Bảo hộ tài sản hợp pháp và đối xử công bằng với nhà đầu tư FDI

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3Bảo hộ tài sản hợp pháp và đối xử công bằng với nhà đầu tư FDI

Trong chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thì nhà đầu tư nước ngoài được bảo hộ về vốn và tài sản hợp pháp cũng như được đối xử công bằng không phân biệt với các nhà đầu tư trong nước. Các nhà đầu tư đều được pháp luật bảo vệ đều phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và được hưởng những quyền lợi hợp pháp ngang nhau. Cụ thể:

- Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều được quản lý bằng các văn bản pháp luật thống nhất như: Luật đầu tư, luật đất đai, luật thuế, luật sở hữu trí tuệ,...với các điều khoản qui định chung.

- Theo luật pháp Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam được đảm bảo về vốn và tài sản. Những tài sản của các nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đều được pháp luật bảo vệ như nhau. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thương theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.[20, điều 6]

- Theo thông lệ quốc tế, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án được chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối

29

với Nhà nước. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Nhà nước áp dụng một mức giá, lệ phí thống nhất đối với hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

- Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi ưu đãi cao hơn quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi ưu đãi theo qui định mới kể từ ngày thực thi pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực. Trường hợp chính sách mới làm ảnh hưởng bất lợi đến nhà đầu tư thì nhà đầu tư vẫn được hưởng các quyền lợi được ghi trong giấy chứng nhận đầu tư hoặc được bồi thường để giảm trừ thiệt hại theo qui định cảu pháp luật.

Như vậy chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài được bảo hộ về mặt vốn, tài sản hợp pháp, được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ giống nhau bằng hệ thống pháp luật công khai, minh bạch không có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 34 - 35)