Cách vận dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo hiện đại

Một phần của tài liệu Tục ngữ - ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại (Trang 67 - 84)

7. Bố cục

2.2.2. Cách vận dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo hiện đại

2.2.1.1. Vận dụng nguyên dạng

Vận dụng nguyên dạng tức là tác giả sử dụng trực tiếp câu tục ngữ phổ biến, quen thuộc trong tư duy của cả cộng đồng, và người đọc có thể dễ dàng nhận ra chúng trong lời thoại của nhân vật. Cách vận dụng nguyên văn nguyên dạng câu tục ngữ gốc trong văn học dân gian cũng là một cách xử lí tương đối khó với các tác giả, bởi nó đòi hỏi người vận dụng phải có một khả năng cảm nhận hết sức tinh tế về ý nghĩa của câu tục ngữ đồng thời phải có kinh nghiệm xử lí ngôn ngữ để có thể “ghép” những câu tục ngữ vốn là những từ, câu được đúc sẵn theo khuôn mẫu xen vào lời nói của nhân vật, lời kể mà không bị cứng nhắc, gượng ép.

Kịch bản Chèo Đường đi đôi ngả (Trần Bảng) là một trong những kịch bản tiêu biểu về đề tài hiện đại, phản ánh bộ mặt mới của làng quê Việt Nam mà nổi bật là hình tượng về những người nông dân mới, đặc biệt là lớp người trẻ tuổi nam nữ thanh niên nông thôn, hồn nhiên vui tươi, hăng

say lao động sản xuất, kiên quyết đấu tranh chống những thói tiêu cực, sống trong sáng, lao động với cung cách mới, với sức mạnh mới là sức mạnh tập thể và bước đầu có khoa học như Phởn, Duyên, Lực, bên cạnh đó còn những cá nhân ích kỉ, chỉ chăm lo đến lợi ích riêng như Tư, bà Lợi… được diễn tả một cách trung thực trên sân khấu Chèo. Trong kịch bản của mình, Trần Bảng đã sử dụng, khai thác nhiều câu tục ngữ để đưa vào lời thoại của nhân vật, tuy vận dụng trực tiếp cả câu nhưng nó không khô cứng mà hết sức gần gũi, tự nhiên:

Nhân vật Phởn đã mượn trực tiếp câu tục ngữ “hai hàng châu lệ như mưa tháng mười” và đưa ra cách lí giải dí dỏm, hài hước của mình, để xua tan không khí lo lắng, tìm cách chống hạn hán cho làng xóm:

- Thiếu nữ: Có gì vui mà anh phởn thế?

- Phởn: Phởn đang lởn vởn có kế hay cứu làng cứu nước khỏi cơn đại hạn này đây.

- Thiếu nữ: gớm nhỉ!

- Phởn: Tôi chỉ vẩy tay vài cái là ruộng cái ruộng con tràn đầy những nước ngay.

- Thiếu nữ: - Sao anh lại đánh tôi?

- Phởn: Tục ngữ có câu: “hai hàng châu lệ như mưa tháng 10”. Châu lệ là nước mắt phụ nữ. Đánh các cô khóc lên thì cứ là ao tràn bờ, ruộng thừa cấy nước ngay. (Đường đi đôi ngả).

Câu tục ngữ “gieo gió gặt bão” được Duyên vận vào lời nói của mình để chỉ rằng sự việc nào cũng có nguyên nhân kết quả của nó, chỉ vì sự nóng nẩy, giận dỗi mà Duyên đã nhận lời lấy Tư, khi nghĩ lại thì cô tự trách bản thân mình đã vội vàng:

…Lỗi này chính tại ở mình thôi

Gieo gió gặt bão thường lẽ ở đời

Tư tưởng tiến bộ trong dân gian về việc lựa chọn tình yêu đôi lứa cũng được ông Mão vận dụng trực tiếp để đưa ra lời khuyên:

“Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên, tao thấy cắt đứt cũng phải thôi. Anh bảo tao đi giải thích, nó viện lẽ này lẽ nọ tao cũng chẳng biết lấy lý nào mà giải thích được”. (Đường đi đôi ngả). Câu tục ngữ được vận dụng đúng lúc giúp cho nhân vật có thể diễn giải, bộc lộ suy nghĩ của mình một cách cô đọng mà vẫn biểu cảm.

Kịch bản Chèo Con trâu hai nhà (Trần Bảng) miêu tả bức tranh về đời sống nông thôn sau cải cách ruộng đất với những mâu thuẫn mới nảy sinh giữa hai lề lối làm ăn, hai con đường sản xuất, đồng thời miêu tả không khí lao động, sản xuất sôi nổi - vốn là không khí đầy phấn khởi của những năm hòa bình đầu tiên - của những ngày nông thôn miền Bắc Việt Nam bước vào xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Vở Chèo diễn tả một cách chân thật và sinh động những hình tượng về người nông dân mới, người nông dân được giải phóng và lần đầu tiên trong lịch sử hàng ngàn đời nay, bước vào lối làm ăn tập thể. Vở Chèo cũng đã sử dụng trực tiếp nhiều câu tục ngữ để đưa vào lời thoại của nhân vật như:

Câu tục ngữ “cứu bệnh như cứu hỏa” chỉ việc quan trọng, cấp thiết cần phải xử lí, giải quyết ngay, được Bà Mây sử dụng để nói thái độ của Khoát khi thấy con trâu hai nhà bị bệnh nhưng vẫn không để ý đến:

Anh Khoát về mau xem cụ Sửu dặn thế nào rồi còn đi lấy thuốc chứ! (Khoát vẫn không nói, không rằng lừ lừ đi vào). Chị xem đấy, cứu bệnh như cứu hỏa mà nó cứ lạnh như tiền không thèm họa đáp lại tôi một câu”. (Con trâu hai nhà).

Mụ Tuyên thì mượn câu tục ngữ “con giun xéo lắm cũng quằn” để kích động, xúi giục Vân làm những điều không hay khi Vân bị mọi người xa lánh:

Đời xấu xa có ai thiết đến nào Sống thế này sống nổi làm sao

- Mụ Tuyên: …Đường đi đã đến nước cùng

Đã bàn thì tính ngập ngừng không nên

- Vân: Việc ấy tôi không làm được đâu

- Mụ Tuyên: Con giun xéo lắm cũng quằn

Làm người mà chịu nhục nhằn mãi sao

Trong hoạt cảnh “Đường về trận địa” của Tào Mạt - Hoài Giao, câu tục ngữ thể hiện truyền thống yêu thương con người của người Việt “thương người như thể thương thân” được vận dụng trực tiếp qua lời thoại của cô nữ dân quân:“… có câu rằng thương người như thể thương thân”. Tình thương của cô thể hiện qua hành động chỉ đường giúp cho anh bộ đội tìm về đơn vị của mình trong đêm tối, một biểu hiện của tình cảm quân dân như cá với nước trong những năm kháng chiến, và chính những tình cảm tốt đẹp như thế là một cơ sở tạo nên sự gắn kết giữa quân với dân - một động lực, sức mạnh để có thể giành thắng lợi trong kháng chiến.

Trong kịch bản Chị Tâm bến Cốc, câu tục ngữ “thiên lôi chỉ đâu đánh đấy” được vận dụng trực tiếp để chỉ tính chất công việc:

- Chánh bảo: Như thiên lôi chỉ đâu đánh đấy

Chính tôi đây là chánh bảo an Nắm trong tay một lũ tuần làng

Lệnh xã trưởng cứ y như phép!

(Chị Tâm bến Cốc)

Câu tục ngữ oan oan tương báo cũng được sử dụng trực tiếp khi Cụ Lái cùng một số đồng chí trong đội du kích bị bắt, tra tấn, và đã hi sinh một cách anh dũng. Câu tục ngữ thể hiện một lời đúc kết của cha ông về luật nhân quả trong cuộc đời, trong kịch bản Chị Tâm bến Cốc là sự lên án, tố cáo những hành vi dã man của bọn lính giặc, đồng thời cũng là lời dự đoán,

thể hiện niềm tin tưởng vào chính nghĩa, lẽ phải, cụ tin rằng những hành động tàn ác của bọn chúng gây ra cho làng xóm, quê hương cụ rồi sẽ phải trả giá theo quy luật của cuộc đời “oan oan tương báo”.

- Cụ Lái: Nay oan oan tương báo, hại người người sẽ hại ta

Sự dũng cảm hi sinh của cụ và các chiến sĩ đã được ghi danh muôn đời:

Sông Hồng cuồn cuộn trôi đi

Nước tươi màu đỏ rậm rì cây xanh

Những người liệt sĩ vô danh

Ấy nền độc lập, ấy thành vinh quang

Nghìn sau trên cuốn sử vàng

Chữ ngời dân tộc vẻ vang anh hùng.

(Chị Tâm bến Cốc)

Trong kịch bản Sợi tơ vàng, Lụa - cô nữ đội trưởng một đơn vị trồng dâu nuôi tằm đã nói những khuyết điểm còn tồn tại ở đội mình và nhường cờ tiên tiến cho đội khác. Điều này gây bất bình cho mọi người, và bị mọi người giận dỗi, trách móc:

- Chích: ra cái vẻ thật thà. Vạch áo cho người xem lưng! Giỏi quá! (Sợi tơ vàng).

Hay Chích khi ngầm tỏ tình cảm với Thân, nhưng cũng không quên nhắc khéo:

… Anh đừng bắt cá hai tay

Bỏ hoa thiên lý vơ dây bầu già

Chị Mắn cũng mượn nguyên lời tục ngữ để chỉ hoàn cảnh, sự vất vả, bận rộn của mình:

Cô Lụa hãy tính xem thử

Một mình tôi tất tưởi sớm hôm,

Ấy thế mà người ta còn hoạnh họe”

… Đau đẻ còn chờ sáng trăng

Thu xếp được cũng dăm năm nữa

Nói thì dễ, làm thì khó

Tôi chán lắm rồi, chỉ có nói suông! (Sợi tơ vàng)

Trong kịch bản Cô gái làng Chèo, Cúc cũng đã vận dụng tục ngữ để đưa vào lời nói của mình rất tự nhiên, đồng thời câu tục ngữ được đặt trong ngữ cảnh khi Chánh Bất học đòi hát ả đào đã tạo nên tiếng cười châm biếm nhẹ nhàng mà kín đáo:

…Khổ, đấm vào miệng nhau như thế thì hát làm sao được. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Đã không biết còn ra vẻ ta đây, cầm trầu cầm trịch. Không bõ thiên hạ người ta cười cho ấy. (Cô gái làng Chèo).

Một số câu tục ngữ Hán Việt khi được đưa vào lời thoại của nhân vật cũng được sử dụng nguyên dạng như:

- Ông Hỉ: tiền chủ hậu khách. Giỏi thì ông diễn trước đi

- Tân: Các cụ nói sinh ư nghệ tử ư nghệ quả không sai.

(Cô gái làng Chèo)

- Ông Đỗ: Ôi chao, dĩ thực vi tiên

Trước phải lo tiền, sau mới lo đến tiến Trông lên rồi cũng phải trông xuống,

Chứ máu mê thành tích rồi xích mích cả làng.

- Ông Ất: Quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng bị gậy, người thích cái quyền, kẻ cầu cái lợi. Chẳng chi bằng ta làm chủ cái hầu bao… (Chiếc nón bài thơ).

Câu tục ngữ chỉ thái độ ứng xử trong gia đình, trong xã hội cũng được Chèo vận dụng trực tiếp:

Dẫu trăm nhát cuốc vẫn giật hoài vào trong

Câu phương ngôn vẫn thường nói rằng trăm con lợn cũng chung một lòng”.

- Ông Ất:

Các vị non gan lắm

Chỗ làng xóm với nhau ăn kiếp ở đời Ai nỡ cạn tàu ráo máng…”

Bà Sửu: Phải đấy, liều với ban quản trị vụ này. Được ăn cả, ngã về không chẳng sợ. (Chiếc nón bài thơ).

Tác giả cũng mượn những câu tục ngữ như “cố đấm ăn xôi để chỉ những kẻ ngu dốt mà không nhận ra, lại còn cố chấp bảo thủ như ông Ất thể hiện qua ngôn ngữ của Phó Cối:

Ấy thế rồi, trải mấy trận mưa sa gió táp

Vụ chiêm xuân hứa hẹn được mùa

Riêng mấy người vụ lợi đã tính lẫn nước cờ Cố đấm ăn xôi, xôi hẩm cả…. (Chiếc nón bài thơ).

2.2.2.2 Vận dụng ở dạng cải biến

Qua khảo sát cho thấy số lượng các tục ngữ được sử dụng ở dạng cải biến nhiều hơn số lượng câu tục ngữ ở dạng nguyên thể. Đây cũng là một cách xử lí để câu tục ngữ hòa vào ngôn ngữ tác phẩm, có trường nghĩa mới, có sự nhịp nhàng, hài hòa trong cách diễn đạt.

Vận dụng ở dạng cải biến khá đa dạng, có thể là cải biến về mặt ngữ âm, về từ ngữ, có thể đảo từ, đảo vế của câu tục ngữ, tách vế hoặc chỉ sử dụng một vế, mượn ý của câu tục ngữ, dạng chen thêm một số từ ngữ, dạng mô phỏng và triển khai khuôn hình tục ngữ; cũng có khi tác giả sử dụng liên tiếp nhiều câu tục ngữ trong một ngữ cảnh (hoàn cảnh).

* Dạng cải biến về từ ngữ: tức là thay đổi từ ngữ trong câu tục ngữ nguyên dạng bằng một từ khác có nghĩa gần nhau hoặc vẫn giữ nguyên

được nghĩa gốc chẳng hạn như câu tục ngữ: “Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm” đã được nhân vật Vui trong kịch bản Sợi tơ vàng sử dụng để chê trách sự lười biếng, trốn việc của cô Chích khi mà cả đội đang tập trung để bắt sâu cho tằm:

- Chích: Chiều nay tôi bị nhức đầu,

Lại lờ mờ đêm tối, bắt sâu được à? Họ thi đua với người ta

Họ tài giỏi họ ra họ làm

- Vui: Có bác sĩ Vui đây

Sách châm cứu, thuốc linh đan

Kê đơn xem mạch rõ ràng nguyên nhân Nan y: suy nhược tinh thần

Cái đầu sài lắc, cái chân sài mòn Ăn thì chọn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm Sinh ra cái bệnh đau hàm

Khi ăn thì đỡ, khi làm thì đau”. (Sợi tơ vàng)

Câu tục ngữ gốc: Ăn thì chọn những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm => vào tác phẩm Ăn thì lựa những miếng ngon/Làm thì chọn việc cỏn con mà làm. Tuy có thay đổi từ ngữ nhưng về bản chất thì khi thay từ “chọn” bằng từ “lựa” thì nghĩa của câu tục ngữ gốc vẫn không đổi.

Câu tục ngữ được vận dụng vừa phản ánh đúng tính cách của nhân vật đồng thời trong ngữ cảnh này nó cũng khiến cho người đọc phải bật cười, như vậy mượn tục ngữ vừa để chỉ tính cách của nhân vật nhưng cũng thể hiện tiếng cười hài hước, châm biếm nhẹ nhàng.

Trong kịch bản Chiếc nón bài thơ, khi bà Sửu và bà Mậu nói chuyện với nhau:

- Bà Sửu: - Thế còn chị Nhâm, em nghe nói sắp xây dựng với anh Thìn kĩ sư nông nghiệp, thế mà bà chị giữ kín thật.

- Bà Mậu: - Đúng là trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã hay. Anh Thìn có thỉnh thoảng qua đây

Là để liên hệ công tác với thầy nó nhà tôi chứ đâu phải chuyện ấy!

Câu tục ngữ gốc: Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông => trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã hay. Đặt trong ngữ cảnh giao tiếp giữa bà Mậu và Bà Sửu thì từ “hay” được thay cho từ “thông” cũng không làm thay đổi nghĩa của câu tục ngữ gốc, và trong trường hợp này, vận dụng câu tục ngữ trên để phủ định thông tin mà bà Sửu nghe được.

Ông Mậu là một con người thẳng thắn, công minh, tình nghĩa luôn vì tập thể đấu tranh với thói ích kỉ, tham lam, vụ lợi của những người nông dân trong quá trình tham gia sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy mà ông không được một số người bảo thủ, chậm tiến “ưa”, bà Mậu thấy thế thì khuyên chồng:

Bà Mậu: …Từ ngày ông ra làm trưởng ban kiểm soát Chẳng hiểu vì sao mà khúc mắc với nhau luôn Thôi, đại hội kì này ông cứ xin nghỉ là hơn Làm việc như ông, vất vả lại mua thù chuốc oán Vẫn biết ông muốn vì dân cống hiến

Nhưng hợp tác xã người ta chẳng chết vì cái nỗi thiếu ông Có cô thì chợ cũng đông

Cô đi lấy chồng chợ vẫn cứ vui

So với câu tục ngữ gốc: Có cô thì chợ cũng đông/Cô đi lấy chồng thì chợ cũng vui” từ “vẫn” thay cho “cũng” nhưng không làm thay đổi nghĩa của câu tục ngữ gốc.

* Dạng chen thêm từ

Dạng này có hình thức thêm một số từ ngữ vào câu tục ngữ nguyên dạng, cũng có khi vừa thêm từ ngữ mới, vừa lược bớt từ ngữ trong câu tục ngữ gốc để hòa vào với ngôn ngữ của nhân vật. Dạng này khiến cho câu tục ngữ trở nên tự nhiên như lời nói thường nhưng vẫn gợi lên khuôn hình quen thuộc của tục ngữ trong tư duy người tiếp nhận.

Trong kịch bản Đường đi đôi ngả, Duyên vì tính tự ái cao đã chia tay với Lực và nhận lời lấy Tư - một thanh niên có lối sống ích kỉ, chỉ chăm lo cho lợi ích cá nhân mà không cùng tham gia sản xuất, cứu đồng ruộng khỏi hạn hán cùng mọi người. Phởn biết vậy liền khuyên ngăn Duyên:

- Trăm sự chẳng lành, ngàn điều không tốt xin cứ đổ cả vào đây. Nếu bà cô sợ đầu tôi như đầu vịt thì tôi xin đội lá khoai và nếu vạn sự chẳng hay thì tôi lấy gầu giai kia tôi đựng. (Đường đi đôi ngả)

Lời khuyên chân tình nhưng cũng không kém phần dí dỏm đã được nhân vật mượn ý từ câu tục ngữ nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai.

Là một người bạn tốt, Phởn không ngần ngại giúp đỡ Duyên, tháo gỡ mối duyên “không mong muốn này” cho cô:

- Phởn: Đã tự ái ta càng trêu cho tức, đến nước cùng phải cắt đứt

Một phần của tài liệu Tục ngữ - ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)