7. Kết cấu của luận văn
1.4.4 Tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định khuyến khích và
và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương
Để hội nhập kinh tế quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa cũng như bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam trong những năm gần đây đã tích cực tiến hành đàm phán và ký kết các hiệp định đầu tư song phương; tham gia ký kết các hiệp định đầu tư khu vực và đa phương. Việc tham gia ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Việt Nam đã tạo ra niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
30
Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật đầu tư Việt Nam thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó. Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. [20, điều 5]. Như vậy với việc tham gia ký kết các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư của Việt Nam đã đưa luật pháp đầu tư của Việt Nam gần hơn với luật pháp về đầu tư quốc tế.
- Đối với Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương: Đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết gần 60 hiệp định khuyến khích đầu tư song phương, trong đó có những đối tác đầu tư lớn và quan trọng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Malaixia...Nội dung cụ thể do hai bên thỏa thuận chủ yếu là các nội dung sau: đối tượng và phạm vi điều chỉnh; qui định về việc thành lập doanh nghiệp FDI; Qui định về đối xử quốc gia sau khi thành lập; Qui định về đối xử tối huệ quốc; Bảo đảm thanh toán và chuyển tiền; Bảo lãnh và đền bù trong trường hợp quốc hữu hóa; Bảo lãnh về chuyển đổi ngoại tệ và chuyển đổi vốn và lợi nhuận về nước; giải quyết tranh chấp, bao gồm cả giải quyết tranh chấp giữa quốc gia và giải quyết tranh chấp giữa quốc gia với nhà đầu tư.
- Đối với hiệp định khu vực và đa phương về khuyến khích bảo hộ đầu tư: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa Việt Nam cũng đã nỗ lực đàm phán và ký kết các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư mang tính khu vực và đa phương như: Hiệp định đầu tư ASEAN, APEC, WTO,...
31
Việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương của Việt Nam giống như một chiếc cầu nối đưa các nhà đầu tư nước ngoài đến gần hơn với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam đồng thời tạo ra một thông điệp là Việt Nam sẵn sàng mở rộng vòng tay đón nhận các nhà đầu tư trên thế giới.