam đã định nghĩa: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán”. [43, tr.34].
Còn trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam”, Hoàng Tiến Tựu cho rằng: “Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét, phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản dị, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền”. [53, tr.109].
Theo Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” thì cho rằng: “Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa khái quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ”. [23, tr.244].
Có nhiều cách lí giải, nhiều định nghĩa của các nhà nghiên cứu về tục ngữ, tựu chung có thể hiểu: tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo, có khả năng tạo câu một cách độc lập dưới dạng lời nói, hình thức cấu trúc của chúng tương đối ổn định, có ý nghĩa khái quát cao, do nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ.
Tục ngữ là tấm gương phản chiếu mọi biểu hiện của đời sống dân tộc, mọi quan niệm của nhân dân về các hiện tượng lịch sử xã hội, đạo đức, tôn giáo… Nó là một thể loại văn học ra đời rất sớm, có số lượng phong phú và sức sống lâu bền.
Tục ngữ được nhân dân sáng tạo ra để vận dụng. Trong đời sống và tư duy, tục ngữ thể hiện và hướng dẫn kinh nghiệm về cách nhìn nhận, bình giá, ứng xử, thực hành các hiện tượng. Trong ngôn ngữ, tục ngữ làm đẹp, làm sâu sắc thêm lời nói, giúp mọi người diễn đạt cả những điều khó diễn
đạt hoặc không tiện nói ra trực tiếp. Vì vậy, khi giao tiếp qua ngôn ngữ nói hàng ngày cũng như trong văn viết, từ xa xưa ông cha ta thường hay mượn thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt các khái niệm, các ý tưởng, khiến cho cách nói, cách viết vừa có hình ảnh, gợi cảm đồng thời có sức thuyết phục mạnh mẽ.
1.2.2. Một số đặc điểm của tục ngữ
Về nội dung, tục ngữ là những tri thức về giới tự nhiên, mối quan hệ của con người với tự nhiên và con người trong mối quan hệ với đời sống xã hội. Những câu tục ngữ phản ánh tri thức về mối quan hệ của con người với giới tự nhiên phần lớn là những câu nói về thời tiết và kinh nghiệm lao động, nảy sinh trong quá trình lao động và đấu tranh với thiên nhiên của nhân dân ta. Nội dung những câu này thể hiện sự nhận xét tinh tế của nhân dân ta trước các hiện tượng tự nhiên hoặc dự đoán thời tiết: “ráng mỡ gà ai có nhà phải chống; ráng vàng thù nắng, ráng trắng thì mưa; chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa… về kinh nghiệm sản xuất: được mùa cau, đau mùa lúa, khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen….
Những câu tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thường là những câu phản ánh mối quan hệ của anh em, vợ chồng, tình yêu đôi lứa, và cả những câu tục ngữ về những cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội như: một sự nhịn chín sự lành; đói cho sạch, rách cho thơm… Tình cảm gia đình cũng được phản ánh đa dạng, phong phú qua những câu tục ngữ, đó là tình cảm vợ chồng, tình cảm cha mẹ đối với con cái như “Vợ chồng sống gửi thịt, chết gửi xương; trẻ cậy cha, già cậy con”, Một giọt máu đào hơn ao nước lã”… Một số câu đã phản ánh sâu sắc truyền thống, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của nhân dân lao động , thể hiện sự quý trọng con người như “người ta là hoa đất; “người sống đống vàng”, thể hiện truyền thống yêu lao động như “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”; “của một đồng công một nén”…
Tóm lại nội dung của tục ngữ bao gồm tất cả tinh hoa của tính cách, truyền thống dân tộc, nó là một kho tàng phong phú và quý báu gồm những kinh nghiệm đời sống, lịch sử - xã hội đã được tích lũy lại được từ hàng nghìn năm lao động và đấu tranh của nhân dân ta.
Về đặc điểm thi pháp: tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm con người dưới hình thức câu nói . Hình thức “câu nói” giúp cho tục ngữ , giống như ngôn ngữ, “không phải là mâ ̣t nhưng cái gì cũng dính vào” được . Có thể hiểu thi pháp tu ̣c ngữ là những câu nói được cấu ta ̣o theo mô ̣t “thi pháp” riêng, khác những câu nói thông thường : là triết lý nhưng luôn là sự việc thực tế; là suy lý nhưng vẫn thấm đượm tình cảm ; chặt chẽ, đanh thép mà lại giàu hình ảnh , nhịp nhàng, xuôi tai, thuâ ̣n miê ̣ng…Vì th ế có thể nhận diện tục ngữ qua một số đặc trưng cơ bản như:
- Tính ngắn gọn, hàm súc. Do tục ngữ ra đời bắt nguồn từ những nhận xét, phán đoán, suy luận của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội, những nhận xét này phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm, chân lý. Hơn nữa những kinh nghiệm này cần phải được lưu giữ, phổ biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác vậy nên tục ngữ cần phải ngắn gọn để tiện lợi cho trí nhớ. Mặt khác, sự ngắn gọn của tục ngữ càng làm tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm. Có những câu tục ngữ ngắn chỉ có 3 tiếng như: “may hơn khôn”; “Túng thì tính”, những câu tục ngữ 4 - 8 tiếng như: “Mất con còn cháu”; “Bụt chùa nhà không thiêng”, “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”…
- Tính đối xứng - đây là một đặc điểm nổi bật của câu tục ngữ. Nó không chỉ góp phần tạo nên tính ngắn gọn, chặt chẽ của lối nói trong tục ngữ mà còn giúp cho người đọc dễ tiếp nhận.
Hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng, cân đối, hài hòa giữa các thành phần trong câu. Đó là những câu có những vế (thường là hai vế) đối ứng nhau,
có quan hệ logic chặt chẽ với nhau, hoặc giữa các vế có sự cân bằng về số lượng từ và sự đối ứng về từ loại, từ nghĩa… của những từ đồng vị.
Cấu trúc đối xứng giúp cho câu tục ngữ có được sự nhịp nhàng. Ở những câu tục ngữ có 2 vế, mỗi tiếng ở vế thứ nhất có thể đối với mỗi tiếng ở vế thứ hai. Ví dụ “Đố nào, ngàm ấy” (Đố - ngàm, nào - ấy). Nhiều câu tục ngữ được cấu tạo theo luật đối ý rất chặt chẽ: cách sắp xếp tiếng, sắp ý phải làm thế nào cho hai vế song song với nhau trong một mối tương quan hoặc bổ túc hoặc tương phản như: “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Hay thì khen, hèn thì chê”…
Ngoài ra tục ngữ còn có tính vần điệu. Vần là chất keo có chức năng kết dính, liên kết các yếu tố, các vế để tạo thành một phát ngôn hoàn chỉnh, chặt chẽ, bền vững, khó bị tan vỡ. Bên cạnh đó, nhờ vần điệu mà câu tục ngữ có âm hưởng mượt mà, xuôi tai, thuận miệng người tiếp nhận.
Nhịp cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên và làm rõ tính đối xứng của câu tục ngữ. Nhịp trong tục ngữ rất đa dạng, linh hoạt, “tự do”. Sự đa dạng của nhịp được biểu hiện ở một số khía cạnh như:
Cùng một câu tục ngữ nhưng khi nói có thể ngưng giọng ở những chỗ khác nhau sẽ tạo nên những sự ngắt nhịp khác nhau. Ví dụ:
Dâu hiền hơn/con gái Dâu hiền/hơn con gái
Giữa nhịp (hình thức) và ý nghĩa (nội dung) của một câu tục ngữ có liên quan mật thiết với nhau. Trong một câu tục ngữ có thể có nhiều loại nhịp đan xen với nhau. Ví dụ: “Ruộng bề bề/không bằng/nghề trong tay”
(nhịp 3/2/3); “Chăn tằm/kiếm cá/nuôi con/trong ba việc ấy/ai còn khoe hay” (nhịp 2/2/2/4/4)…Phần lớn các câu tục ngữ nhịp trùng với ranh giới giữa các vế có số lượng tiếng bằng nhau, đối nhau. Thí dụ: “Tay đứt/ruột xót”; “nhất nghệ tinh/nhất thân vinh”…
Nhịp và vần luôn gắn bó với nhau để tạo nên tính nhạc, sự hài hòa, sinh động cân đối cho câu tục ngữ. Nhịp và vần làm cho câu tục ngữ dễ ăn sâu vào trí nhớ con người. Trong tục ngữ vần và nhịp tự nhiên đồng thời là vần và nhịp logic giữa các vế. Nhịp và vần cũng góp phần làm cho tục ngữ dù là câu nói dùng hàng ngày nhưng vẫn mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tạo nghệ thuật ngôn từ.
- Tính hình tượng: Nhiều hình tượng trong tục ngữ rất linh hoạt và dí dỏm. Từ những quan sát cụ thể về thiên nhiên, cuộc sống xung quanh đã giúp nhân dân tìm được kho hình tượng ẩn dụ, so sánh, nhân hóa… ngụ suy nghĩ, tình cảm của mình. Hình tượng tạo nên vẻ đẹp tươi mát, sinh động, tính hàm súc và trong nhiều trường hợp tạo khả năng mở rộng nghĩa cho tục ngữ. Hình tượng trong tục ngữ được tạo ra bằng nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ…
1.2.3. Ca dao truyền thống
Ca dao là một trong những thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, vì thế mà có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa, khái niệm ca dao.
Theo Chu Xuân Diên: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán - Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca”. [23, tr.436].
Ca dao có nguồn gốc từ dân ca và có mối quan hệ chặt chẽ với dân ca. Nếu như dân ca là những bài hát và câu hát dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu thì có thể hiểu ca dao là phần còn lại dân ca khi đã tước bỏ làn điệu đi, chỉ đề lại lời”. [22, tr.411].
Trong quá trình sáng tác của thơ ca dân gian, khái niệm ca dao được dùng để chỉ bộ phận cốt lõi, tiêu biểu, đó là bộ phận những câu hát đã trở nên phổ biến và được truyền tụng rộng rãi trong nhân dân. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian, do đó tất cả những
sáng tác thơ ca nào mang phong cách của những câu hát cổ truyền, người ta gọi là ca dao.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Ca dao là những sáng
tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về mặt phong cách. Và ca dao
đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian”. [24, tr.32].
Theo Vũ Ngọc Phan: Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các thể loại khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca [43].
Ở mỗi tác giả tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng cùng thống nhất nhau về quan điểm: ca dao là tiếng hát tâm tình về cuộc sống của nhân dân lao động, là những sáng tác có vần điệu được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Dựa vào thời điểm xuất hiện, có thể chia ca dao làm hai bộ phận chính ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại.
Theo Chu Xuân Diên khi bàn về khái niệm ca dao cổ truyền (ca dao truyền thống) “… đó là bộ phận những câu hát đã trở thành cổ truyền của nhân dân. Gọi là cổ truyền bởi vì những câu hát này được phổ biến rộng rãi và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Gọi là cổ truyền bởi vì những câu hát này mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách… trở thành khuôn mẫu cho việc sáng tác thơ ca của nhân dân ở các thế hệ sau”. [22, tr.437].
Còn Nguyễn Hằng Phương nhận định: “Ca dao cổ tuy là khái niệm chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ của dân ca được sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám trở về trước”(7)
.
Như vậy có thể hiểu ca dao cổ truyền (ca dao truyền thống) là những bài ca dao sáng tác trước cách mạng tháng Tám, mang những đặc điểm
(7): Nguyễn Hằng Phương (2002), Một cách nhận diện ca dao hiện đại, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6 tr.67 -77.
nhất định trở thành khuôn mẫu cho việc sáng tác ca dao của nhân dân ở các giai đoạn sau.
1.2.4. Một số đặc điểm của ca dao
Về nội dung cũng như các thể loại văn học dân gian khác, ca dao phản ánh mọi mặt cuộc sống của người dân Việt Nam qua quá trình lịch sử. Đó là một bức tranh sinh động, phong phú, đầy màu sắc Việt Nam. Thể hiện một cách sâu sắc, rực rỡ thế giới quan, nhân sinh quan của con người Việt Nam. Đó là những quan niệm về trời, đất, về nguồn gốc con người. Là những bài ca dao phản ánh sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày của người dân lao động như:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Hay Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Những tâm tư, tình cảm của nhân dân lao động bị áp bức bóc lột như
Gánh cực mà đổ lên non
Còng lưng mà chạy cực còn theo sau
Hay Trời sao trời ở không cân
Kẻ ăn chẳng hết người lần chẳng ra.
Những câu ca dao ca ngợi cảnh đẹp, sản vật của quê hương, đất nước:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ Đồng Đăng có phố Kì lừa
Có nàng Tô Thị, có chủa Tam Thanh….
Tình yêu nam nữ là một bộ phận phong phú nhất trong ca dao. Ca dao đã phản ánh mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường của nó từ gặp gỡ, hẹn ước.
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Giai đoạn gắn bó, thề nguyền
Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà mẹ hỏi qua cầu đánh rơi…
Giai đoạn hạnh phúc, nhớ nhung
Ngó em không dám ngó lâu
Ngó qua một chút đỡ sầu mà thôi.
Nhưng ca dao cũng không quên phản ánh sự thất bại của chàng trai hoặc cô gái trong tình yêu với những lời than thở, oán trách:
Đôi ta là bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng Bởi chưng thầy mẹ nói ngang
Cho nên đũa ngọc mâm vàng xa nhau… Ca dao truyền thống cũng phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tình cảm anh em, vợ chồng như:
Chồng em áo rách em thương
Chồng người áo gấm xông hương mặc người Anh em như chân với tay
Về nghệ thuật, ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian. Những tác phẩm trong thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con người trong lao động, trong sinh hoạt gia đình và xã hội, hoặc nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao giờ cũng bộc lộ thái độ chủ quan chứ không phải miêu tả một cách khách quan những hiện tượng, những vấn đề được đưa ra. Cho nên trong ca dao, cái tôi trữ tình nổi lên một cách rõ nét.