Mục đích, định hướng

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 82 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1Mục đích, định hướng

Khi thực hiện phải đạt được hai nhóm mục tiêu sau:

- Tăng cường sự đóng góp của của vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực kinh tế này; tăng sự đóng góp của khu vực FDI vào GDP của Việt Nam; phấn đấu đến năm 2020 cơ bản đưa Việt nam thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại.

- Tăng cường tác động của nguồn vốn FDI trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như: thất nghiệp, nâng cao mức sống cho người lao động, thu hẹp khoảng cách nông thôn và thành thị, bảo vệ môi trường,...

Để thực hiện giải pháp phải thường xuyên rà soát những ngành, lĩnh vực cụ thể đối với thị trường thế giới nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao

77

công nghệ và phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và góp phần tích cực vào việc giải quyết các vấn đề xã hội. Hiện nay theo các hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết thì không được phép sử dụng các biện pháp hành chính để ép buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu theo tỷ lệ nhất định, nâng tỷ lệ nội địa hóa, sử dụng các dịch vụ trong nước, chuyển dao công nghệ, sử dụng lao động trong nước,...Do vậy để nâng cao hiệu quả tác động của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như góp phần vào việc giải quyêt các vấn đề kinh tế - xã hội thì tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể có thế sử dụng một số nhóm chính sách khuyến khích chủ yếu sau:

- Nhóm chính sách khuyến khích tài khóa, bao gồm: miễn hoặc giảm các loại thuế đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài; cho phép bù lỗ đối với lợi nhuận trong tương lai.

- Nhóm chính sách khuyến khích tài chính, bao gồm: hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp như trợ cấp, cho vay ưu đãi, tín dụng xuất khẩu...và hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp.

- Nhóm chính sách hỗ trợ khác, bao gồm cung cấp dịch vụ miễn phí, ưu đài về thị trường,..

Tuy nhiên biện pháp thực hiện cần có sự kết hợp hài hòa giữa hai nhóm khuyến khách đầu tư và hạn chế đầu tư. Trong trường hợp những ngành nghề có ảnh hưởng quan trọng đến an ninh quốc gia; gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường; ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, thuần phong mỹ tục và đạo đức con người;...thì cần phải có các biện pháp hạn chế nhằm giảm những tác động xấu. Còn đối với lĩnh vực hoặc ngành sản xuất không thuộc những trường hợp nêu trên, có tác động lớn đến tăng trưởng và phát triển kinh tế thì chúng ta phải sử dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư.

78

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 82 - 84)