Tác động đối với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.4Tác động đối với quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập

kinh tế quốc tế của Việt Nam

2.4.1. Tác động tích cực

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm chi phối toàn bộ sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế. Chính sách thu hút và quản lý vốn FDI vừa là chính sách để phát triển kinh tế vừa là một phần trong chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có thể nói chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần rất lớn vào quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại cũng như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Đối với việc mở rộng quan hệ đối ngoại: Các quốc gia trên thế giới

hiện nay có quan hệ ngoại giao với nhau vì ba mục tiêu cơ bản đó là hợp tác vì chính trị, an ninh và kinh tế trong đó hợp tác để phát triển kinh tế là mục tiêu phổ biến nhất. Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam cho thấy Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài, các quốc gia trên thế giới và tạo điều kiện để họ tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động FDI đã giúp Việt Nam từng bước phá thế bao vây, cấm vận; bình thường hóa với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF,...; bình thường hóa và ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong đó có vấn đề về đầu tư; gia nhập ASEAN trong đó có tham gia khu vực đầu tư ASEAN; ký Hiệp định khung với EU; gia nhập WTO...Bên cạnh việc củng cố những mối quan hệ ngoại giao vốn có thì hoạt động FDI ở Việt Nam còn tạo điều kiện để mở rộng thêm quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Đến nay đã có 101 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư tại Việt Nam bao gồm các nước đến từ châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc, Châu Á. Hiện nay Việt Nam cũng đang đàm phán để gia nhập các tổ chức kinh tế lớn khác trên thế giới.

63

Đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là

một khái niệm dùng để chỉ khả năng hội nhập nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia, nó phản ánh năng lực nhận thức và hành động của mỗi quốc gia trước yêu cầu và thách thức của toàn cầu hóa kinh tế. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường mà là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại. Trong những năm qua chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cụ thể như sau:

- Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước: Trong những năm gần đây nguồn vốn FDI trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, hoạt động FDI tại Việt Nam đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI tại việt Nam đã tạo nên những mô hình quản lý và phương thức kinh doanh hiện đại buộc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác của Việt Nam phải đổi mới tư duy, thay đổi cách thức quản lý, đổi mới công nghệ, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

- Góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế phù hợp hơn với luật pháp quốc tế: Để tăng cường thu hút vốn FDI thì Việt Nam đã có những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật như: tích cực xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị trường, xóa bỏ dần cơ chế độc quyền, không phân biệt các thành phần kinh tế, thay đổi các chính sách liên quan đến thuế nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập mở cửa nền kinh tế, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế theo hiệp định song phương và đa phương, công khai thời gian và mức độ cắt giảm thuế nhập khẩu để các doanh nghiệp thuộc các thành

64

phần kinh tế chủ động trong hội nhập và cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế...Những chính sách này không những tạo điều kiện để Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế mà còn tạo nên sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương cũng như quá trình xúc tiến thương mại đầu tư đã tạo điều kiện để Việt Nam tham gia các Tổ chức quốc tế, các tổ chức khu vực, các diễn đàn kinh tế,...Hiện nay Việt Nam là thành viên ASEAN, WTO, APEC, IMF, WB,...và đang nỗ lực tham gia đàm phán và ký kết với một số tổ chức kinh tế lớn khác trên thế giới.

2.4.2. Hạn chế

Trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế thì chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam còn có một số hạn chế sau:

- Hệ thống chính sách pháp luật của Việt Nam mặc dù đã có nhiều điều chỉnh tích cực nhưng vẫn còn nhiều điểm khác xa với luật pháp quóc tế và còn thiếu tính ổn định và đồng bộ vì thế không tránh khỏi lúng túng cho các doanh nghiệp FDI khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.

- Với những điều kiện cụ thể trong nước Việt Nam chưa thể thực hiện mạnh mẽ các cam kết về đầu tư của WTO.

- Chính sách chưa hướng được nguồn vốn FDI đầu tư vào những nghành nghề là thế mạnh của Việt Nam để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Chưa có những chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm giá thành sản phẩm để tăng cường xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập.

Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nguyên nhân nền kinh tế Việt Nam còn quá nhỏ bé và yếu, lại mới vừa tập tễnh bước vào nền kinh tế thị

65

trường bên cạnh những nền kinh tế lớn. Tuy nhiên Việt Nam có thể từng bước khắc phục những hạn chế bằng các chính sách định hướng đầu tư để các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế hội nhập mang tính toàn cầu như hiện nay.

Tóm lại trong những năm gần đây, chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã có những tác động tích cực đối với sự kinh tế - xã hội của đất nước trên mọi phương diện. Với những chính sách thông thoáng, cởi mở và ngày càng minh bạch hơn, Việt Nam đã thu hút được một lượng vốn FDI khổng lồ đầu tư vào tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Hoạt động của FDI ở Việt Nam đã góp phần lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ, giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế,...Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực nêu trên thì hoạt động FDI ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được điều chỉnh thông qua những giải pháp cụ thể. Phải làm gì để cải thiện môi trường đầu tư quốc tế, tăng khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI đang được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt ra. Qua quá trình nghiên cứu về chính sách thu hút và quản lý vốn FDI cũng như tác động tích cực và hạn chế của nó tác giả xin được đề xuất “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” ở chương 3.

66

Chƣơng 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Có thể thấy trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước khởi sắc đáng kể mặc cho nền kinh tế thế giới có trải qua nhiều cuộc khủng hoảng và gặp không ít khó khăn. Một điều không thể phủ nhận là sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam có sự đóng góp to lớn của các liên kết kinh tế quốc tế, trong đó chủ yếu là hoạt động FDI tại Việt Nam.

Ý thức được vai trò của nguồn vốn FDI trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện chính sách thu hút và quản lý vốn FDI để tăng cường và nâng cao hiệu quả nguồn vốn. Những chính sách của Việt Nam đã phần nào cải thiện được môi trường đầu tư, kinh doanh quốc tế ở Việt Nam; Nguồn vốn FDI ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn, đóng góp ngày càng nhiều hơn trong nền kinh tế đất nước; Những thành tựu đạt được trong hoạt động FDI tạo ra những tiềm lực để Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên trong chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam trong những năm qua còn tồn tại không ít hạn chế làm giảm mức thu hút và hiệu quả nguồn vốn FDI vì thế Việt Nam cần phải có những giải pháp để cải thiện tình hình. Đây là một vấn đề đang được Đảng, Chính phủ Việt Nam quan tâm và đang cố gắng để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Trong quá trình nghiên cứu về chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay, tôi xin được kiến nghị một số nhóm giải pháp sau đây:

67

3.1. Nhóm giải pháp tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

3.1.1. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Một trong những biện pháp tăng cường thu hút vốn và đầu tư nước ngoài đó là tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công về thu hút nguồn vốn FDI của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh toàn cầu hóa thì quá trình xúc tiến đầu tư lại cực kỳ quan trọng và có tác động rất lớn đến việc thu hút vốn của mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam đang có nhiều lợi thế cơ bản về môi trường đầu tư cụ thể như sau:

Thứ nhất, Việt Nam luôn là một quốc gia ổn định vững chắc về chính

trị - xã hội. Là một trong những nền kinh tế tăng trưởng năng động. Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng GDP vẫn đạt kết quả khả quan, bình quân mỗi năm tăng gần 6%. Nhiều tổ chức quốc tế dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khả quan trong những năm tới.

Thứ hai, Việt Nam đang ở trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng” với 60%

người dân trong độ tuổi lao động; có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là nền kinh tế thị trường, là thành viên của WTO, đã và đang tham gia nhiều khuôn khổ liên kết kinh tế quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực.

Thứ ba, Chính phủ Việt Nam luôn cam kết và hành động nhằm tạo lập

môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi và bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như không ngừng cải thiện khuôn khổ luật pháp và thể chế phục vụ cho kinh doanh và đầu tư. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực triển khai lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng,

68

cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước.

Đó là những lợi thế mà Việt Nam đang có để hấp dẫn các nhà đầu tư, vì thế cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xúc tiến đầu tư tăng cường thu hút nguồn vốn FDI, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

3.1.1.1. Mục đích, định hƣớng

Mục đích của giải pháp là nâng cao hiệu quả của hoạt động, công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Định hướng của giải pháp là nâng cao tính chuyên nghiệp, tính thống nhất, tính liên kết của hoạt động xúc tiến đầu tư, việc xúc tiến đầu tư phải hướng vào các mục tiêu cụ thể như là thu hút nguồn vốn từ các nước phát triển, những dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Cần hạn chế tình trạng thiếu chiến lược dài hạn về xúc tiến đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung vào các đối tác, lĩnh vực trọng điểm cũng như chưa có sự thống nhất điều phối để thực hiện đúng mục tiêu, năng lực cán bộ trong công tác xúc tiến đầu tư còn yếu. Các hoạt động xúc tiến đầu tư chủ yếu được tiến hành trong nước chưa được mở rộng quảng bá về môi trường, chính sách đầu tư của Việt Nam ra các nước bên ngoài. Nhiều địa phương khi tiến hành xúc tiến đầu tư ra nước ngoài còn mang tính tự phát, thiếu chuyên nghiệp, trùng lặp về nội dung, phương thức, địa điểm nên có tình trạng hàng chục đoàn cùng đi xúc tiến đầu tư tại một nước gây lãng phí và nhàm chán. Hoạt động xúc tiến đầu tư của các văn phòng đại diện ngoại giao ở một số nước còn kém hiệu quả.

3.1.1.2. Nội dung giải pháp

Để đạt được mục đích, định hướng trên cần tiến hành các giải pháp sau:

Thứ nhất, Chính phủ phải vạch ra một chiến lược đầu tư quốc gia

69

cần phải xem xét chỉ đạo cụ thể các hoạt động xúc tiến đầu tư của địa phương. Cần phải có sự phân công, kết hợp giữa các cơ quan xúc tiến đầu tư: Cục đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư của 3 miền và Trung tâm xúc tiến đầu tư của các địa phương để tránh sự chồng chéo trùng lặp về mặt nội dung, địa điểm. Có thể kết giữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, đối ngoại, văn hóa để tránh lãng phí nguồn lực và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến đầu tư.

Thứ hai, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư của các nhà lãnh đạo cao

cấp. Đây là một hoạt động mang tính chất chính trị, vừa có vai trò khẳng định với các quốc gia trên thế giới là Việt Nam sẵn sàng hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi với các nhà đầu tư nước ngoài vừa là hình ảnh mang tính quảng bá rộng rãi dễ thu hút các nhà đầu tư nhất. Việt Nam càn phải kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài với các chuyên thăm của các nhà lãnh đạo Nhà nước và Chính phủ; kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư tại các diễn đàn kinh tế quan trọng như: ASEAN, APEC, WTO, ASEM...

Thứ ba, tăng cường xúc tiến đầu tư thông qua tổ chức hội thảo và

quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam. Cần phải thường xuyên tổ chức các hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nước ngoài đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển như: Nhật Bản, Anh, Mỹ, Đức,...Tại các hội nghị này cần phải quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Nam; giới thiệu

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 68)