Hoàn thiện môi trường đầu tưở Việt Nam

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 76 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2Hoàn thiện môi trường đầu tưở Việt Nam

Nếu như xúc tiến đầu tư là một biện pháp “trải thảm đỏ” để đón các nhà đầu tư nước ngoài thì hoàn thiện môi trường đầu tư là biện pháp mang tính giữ và duy trì các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư ở quốc gia đó. Quốc gia nào có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng thì sẽ thu hút được nhiều các nhà đầu tư đến và có ý định đầu tư lâu dài hơn.

Việt Nam được đánh giá là một nước có nhiều lợi thế về môi trường đầu tư nhưng vẫn còn nhiều hạn chế có thể từng bước khắc phục. Việc hoàn

71

thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam hiện nay không chỉ có vai trò thu hút vốn FDI mà còn là yêu cầu khách quan của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư.

3.1.2.1. Mục đích, định hƣớng

Mục đích của giải pháp là hoàn thiện môi trường đầu tư cả về mặt chính sách pháp luật về đầu tư và cơ sở hạ tầng cũng như nâng cao, đào tạo đội ngũ lao động trong nước có trình độ tay nghề cao nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút vốn FDI trong giai đoạn hiện nay.

Định hướng của giải pháp là hạn chế những rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tạo môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam minh bạch, hấp dẫn thông thoáng hơn, cụ thể:

+ Xây dựng được một hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, ổn định, thống nhất trên cơ sở thực hiện các cam kết WTO về đầu tư và dịch vụ.

+ Hạn chế thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết.

+ Tăng tính hiệu quả của việc thực thi pháp luật về các vấn đề liên quan đến đầu tư như: sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái,...

+ Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. + Nâng cao chất lượng lao động.

+ Bình ổn giá cả thị trường.

3.1.2.2. Nội dung giải pháp

Thứ nhất, hoàn thiện về chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Để

hoàn thiện thì cần phải có kế hoạch rà soát thường xuyên chính sách đầu tư nước ngoài nhằm phát hiện ra những vấn đề gây cản trở đến hoạt động đầu tư bao gồm từ quá trình thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh cho đến khi giải thể doanh nghiệp, để từ đó có những thay đổi cho phù hợp. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn có một số hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện như sau:

72

- Về thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp:

+ Cần bỏ những thủ tục được cho là rườm rà và không cần thiết tiến tới cho phép doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cùng chung một thủ tục đăng ký và thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. Theo qui định hiện nay thì nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện các thủ tục riêng để có giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận kinh doanh. Để thực hiện các thủ tục riêng, các nhà đầu tư nước ngoài đã phải trải qua nhiều bước, nhiều cửa rất phức tạp vì thế cần tiến tới bỏ thủ tục này và chỉ cần tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh như các doanh nghiệp trong nước.

+ Cần phải thực hiện cơ chế “một cửa” theo đúng nghĩa vì cơ chế “một cửa” như hiện nay mới chỉ thiết lập được qui trình một đầu mối trong tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính. Trên thực tế, nhà đầu tư vẫn phải nộp hồ sơ cho nhiều cơ quan chuyên môn khác nhau của cấp tỉnh để được giải quyết lần lượt thủ tục hành chính của các luật khác nhau như đất đai, xây dựng, môi trường,...Đây là một “nút thắt” gây khó khăn cho doanh nghiệp cần phải tháo gỡ nhằm tạo ra một môi trường thông thoáng thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

+ Về thủ tục xuất - nhập cảnh đối với các nhà đầu tư, cần có các biện pháp tạo điều kiện tự do đi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa, tiến tới xóa bỏ thị thực (Visa) lưu trú ngắn hạn cho một số nhà đầu tư nước ngoài đến từ các nước công nghiệp phát triển mà Việt Nam có kế hoạch thu hút vốn, công nghệ nguồn như: Anh, Pháp, Hoa Kỳ Nhật Bản,...Miễn thị thực cho nhà đầu tư nước ngoài được coi như là thông điệp chào đón các nhà đầu tư.

- Về hoạt động kinh doanh;

+ Giảm chi phí cho các doanh nghiệp: So vơi các nước trong khu vực thì giá đất, giá thuê văn phòng, giá diện, giá nước, cước viễn thông... của Việt

73

Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực, vì thế Nhà nước cần phải tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhằm giảm chi phí dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI.

+ Chính sách về thuế, tiếp tục rà soát chính sách thuế để đảm bảo những ưa đãi nhất định đối với các nhà đầu tư. Mở rộng diện ưa đãi thuế và điều chỉnh mức độ miễn giảm, ưu đãi thuế, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư,...Ngoài ra cũng cần đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

+ Thực thi tốt các qui định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục thực thi tốt các quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Bởi vì hiện nay các qui định của pháp luật việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ là phù hợp các tiêu chuẩn và cam kêt quôc tế, nhưng quá trình thi quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập cần phải khắc phục. Cần phải có những biện pháp nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tượng hàng nhái, hàng giả và sao chép tác phẩm. Việc thực thi tốt quyền sỏ hữu trí tuệ sẽ đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài và đem lại lòng tin vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

+ Cần mở rộng lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài ngoại trừ những lĩnh vực do yêu cầu của an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,...chẳng hạn như cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực như điện, nước, xăng dầu,...

- Về chính sách kết thúc hoạt động kinh doanh:

+ Tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo về thủ tục giải thể và phá sản nhanh chóng đối với các doanh nghiệp FDI, không gây cản trở về thủ tục hành chính đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong vấn đề giải thể và phá sản.

+ Tiếp tục nghiên cứu các qui định về pháp luật, để nhà đầu tư nước ngoài có thể khiếu kiện ra tòa án hoặc một cơ quan tài phán khác những quyết

74

định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phụ thuộc vào cấp khiếu nại của cơ quan đó.

Thứ hai, minh bạch hóa chính sách đầu tư và đảm bảo tính dự đoán của

các nhà đầu tu nước ngoài, cụ thể như sau:

- Tiếp tục nghiên cứu để qui định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính; công khai các qui trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý; giảm đầu mối, giảm thủ tục không cần thiết nhằm tạo nên sự chuyển biến căn bản vầ cải cách hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài.

- Duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời tại các cuộc gặp gỡ này thông báo và cập nhập thường xuyên những thay đổi về mặt chính sách đầu tư nước ngoài.

- Cần đưa ra các biện pháp để công bố tất cả các văn bản qui phạm pháp luật ra công chúng, kể cả các công văn hành chính có tính chất áp dụng chung để nhà đầu tư được biết và thực hiện.

- Tạo điều kiện để nhà đầu tư có thể tham gia góp ý kiến đối với các dự thảo luật hoặc dưới luật nhằm đảm bảo tính dễ dự báo trong tương lai về môi trường đầu tư cũng như những hạn chế được những tác động tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư nước ngoài,

cần phải đưa hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài thành một mặt bằng chung trong mọi loại văn bản luật pháp liên quan đến đầu tư, tránh sự phân biệt đối xử cụ thể như sau:

- Việt Nam đang có xu thế tiến tới sự đãi ngộ bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, do đó ngoài một số nghành nghề, lĩnh vực liên quan đến quốc phòng, an ninh cần hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia thì những lĩnh vực còn lại cần mở rộng hơn.

75

- Với hướng tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thân thiện hơn, nên cần hủy bỏ qui định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giúp nhà đầu tư nước ngoài thấy được đối xử công bằng như các doanh nghiệp trong nước và quan trọng hơn nữa là họ có thể thấy được sự tôn trọng, bảo vệ của nước sở tại trong quá trình đầu tư. Đây sẽ là một qui định về luật pháp làm giảm khó khăn trong thủ tục hành chính, tăng khả năng thu hút vốn và tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

- Đối với danh mục cấm đầu tư và hạn chế đầu tư, cần phải rà soát lại những qui định của luật đầu tư và Luật doanh nghiệp xem những gì doanh nghiệp FDI được phép làm, những gì không được phép làm, những gì được phép làm nhưng có điều kiện. Trong quá trình rà soát phải thống nhất với xu thế mở cửa, đặc biệt phải phù hợp với qui định trong Hiến pháp là công dân được phép làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm. Theo đó, cần công bố công khai ngành nghề kinh doanh mà Luật cấm, ngành nghề có điều kiện, những lĩnh vực còn lại thì người dân được quyền tham gia thị trường.

Thứ tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng,

nhất là các cảng biển, nhà máy điện, hệ thống đường bộ cao tốc, chất lượng dịch vụ đường sắt, cơ sở y tế trường học,...Nhà nước cần tạo điều kiện và có nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa đối với các doanh nghiệp FDI tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Sớm mở cửa một số lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu như bưu chính viễn thông, hàng hải, hàng không,...để nhà đầu tư có thể sử dụng kết cấu hạ tầng tốt và đồng bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, nâng cao chất lượng đào tạo và chú trọng vào đào tạo nguồn

nhân lực, từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực, tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của hội nhập và phát triển đất nước. Muốn vậy cần tránh việc đào tạo tràn lan nhưng

76

vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của thực tế như hiện nay. Cần có kế hoạch đào tạo lâu dài, bài bản, tiên lượng được trước nhu cầu cần đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt được chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế; đáp ứng và thay thế lao động nước ngoài cũng như đảm bảo giá nhân công thấp hơn các nước trong khu vực. Ngoài ra, cần có những chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ hơn nữa để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo nhằm trang bị những kiến thức, trình độ khoa học cho người lao động.

Thứ sáu, tiếp tục gìn giữ môi trường kinh tế - xã hội ổn định, nhằm tạo

môi trường an ninh an toàn cho mọi hoạt động đầu tư nước ngoài thông qua việc tăng cường công tác quốc phòng và an ninh. Đây là việc làm cần thiết nhằm tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng như một số nước trong khu vực làm mất lòng tin vào các nhà đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 76 - 82)