Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 41 - 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1 Tác động tích cực

So với thời kỳ đầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, môi trường đầu tư nước ngoài tai Việt Nam đã dần được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là thông thoáng, hấp dẫn, minh bạch, rõ ràng hơn trước đây rất nhiều. Vì thế trong những năm gần đây lượng vốn đầu tư FDI đổ vào Việt Nam luôn ở mức cao, Việt Nam là một trong những điểm thu hút vốn nước ngoài hấp dẫn ở khu vực Đông Nam Á. Môi trường đầu tư được cải thiện dưới chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam được biểu hiện ở các mặt sau:

- Hệ thống chính sách luật pháp:

Với nhận định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn cực kỳ quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã rất tích cực trong việc thu hút nguồn vốn này trong những năm gần đây. Đặc biệt

36

chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã được cụ thể hóa trong các văn bản luật pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Luật thuế,...đã được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Trong các văn bản luật nêu trên thì Luật đầu tư là cơ bản qui định các hoạt động liên quan đến đầu tư trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn các văn bản luật còn lại cụ thể hóa các điều khoản mà luật đầu tư đã nêu ra. Nhin chung hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có những điểm tích cực sau:

Thứ nhất: Chính sách, luật pháp ghi nhận sự bình đẳng giữa nhà đầu tư

nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Minh chứng cụ thể nhất đó là việc ban hành Luật đầu tư 2005 thay thế cho luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khich đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đều được quản lý bằng một văn bản thống nhất. Quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài được qui định trong luật đầu tư không hề thua kém các nhà đầu tư trong nước. Cũng nhà đầu tư trong nước họ được pháp luật bảo hộ về vốn và tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyến sử dụng đất đai, quyền tự chủ hoạt động kinh doanh, được hưởng quyền ưu đãi và được hỗ trợ đầu tư theo qui định của pháp luật, được hưởng chế độ một giá về các dịch vụ xã hội,... Ngoài ra quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài còn được ghi nhận và đảm bảo trong các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương mà Việt Nam đã tham gia và ký kết...

Thứ hai: Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được mở rộng thêm các

quyền tự chủ hơn. Bên cạnh những nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư như: tuân thủ qui định pháp luật về thủ tục đầu tư; thực hiện nghĩa vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, môi trường,...thì nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều quyền lợi giống như nhà đầu tư trong nước: quyền tự

37

chủ đầu tư kinh doanh (lĩnh vực, hình thức đầu tư, địa bàn, qui mô, đối tác dự án, thời hạn hoạt động...); quyền tiếp cận, sử dụng nguồn lực đầu tư (nguồn vốn tín dụng, quĩ hỗ trợ đầu tư, sử dụng đất đai và tài nguyên theo qui định của pháp luât, quyền thuê mua và sử dụng máy móc trong và ngoài nước, quyền thuê và sử dụng lao động...); quyền xuất nhập khẩu, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, nguyên liệu, hàng hóa; quyền mua ngoại tệ; quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư; thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất...Các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng những quyền lợi cơ bản không khác gì những nhà đầu tư trong nước, họ có thể chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả nguồn vốn cao nhất.

Thứ ba: Hệ thống chính sách pháp luật đã qui định đầy đủ công khai,

minh bạch rõ ràng các hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Luật đầu tư là văn bản pháp luật điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư ở Việt Nam trong đó có hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Chính sách pháp luật được công khai trên các trang thông tin điện tử của các cơ quan chức năng và tuyên truyền trong công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

- Thủ tục hành chính:

Trước đây thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư nước ngoài ở Việt Nam rất rườm rà và phức tạp nên đã hạn chế đáng kể việc thu hút nguồn vốn này. Hiện nay các thủ tục hành chính về đầu tư được đơn giản hóa hơn nhiều, phần nào đã tạo được niềm tin đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Có thể nhận thấy thủ tục liên quan đến đầu tư nước ngoài hiện nay có các ưu điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Thủ tục được tiến hành ở các cấp cơ quan thẩm quyền khác

nhau tùy thuộc vào mức độ, qui mô dự án nên đã tránh được sự chồng chéo trách nhiệm hay sự quá tải của một cấp thẩm quyền như trước đây. Việc phân cấp quản lý sẽ rút bớt thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư đồng thời tạo tính

38

chủ động cho địa phương trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh sẽ chủ động lựa chọn những dự án phù hợp với địa phương (sử dụng nguyên liệu do địa phương sản xuất, sử dụng nhiều lao động địa phương, dự án không ảnh hưởng quá nhiều đến môi trường dân sinh...).

Thứ hai: Thời gian chờ đợi cấp Giấy chứng nhận đầu tư của các dự án

vốn đầu tư nước ngoài được qui định trong Luật đầu tư là không quá 15 ngày đối với dự án dưới 300 tỷ đồng Việt Nam; những dự án không thuộc Danh mục có điều kiện và không quá 30 ngày với những dự án trên 300 tỷ đồng Việt Nam; những dự án thuộc Danh mục đầu tư có điều kiện kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Như vậy vẫn là các thủ tục liên quan đến đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư, cấp phép đầu tư nhưng được qui định cụ thể về mặt thời gian và thời gian chờ đơi là không quá lâu kể cả dự án đặc biệt quan trọng thì cũng không được quá 45 ngày. Việc qui định cụ thể thời gian trả kết quả xét duyệt hồ sơ là cơ sở để các nhà đầu tư tiếp tục hướng đầu tư của mình không bị chậm trễ về mặt thời gian, tạo tính chủ động, tích cực của các cơ quan chức năng.

Thứ ba: Đối với những dự án mà có từ 2 nhà đầu tư trở lên quan tâm có

hồ sơ hợp lệ thì cơ quan cấp thẩm quyền sẽ tổ chức đấu thầu công khai để lựa chọn. Việc đấu thầu sẽ giúp Việt Nam lựa chọn một nhà đầu tư có năng lực tốt nhất để tiếp tục dự án.

- An ninh chính trị:

Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng giữ vững môi trường an ninh chính trị để bảo vệ nền hòa bình, cuộc sống ấm no của người dân bên cạnh đó còn là một tiêu chí để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam trong những năm gần đây so với các nước khác trong khu vực là tương đối ổn định. Để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam,

39

Chính phủ luôn có những chính sách để đảm bảo an ninh, đảm bảo tài sản, tính mạng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo vệ tài sản hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài. Những hành vi xâm hại, phá hoại tài sản của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều bị pháp luật trừng trị. Các luật dân sự, hình sự đều coi những người nhập cư hợp pháp vào Việt Nam là đối tượng được pháp luật bảo vệ trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp chính sách, pháp luật về đầu tư có thay đổi thì nhà đầu tư vẫn được hưởng quyền lợi cao nhất mà chính sách, pháp luật đã qui định hoặc được bồi thường những thiệt hại cho các nhà đầu tư do chính sách, pháp luật thay đổi. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.

Có thể nói tình hình an ninh chính trị ổn định ở Việt Nam đã và đang là điểm cộng trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà đầu tư FDI khi đánh giá về môi trường đầu tư quốc tế tại Việt Nam.

- Cơ sở hạ tầng:

Với những biện pháp khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cùng với việc nhà nước bỏ tiền xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, khu chế xuất công nghệ cao, truyền tải mạng lưới điện, viễn thông,...trên khắp mọi miền đất nước nên những năm gần đây cơ sở vật chất ở Việt Nam đã được cải thiện hơn rất nhiều, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam cũng dễ dàng hơn.

Hiện nay ở Việt Nam đã có trên 250 khu công nghiệp khắp cả nước trong đó có nhiều khu chế xuất công nghệ cao đã, đang và sắp đi vào hoạt động. Hệ thống giao thông, điện, nước, viễn thông được bao phủ khắp các tỉnh thành kể cả những vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế còn khó khăn. Vì thế

40

những năm gần đây các dự án FDI không chỉ được đầu tư ở các tỉnh, thành lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương...mà còn được đầu tư ở các tỉnh nghèo và các tỉnh vùng sâu, vùng xa như Lạng Sơn, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long...Ngoài việc nhà nước bỏ tiền ra xây dựng cơ sỏ hạ tầng để thu hút vốn FDI thì trong chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam cũng khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp này đầu tư vào những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn bằng các chính sách ưu đãi (thuế, đất, chuyển lỗ, khấu hao tài sản cố định,...) và các chính sách hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ thuế, hỗ trợ một phần chi phí xây dựng,..). Vì vậy những năm gần đây Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án FDI đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Chính sách thu hút vốn FDI và các dự án FDI đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng mới và cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng của Việt Nam vốn nghèo nàn và lạc hậu.

Dưới tác động của chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam thì cơ sở, hạ tầng của rất nhiều vùng miền trong những năm qua đã có nhiều thay đổi và nó còn thay đổi trong những năm tới, đặc biệt là những vùng có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn.

- Thị trường lao động:

Thị trường lao động là một yếu tố các nhà đầu tư quan tâm tới khi tiến hành một dự án đầu tư, nguồn lao động dồi dào, có kỹ thuật, có tay nghề và giá nhân công rẻ luôn được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Để thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây Việt Nam đã có những chính sách để đào tạo nguồn lao động phục vụ trong lĩnh vực FDI, cụ thể như sau:

41

Để tận dụng nguồn lao động trẻ dồi dào thì Chính phủ và Bộ giáo dục định hướng cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các trường nghề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động trong lĩnh vực FDI. Ngoài ra Việt Nam còn có các ưu đãi về thuế và hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với các doanh nghiệp FDI có sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Chính sách này đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Người lao động Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là ở bộ phận lao động thủ công, lắp ráp điện tử, may mặc, dày da, chế biến thực phẩm...Nhiều doanh nghiệp FDI đóng ở các địa phương thường phối hợp địa phương để đào tạo nghề và tuyển dụng lao động là con em địa phương đó.

Việt Nam đã đổi mới chương trình giáo dục để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đó là kết hợp gữa việc đào tạo nghề và đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên. Nhiều trường đại học đã liên kết với các doanh nghiệp FDI trong đào tạo nhân lực để tăng khả năng thực hành cho sinh viên. Vì thế chất lượng lao động Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh lao động công nhân thì các kỹ sư, các kỹ thuật viên, các chuyên viên Việt Nam ngày càng được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp FDI.

Với những nỗ lực không ngừng trong việc đào tạo nguồn lao động phục vụ trong lĩnh vực FDI trong những năm gần đây thị trường lao động Việt Nam ngày càng được cải thiện phần nào đã đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)