Tác động đối với việc thu hút nguồn vốn

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 52 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.2 Tác động đối với việc thu hút nguồn vốn

2.2.1. Tác động tích cực

Từ năm 2005 cho đến nay cùng với việc ban hành Luật đầu tư mới và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc thu hút vốn FDI của Việt Nam trở nên rất khả quan, nguồn vốn FDI trở thành nguồn vốn lớn trong nền kinh tế Việt Nam, cụ thể có những biểu hiện tích cực sau:

Thứ nhất, lượng vốn FDI đăng ký và giải ngân luôn ở mức cao

Vốn đăng ký và giải ngân cao là con số cho thấy Việt Nam đang là một thị trường đầu tư hấp dẫn trong đó chính sách thu hút vốn đã thực sự thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu như từ 1997 đến 2005 mức vốn giải ngân duy trì ổn định từ 2-3 tỷ USD mỗi năm thì từ năm 2005 cho đến nay lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng mạnh mẽ. Nhìn vào Biểu đồ tổng quan FDI Việt Nam ta thấy năm 2005 Việt Nam mới chỉ thu hút được 6,8 tỷ USD thì sang năm 2006 tăng gấp đôi lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD nhưng vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước đây. Từ 2012 cho đến nay cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới vốn FDI có xu hướng tăng trở lại, trong năm 2013 vốn đăng ký đạt 21,6 tỷ USD.

Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam lớn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây trên tất cả các lĩnh vực bao gồm công nghiệp, nông - lâm - thủy sản và dịch vụ.

Thứ hai, Việt Nam ngày càng thu hút thêm nhiều đối tác mới trên khắp thế giới, đặc biệt là những đối tác ở các nền kinh tế lớn

47

Việc Việt Nam thu hút thêm nhiều đối tác cho thấy môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá khá cao trên thế giới. Nhiều đối tác đầu tư mới trong đó có những đối tác ở những nền kinh tế lớn với những công nghệ hiện đại sẽ góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam đón nhận những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của thế giới. Đây là một bước quan trọng để Việt Nam tạo ra những tiềm lực để hội nhập kinh tế quốc tế.

Nếu như năm 2004 Việt Nam chỉ mới thu hút được 66 nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam thì cho đến nay đã có 101 nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam. Đây là một tín hiệu tích cực, vì từ 2005 cho đến nay nền kinh tế thế giới liên tục gặp khó khăn nhưng số lượng các nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam không những giảm mà còn tăng lên trông thấy. Bên cạnh những đối tác đầu tư truyền thống của Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo... nhiều nhà đầu tư từ các quốc gia phát triển, đặc biệt là châu Âu cũng đang thể hiện sự quan tâm tới môi trường đầu tư tại Việt Nam, một số nước lớn ở châu Mỹ (Mỹ, Canada...) cũng tăng thêm số lượng và qui mô vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sinh học đã và đang được triển khai sẽ tạo điều kiện để Việt Nam theo kịp những thành tựu của nền kinh tế thế giới.

Số lượng đối tác đăng ký đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn là cơ hội để Việt Nam lựa chọn, tiếp nhận những dự án có qui mô, lượng vốn, lĩnh vực, địa bàn đầu đầu phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ ba, nhiều đối tác lớn luôn duy trì, mở rộng số lượng và qui mô vốn FDI tại Việt Nam trong nhiều năm

Những đối tác lớn luôn duy trì số lượng và qui mô đầu tư vốn FDI tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp này đã sản xuất và kinh doanh tốt ở Việt Nam trong nhiều năm. Điều này cũng phản ánh rằng môi trường đầu tư, kinh

48

doanh của Việt Nam khá phù hợp với các doanh nghiệp FDI lớn đặc biệt là những công ty xuyên quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới như: Samsung, Cocacola, Nokia, Arixton...

Các nhà đầu tư lớn cho rằng Việt Nam là một thị trường đầu tư hấp dẫn vì có an ninh - chính trị khá ổn định, nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, chính phủ lại có nhiều chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp, ngoài ra Việt Nam còn là một thị trường tiêu thụ rất tiềm năng. Đó là những lý do cơ bản khiến nhà đầu tư lớn gắn bó với Việt Nam trong nhiều năm.

Việc Việt Nam thu hút được các nhà đầu tư lớn đã đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia đó là: tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước, người Việt Nam cũng được dùng những sản phẩm hàng hóa chất lượng giá rẻ, tăng khả năng cạnh trạnh của nền kinh tế đất nước trong lĩnh vực xuất khẩu,..Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam trong nhiều năm nay là những nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông, Malaysia, Mỹ...Không chỉ luôn duy trì lượng vốn khổng lồ tại Việt Nam mỗi năm mà các nhà đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam trong những năm tiếp theo, điều này cho thấy chính sách thu hút vốn FDI Việt Nam đã lấy được niềm tin của các nhà đầu tư lớn trên thế giới.

2.2.2. Hạn chế

Chính sách thu hút vốn FDI của Việt Nam trong những năm gần đây đã còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là:

- Chính sách chưa thực sự thu hút được nguồn vốn để phát triển được thế mạnh của đất nước đó là có nhiều thế mạnh về nông - lâm - ngư nghiệp. Đây là lĩnh vực gắn bó với người dân lao động Việt Nam, việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trong các lĩnh vực này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tỷ trọng đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào sản

49

xuất kinh doanh nghành nông - lâm - thủy sản trong những năm gần đây rât rất thấp và có xu hướng giảm dần, nếu như năm 2000 chiếm 0,6% tổng số vốn FDI thì đến năm 2013 giảm xuống còn 0,3%. [25, tr.1]

- Kỳ vọng của Việt Nam là sẽ tận dụng nguồn vốn FDI để góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ, kỹ năng cho các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời kỳ vọng phát triển nhanh những nghành có công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, giúp đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên các kỳ vọng trên khó đạt được mục tiêu vì đến cuối năm 2013 tỷ lệ doanh nghiệp vốn đầu tư 100% nước ngoài chiếm 83% (còn lại 17% là doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) trong khi tỷ lệ này vào năm 2000 chỉ chiếm 56% cho thấy mô hình liên doanh không hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài. [25, tr.1] Chính sách thu hút vốn chưa nhấn mạnh được thế mạnh của các doanh nghiệp FDI khi liên doanh với các doanh nghiệp trong nước như là có lợi thế về đất, miễn giảm thuế, có sẵn các cơ sở hạ tầng và những ưu đãi khác.

- Chính sách chưa thu hút được nhiều dự án khả thi, điều này thể hiện ở vốn đăng ký và mức giải ngân chênh nhau khá nhiều. Các dự án chậm giải ngân hoặc nhiều dự án chỉ mới khởi động ở việc gải phóng mặt bằng đã ngừng lại trong nhiều năm gây lãng phí tài nguyên đất và cản trở kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương có dự án nằm trên địa bàn mình quản lý.

- Chính sách chưa thu hút nhiều các nhà đầu tư lớn có trình độ khoa học công nghệ cao có thể tự sản xuất vật liệu từ trong nước mà chủ yếu là nhập khẩu rồi thuê nhân công Việt Nam lắp ráp để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam. Mặc dù đã gần 30 năm mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, nhưng đến nay Việt Nam mới chỉ thu hút được các dự án tập trung vào nghành chế biến, chế tạo, khai thác dầu khí, gia công, lắp ráp với các thiết bị, dây chuyền trung bình hoặc đã lạc hậu.

50

Để tăng cường việc thu hút vốn thì trong thời gian tới chính phủ cần tiếp tục rà soát môi trường đầu tư, tạo yếu tố minh bạch và ổn định cho các nhà đầu tư nước ngoài để Việt Nam tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)