7. Bố cục
2.1.3. Nhận xét việc sử dụng tục ngữ trong kịch bản Chèo truyền thống
Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức và đây là một trong những đặc điểm gốc, chi phối các mặt nghệ thuật từ thể loại đến phương pháp sân khấu của Chèo. Vì vậy mà mọi tích Chèo đều xoay quanh cái trục bĩ cực thái lai, ở hiền gặp lành… và thường đi sâu vào những chuyện nói đến quan hệ vợ chồng, anh em, bạn bè, thầy tớ, con chồng dì ghẻ, mẹ chồng nàng dâu… những vấn đề va chạm chủ yếu đến cuộc sống hàng ngày của những người dân bình thường, trong một xã hội nông nghiệp. Qua đấy,
Chèo thường đề cao một khía cạnh đạo đức nào đó của nhân vật. Vậy nên có thể hiểu tại sao một số câu tục ngữ được lặp lại ở nhiều vở chèo truyền thống như: câu “xuất giá tòng phu phu tử tòng phụ” chỉ một quan niệm đạo đức truyền thống ở các nước phương Đông con gái lấy chồng phải theo chồng, đã được sử dụng 4 lần ở các kịch bản: Tôn Mạnh - Tôn Trọng; Lưu Bình - Dương Lễ, Trương Viên và Quan Âm thị Kính; câu tục ngữ qua cơn bĩ kịch tới tuần thái lai được sử dụng 5 lần ở các kịch bản Chu Mãi Thần; Kim Nham; Trương Viên (riêng vở Trương Viên lặp lại 3 lần).
Với ý đồ giáo huấn đạo đức, đặc biệt là đối với người phụ nữ, Chèo cổ đã xây dựng nên những mô hình nhân vật nữ chín tiêu biểu như Thị Kính, Thị Phương, Châu Long … và biến họ trở thành những người phụ nữ đạt tới chuẩn mực của luân lý tam tòng tứ đức. Họ là những nhân vật trung tâm trong các vở Chèo cổ và được xây dựng trên cở sở phép ứng xử của đạo đức truyền thống và hệ quy chiếu của đạo đức Nho giáo với chuẩn mực tam tòng, tứ đức. Để thỏa mãn nhu cầu giáo huấn ấy Chèo đã tạo ra cho các nhân vật trung tâm của mình mỗi người một hoàn cảnh để từ đó họ có điều kiện bộc lộ tính cách cũng như nghĩa vụ và hành vi đạo đức. Đó là Thị Kính, một cô gái hiền lành, hiếu lễ, giữ nếp gia phong, giữ đạo tam tòng, đầy đủ công dung ngôn hạnh. Vâng lời cha sắp đặt chuyện hôn nhân những vẫn canh cánh bên lòng thương cha mẹ già chưa nảy chồi đan quế biết lấy ai để thừa hoan tất hạ.
Thị Kính: Trình lạy cha, cha sinh con phận gái Con giữ đạo tam tòng
Riêng con e một cõi linh thông Muộn mằn chửa nảy chồi đan quế Thân Lão Lai xưa người ví thể Đem bố kinh thay đổi gọi là Chữ tòng phu con đã xuất gia
Lấy ai để thừa hoan tất hạ
(Quan Âm Thị Kính)
Ở tích Trương Viên, nhân vật Thị Phương không cậy nhà giàu hay ỷ thế con quan đã vâng lời cha lấy anh học trò nghèo, giữ đạo tòng phu.
Thị Phương: Sinh là con gái Như hạt mưa sa
Hạt đài ngọc sa xuống giếng
Thân thiếu nữ như hoa chín chiếng Như nụ tầm xuân mọc ở giữa rừng Cha đặt đâu con xin ngồi đấy (Trương Viên)
Trong kịch bản Chèo Lưu Bình - Dương Lễ, Nàng Châu Long vì chồng mà đã nhận lời giúp Lưu Bình ôn luyện kinh sử thành tài nhưng vẫn không quên lời chồng dạy.
Dương Lễ: Châu Long em,
Nàng có đi thì nàng cũng nói Để cho anh đành dạ cậy trông Sách có câu: nữ hữu tam tòng Còn bé tại gia tòng phụ
Cả lớn khôn xuất giá tòng phu.
Nàng Trinh nguyên trong kịch bản Chèo Tôn Mạnh - Tôn Trọng
cũng một lòng theo đạo tam tòng:
Thương ơi!
Tôi Trinh Thị tại gia tòng phụ Xuất giá phải tòng phu
Cho phải đạo tam tòng tứ đức…
Nếu những nhân vật như Thị Kính, Châu Long, hay Thị Phương được Chèo xây dựng trở thành những nhân vật trung tâm điển hình cho mẫu người phụ nữ luôn giữ đạo tam tòng tứ đức thì bên cạnh đó, Chèo
cũng xây dựng nên những nhân vật trung tâm khác mà ở họ chứa đựng sự nổi loạn, không tuân theo cái luân lí ấy. Tuy nhiên họ vẫn không thể thoát khỏi vòng kiềm tỏa của đạo tam tòng. Ở tích Kim Nham, nàng Súy Vân cũng theo đạo tam tòng, nghe lời cha mà xuất giá
Súy Vân: …Con đâu biết thắm đậu phai chừng Cha đặt đâu con xin ngồi đấy (Kim Nham)
Nhưng với sự nổi loạn của mình nàng không chịu được cảnh lẻ loi trong lúc xa chồng mà theo tiếng gọi của dục vọng nghe lời Trần
Phương, giả điên ép Kim Nham phải từ hôn để được dễ dàng đến với Trần
Phương…
Bên cạnh ý đồ giáo huấn đạo đức, Chèo truyền thống cũng vận dụng kho tàng tục ngữ để khẳng định triết lý của kịch bản hoặc bộc lộ xu hướng tư tưởng của tác phẩm và ít nhiều mang tính chất dự báo cho câu chuyện sắp được kể. Như lời giáo đầu trong vở Kim Nham:
Tạo hóa xoay vần
Qua cơn bĩ cực sang tuần thái lai Giời chung giời chả riêng ai
Đừng so hơn thiệt chớ nài gian nan Cho hay tạo vật ố tàn
Gian nan hội trước, thanh nhàn hội sau
Ta cũng bắt gặp triết lý này trong lời giáo đầu ở vở Trương Viên
Tạo hóa xoay vần
Hết cơn bĩ kịch đến tuần thái lai Giời chung, giời chẳng riêng ai Vun trồng cây đức ắt dày nên nhân Hễ ai có phúc có phần
Giàu nghèo tại số, gian truân bởi trời Phương ngôn dạy đủ mọi nhời
Khi khảo sát tục ngữ trong các kịch bản Chèo truyền thống cũng có một đặc điểm đáng chú ý là các tác giả dân gian bên cạnh việc sử dụng những câu tục ngữ thuần việt cũng đã sử dụng những câu tục ngữ Hán Việt chẳng hạn như: “ác giả ác báo” (Quan Âm Thị Kính); “qua cơn bĩ cực tới tuần thái lai”, “quyền huynh thế phụ”, “bần tiện bất năng di” (Chu Mãi Thần); “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”; “nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại
(Tôn Mạnh - Tôn Trọng)…. thường những tục ngữ Hán Việt này được vận dụng nguyên dạng và đây cũng là một cách để tạo nên sự kết hợp giữa tính dân gian và bác học trong Chèo.
Sự kết hợp giữa tính dân gian và tính bác học còn được thể hiện qua sự đan xen giữa những câu tục ngữ thuần việt với những câu đậm chất bác học:
Xử nhân úy bất như xử nhân ái
Cầu nhân tài mạc nhược đắc nhân tâm Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con
Chàng có lấy ai sinh năm đẻ bẩy thì cũng là
Con thiếp con chàng hồ dễ con ai!
(Lời Đào Huế trong Chu Mãi Thần) Chèo truyền thống đã vận dụng linh hoạt kho tàng tục ngữ để đưa vào lời thoại trong kịch bản. Có khi nó được vận dụng trực tiếp, có khi nó được cải biến cho phù hợp với nội dung, tính cách, hoàn cảnh của từng nhân vật, của từng tích truyện. Chèo dùng tục ngữ để phản ánh, thể hiện một khía cạnh tính cách, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật, đồng thời Chèo cũng dùng tục ngữ để thể hiện những mục đích giáo huấn, thể hiện những triết lý nhân sinh trong đời sống của con người. Những bài học đạo đức đầy tính chất giáo huấn hay những triết lý nhân sinh này là một trong những giá trị lớn, góp phần nhấn mạnh ý nghĩa của các vở Chèo, hơn nữa nó còn giúp cho người xem vở diễn nhận thức sâu hơn về cuộc đời và về con người để
điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Triết lý nhân sinh cũng là một nhu cầu tự thân của mỗi con người khi đã trải nghiệm cuộc sống từ việc nhỏ trong sinh hoạt cho đến việc lớn ở đời, vì vậy trong lời thoại của Chèo hiện đại phải quan tâm đến triết lý nhân sinh và đây cũng là mảnh đất để cho người viết gửi gắm bao nỗi niềm tâm sự và suy nghĩ trăn trở về thế thái nhân tình.