Cách vận dụng ca dao trong kịch bản Chèo truyền thống

Một phần của tài liệu Tục ngữ - ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại (Trang 91 - 97)

7. Bố cục

3.1.2.Cách vận dụng ca dao trong kịch bản Chèo truyền thống

Văn Chèo đã tiếp thu rất nhiều ca dao và thường mượn nguyên văn, nguyên lý chẳng hạn như:

Châu Long đã mượn nguyên lời ca dao để bộc lộ tâm trạng của mình:

Vì chàng thiếp phải long đong

Những như thân thiếp cũng xong một bề

Và khi nhận định tấm lòng chung thủy của Châu Long, Chèo đã mượn câu ca dao:

…Thức lâu mới biết đêm dài. Ở lâu mới biết lòng người có nhân.

(Lưu Bình – Dương Lễ)

Hay …Vì chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải đâm bèo thái khoai.

(Quan Âm Thị Kính)

Nhiều khi Chèo sửa đổi câu ca dao hoặc một số từ của câu ca dao bằng cách thêm lời đổi ý để làm nổi rõ tâm trạng và tính cách nhân vật, như lời Thị Mầu trong điệu hát sắp:

Đôi ta như cóc men tường Đã trót thì trét, ta thương nhau cùng.

Hay thay đổi chữ làm chuyển ý hoặc đổi ý cho câu văn.Từ câu hát: Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Vào Chèo Thị Mầu đã đổi đi một chữ và chuyển lại chủ ngữ để tự nói tâm tính của Thị bấy giờ:

Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình chẳng xinh. Từ câu ca dao:

Gió nam đánh tốc yếm đào

Anh nghĩ oản trắng anh vào thắp hương. Chèo đã đổi thành:

Ới anh Nô ơi!

Gió xuân đánh tốc cái dải yếm đào Anh trông thấy oản sao anh chẳng vào thắp hương.

(Quan Âm Thị Kính)

Đối tượng câu ca dao ở đây đã đổi hẳn từ là câu ca dao của nam hát sang hát chèo đã đổi thành câu ca của nữ. Nhưng cái ý táo bạo và nghịch ngợm thì vẫn còn như cũ.

Hay từ câu ca dao:

Cau non tiễn chum lòng đào

Trầu têm cánh phượng, dọc dao lưu cầu.

Chèo đã đổi thành:

Cau non tiễn chũm lòng đào

Trầu têm cánh phượng, thiếp trao cho chàng. (Quan Âm Thị Kính)

Từ một sự mô tả cung cách phù hợp, cân xứng đổi thành sự tỏ tình tha thiết và trân trọng.

Hay từ bài quan họ Bắc Ninh khi vận dụng vào Chèo đã chuyển lời, chuyển ý:

Trống cơm khéo vỗ nên bông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chót say huê phải tìm huê Đã thành gia thất thì về

Ở làm chi nữa chúng chê bạn cười Tôi nói đây hẳn không ai cười

Lòng tôi không giăng gió, tôi không phải người gió giăng (Quan họ Bắc Ninh)

Chèo đã đổi thành:

Qua sông tôi phải lụy đò

Bởi chưng trời tối tôi phải lụy cô bán hàng Trống cơm khéo vỗ lên bông

Đàn cầm khen ai khéo vẽ nên cung xang xề Chả nên gia thất thì về

Ở làm chi mãi chúng chê bạn cười Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười

Lòng tôi không giăng gió tôi gặp người gió giăng Gió giăng thì mặc gió giăng

Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên.

(Hát quá giang khi Súy Vân giả dại trong Chèo Kim Nham)

Hai đoạn lời ca của quan họ và Chèo chỉ khác nhau có mấy câu nhưng tình ý đã hoàn toàn khác hẳn. Từ chỗ tình duyên hợp lý đã nên gia thất đổi thành tình duyên bất hợp lý - chả nên gia thất. Từ chỗ tình yêu tự giác đổi thành tình yêu không tự giác “Lòng tôi không giăng gió tôi gặp phải người gió giăng”.

Có khi Chèo trích một vài câu trong bài ca dao dài: đây cũng là một hình thức rất hay được dùng trong Chèo truyền thống.

Bài ca dao: Gió đưa cây cửu ly hương

Xa cha, xa mẹ, thất thường bữa ăn Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm.

Khi vào điệu “sắp dựng” Chèo chỉ trích có 2 câu:

Khúc sông bỏ vắng, đời người sầu riêng Sầu riêng cơm chẳng buồn ăn

Hễ cất lấy bát lại dằn xuống mâm

Xê ra kẻo chúng anh nhầm. (Kim Nham)

Trích nhiều câu ca dao ở nhiều bài khác nhau ghép lại thành lời ca của một điệu Chèo: hình thức này hay thấy ở các điệu Chèo có nhiều trổ như:

Thuyền tình đã ghé tới nơi

Khách tình sao chả xuống chơi với tình Thuyền không đỗ bến Giang Đình Cây khô chưa dễ mọc chồi

Bác mẹ già chưa dễ ở đời với ta Non xanh bao tuổi đã già

Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu (Ca dao)

Điệu Sắp cổ phong:

Trổ thân bài: Khách tình sao chẳng xuống chơi với tình/Thuyền không đậu bến Giang Đình

Trổ nhắc lại: Ta không ta chỉ lấy mình mà thôi/ Cây khô há dễ mọc chồi

Trổ nhắc lại: Bác mẹ già há dễ ở đời với ta/Con dao vàng cắt miếng giò hoa

Trổ nhắc lại: Bày lên đĩa sứ bưng ra khuyên mời Trông lên thấy bạn sao chả thấy chàng.

Trổ kết: Bâng khuâng như mất lạng vàng trên tay”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở bài thơ trên, ta thấy lời ca tuy ghép nhiều câu ca dao khác nhau nhưng vẫn thống nhất được chủ đề “chờ đợi mà không thấy” và hình thức vẫn giữ được vần nối tiếp nhau”.

Tu chùa nhà chẳng có phật ru Mà em cắp nón đi tu chùa nào Vắng ông giăng đã có ông sao

Vắng giàn huê thiên lý đã có huê đào nhị thiên

Có phen tiên lại tầm tiên

Phú đi tầm quý, khách bạn hiền tầm nhau Chuộng chuối chuối lại cao tàu

đã sử dụng và ghép từ hai bài ca dao:

Vắng trăng thì đã có sao

Vắng hoa thiên lý có đào nhị thiên Chuộng chuối chuối lại cao tàu

Chuộng em em lại ra màu làm cao

Đảo lộn trật tự của câu ca dao: chẳng hạn như lời của Đào Huế khi lặn lội đi tìm chồng:

Trèo lên ba dội tôi coi

Bốn dội tôi ngồi, năm đội tôi trông Nồi đồng lại úp vung đồng

Con gái xứ Huế lấy chồng Đồng Nai Dậm chân với đất kêu trời

Lấy chồng trong Quảng biết đời nào ra. (Ca dao)

Khi vào bài hát “Dậm chân” đã đảo lộn câu thơ

Dậm chân vái đất kêu trời

Con gái xứ Huế lấy chồng Đồng Nai Gieo mình vào cái chốn sập vàng Cả ăn cả mặc lại càng cả lo Chớ tham vóc lĩnh trìu hoa…

Không chỉ vận dụng trực tiếp, vận dụng có biến đổi mà Chèo còn sáng tạo lời thoại mới. Nhiều câu khi đọc lên không rõ đâu là ca dao, đâu là văn Chèo, như khi nói đến nỗi đau xót oan khiên:

Ba năm trọn đạo cùng chồng, Nào con có dạ bòng bưởi cho cam Vì đâu sẻ nghé tan đàn…

(Quan Âm Thị Kính)

Hay bộc lộ lòng trông ngóng quê hương trong điệu hát Sa lệch chênh:

Bữa cơm thất thểu ít nhiều

Cảm thương cha mẹ, nhớ chiều vợ con.

Đó còn là những câu nói, câu hát được sáng tác thêm nhưng vẫn theo phong cách của ca dao, dân ca như:

Thầy như táo rụng sân đình Em như gái dở đi rình của chua

(Lời Thị Mầu)

- Ta đi chợ Dốc, ngồi gốc cây đa

Thấy cô yếm thắm mặc áo nâu già thắt dây lưng xanh Khăn xanh có rí đôi đầu

Nửa thương bác mẹ nửa sầu đôi nơi (Lời Súy Vân)

Còn có thể dẫn ra rất nhiều đoạn lời đối thoại, độc bạch, lời thơ trong làn hát như những câu, những đoạn kể trên. Đó là những câu hát câu nói có tuyền luật mang đậm đà phong vị ca dao, với cách cảm, cách nghĩ và thủ pháp nghệ thuật thi ca của người bình dân xưa. Chúng mang đầy đủ những đặc điểm của sáng tác dân gian: bình dị, hồn nhiên, trong sáng và bằng những biện pháp tu từ, ẩn dụ, thể tỉ, thể hứng, hoán dụ, nhân hóa…. Nhìn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chung các câu thoại, lời ca này đều đã được chọn lọc qua nhiều thế hệ nghệ sĩ dân gian tham gia gọt rũa cho nên đều có giá trị văn học.

Một phần của tài liệu Tục ngữ - ca dao truyền thống trong kịch bản chèo hiện đại (Trang 91 - 97)