7. Kết cấu của luận văn
3.1.1 Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Một trong những biện pháp tăng cường thu hút vốn và đầu tư nước ngoài đó là tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công về thu hút nguồn vốn FDI của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì quá trình xúc tiến đầu tư lại cực kỳ quan trọng và có tác động rất lớn đến việc thu hút vốn của mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam đang có nhiều lợi thế cơ bản về môi trường đầu tư cụ thể như sau:
Thứ nhất, Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính
trị - xã hội. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt kết quả khả quan, bình quân mỗi năm tăng gần 6%. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan trong những năm tới.
Thứ hai, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” với 60%
người dân trong độ tuổi lao động; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên của WTO, đã và đang tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực.
Thứ ba, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập
môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng,
68
cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.
Đó là những lợi thế mà Việt Nam đang có để hấp dẫn các nhà đầu tư, vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tư tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
3.1.1.1. Mục đích, định hƣớng
Mục đích của giải pháp là nâng cao hiệu quả của hoạt động, công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Định hướng của giải pháp là nâng cao tính chuyên nghiệp, tính thống nhất, tính liên kết của hoạt động xúc tiến đầu tư, việc xúc tiến đầu tư phải hướng vào các mục tiêu cụ thể như là thu hút nguồn vốn từ các nước phát triển, những dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Cần hạn chế tình trạng thiếu chiến lược dài hạn về xúc tiến đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để thực hiện đúng mục tiêu, năng lực cán bộ trong công tác xúc tiến đầu tư còn yếu. Các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu được tiến hành trong nước chưa được mở rộng quảng bá về môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam ra các nước bên ngoài. Nhiều địa phương khi tiến hành xúc tiến đầu tư ra nước ngoài còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, trùng lặp về nội dung, phương thức, địa điểm nên có tình trạng hàng chục đoàn cùng đi xúc tiến đầu tư tại một nước gây lãng phí và nhàm chán. Hoạt động xúc tiến đầu tư của các văn phòng đại diện ngoại giao ở một số nước còn kém hiệu quả.
3.1.1.2. Nội dung giải pháp
Để đạt được mục đích, định hướng trên cần tiến hành các giải pháp sau:
Thứ nhất, Chính phủ phải vạch ra một chiến lược đầu tư quốc gia
69
cần phải xem xét chỉ đạo cụ thể các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương. Cần phải có sự phân công, kết hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư: Cục đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư của 3 miền và Trung tâm xúc tiến đầu tư của các địa phương để tránh sự chồng chéo trùng lặp về mặt nội dung, địa điểm. Có thể kết giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, đối ngoại, văn hóa để tránh lãng phí nguồn lực và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.
Thứ hai, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo cao
cấp. Đây là một hoạt động mang tính chất chính trị, vừa có vai trò khẳng định với các quốc gia trên thế giới là Việt Nam sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi với các nhà đầu tư nước ngoài vừa là hình ảnh mang tính quảng bá rộng rãi dễ thu hút các nhà đầu tư nhất. Việt Nam càn phải kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài với các chuyên thăm của các nhà lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ; kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư tại các diễn đàn kinh tế quan trọng như: ASEAN, APEC, WTO, ASEM...
Thứ ba, tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua tổ chức hội thảo và
quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam. Cần phải thường xuyên tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nước ngoài đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức,...Tại các hội nghị này cần phải quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Nam; giới thiệu về những chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của những chính sách này trong thời gian gần đây.
Thứ tư, khi tiến hành xúc tiến đầu tư tại nước ngoài phải xác định mục
tiêu cụ thể, lựa chọn chính xác đối tượng để xúc tiến chẳng hạn muốn xúc tiến đầu tư về lĩnh vực viễn thông cần phải kêu gọi đầu tư từ các nước như: Thụy Điển, Phần Lan, Bỉ, Hà Lan,...Lĩnh vực dầu khí cần chú ý đến các nước Nga, Mỹ,...lĩnh vực công nghiệp nặng cần kêu gọi vốn đầu tư từ Nhật Bản, Anh,
70
Mỹ,...Và trước khi tiến hành xúc tiến đầu tư cần phải chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung, lựa chọn địa điểm và cách thức xúc tiến phù hợp với văn hóa của từng nước để đem lại hiệu quả xúc tiến cao nhất.
Thứ năm, đổi mới quan điểm xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các
nghành, các cấp và các địa phương. Tăng cường đào tạo, tập huấn để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ xúc tiến đầu tư.
Thứ sáu, tiến hành đồng bộ các hoạt động xúc tiến đầu tư trong cả nước
để tránh sự chồng chéo, mất cân đối giữa các ngành, vùng và miền.
Thứ bảy, tuyên truyền xúc tiến đầu tư nước ngoài thông qua phát hành
các ấn phẩm dưới các hình thức như: tạp chí, đĩa CD, trang Web về đầu tư nước ngoài bằng các ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Tây Ban Nha,...
Thứ tám, ở các cơ quan đại diện ngoại giao cần phải thành lập bộ phận
xúc tiến đầu tư nước ngoài và phối hợp với các cơ quan xúc tiến đầu tư trong nước để tiến hành các hoạt động.
Thứ chín, để hoạt động xúc tiến đầu tư được tiến hành mạnh mẽ hơn thì
cần phải tăng thêm nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Trên đây là những giải pháp tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài mà Việt Nam có thể áp dụng trong giai đoạn hiện nay để thu hút hiệu quả hơn nữa nguồn vốn FDI.