Quản lý nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật minh bạch

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 37 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.5Quản lý nhà đầu tư nước ngoài bằng hệ thống pháp luật minh bạch

và cơ quan chuyên trách.

Bên cạnh việc đẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI, Việt Nam cũng đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý hoạt động của nguồn vốn này. Mục tiêu của việc quản lý nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu hút các dự án cần thiết và đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế - xã hội của đất nước; Phát hiện xử lý những sai phạm, khúc mắc trong hoạt động động FDI ở Việt Nam, tạo ra một môi trường đầu tư quốc tế ở Việt Nam vừa hấp dẫn, minh bạch lại đem lại hiệu quả cao cho đất nước.

- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam do Nhà nước Việt Nam quan lý thông qua việc:

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về đầu tư phát triển. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư và giải quyết những vướng mắc, yêu cầu của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Hướng dẫn, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động đầu tư. Tổ chức hoạt động đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến hoạt động đầu tư và xúc tiến đầu tư.

32

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.

- Việc tham gia quản lý về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Chính phủ Việt Nam được qui định cụ thể như sau:

+ Chính phủ quản lý đầu tư theo qui hoạch: Chính phủ quy định về tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; Dự án đầu tư phải tuân thủ quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm phải phù hợp với lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực cấm đầu tư quy định trong Luật đầu tư là định hướng để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch có trách nhiệm công bố công khai các quy hoạch liên quan đến hoạt động đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với dự án đầu tư chưa có trong các quy hoạch quy định, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư có trách nhiệm làm đầu mối làm việc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về quy hoạch để trả lời cho nhà đầu tư.

+ Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước các cấp được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan nhà nước được cấp từ ngân sách nhà nước. Chính phủ thành lập Cục đầu tư nước ngoài để quản lý hoạt động xúc tiến đầu tư trong cả nước, thành lập các trung tâm xúc tiến miền Bắc, Trung, Nam và ở các tỉnh, thành để tiến hành các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài.

33

+ Đối với việc theo dõi, đánh giá hoạt động đầu tư: Cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư các cấp tổ chức việc theo dõi, đánh giá và báo cáo hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Nội dung của theo dõi, đánh giá đầu tư bao gồm: Việc ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật theo thẩm quyền và thực hiện các quy định của pháp luật về đầu tư; Tình hình thực hiện các dự án đầu tư theo quy định của Giấy chứng nhận đầu tư; Kết quả thực hiện đầu tư của cả nước, các Bộ, ngành và các địa phương, các dự án đầu tư theo phân cấp; Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp trên về kết quả đánh giá đầu tư, kiến nghị các biện pháp xử lý những vướng mắc và vi phạm pháp luật về đầu tư.

+ Đối với việc thanh tra về hoạt động đầu tư: Thanh tra đầu tư các hoạt động của vốn FDI bao gồm: Thanh tra việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư; Xác minh, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về đầu tư. Việc tổ chức và hoạt động của thanh tra đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.

+ Đối với việc khiếu nại, tố cáo khởi kiện và xử lý vi phạm của các nhà đầu tư FDI: Các nhà đầu tư nước ngoài có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện nếu thấy có sự vi phạm pháp luật. Việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện và giải quyết các vấn đề trên trong hoạt động đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật.. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về đầu tư các cấp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; trong trường hợp nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì có trách nhiệm chuyển kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo biết. Tất cả những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật.

34

Cùng với chính sách thu hút việc quản lý hoạt động FDI là hết sức cần thiết và ngày càng đặt ra nhiều vấn đề mới. Trong đó cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân cần phải được nhấn mạnh để tránh những sai sót, vi phạm từ chính cơ quan quản lý đẻ nâng cao hơn nữa hiệu quả tích cực của nguồn vốn FDI

Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò hết sức quan trọng đối việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Vì thế các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam luôn mong muốn thu hút ngày càng nhiều hơn nữa và tận dụng thật hiệu quả nguồn vốn FDI. Từ khi thực hiện chính sách thu hút vốn FDI cho đến nay, Việt Nam đã nhiều lần ban hành, sửa đổi, các luật liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài dựa trên đặc điểm, bản chất của nguồn vốn FDI và thị hiếu, nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như lợi ích kinh

tế - xã hội của Việt Nam. Sau nhiều năm nỗ lực đến nay Việt Nam đã xây

dựng được một chính sách thu hút và quản lý vốn FDI khá hoàn chỉnh trong đó nhà đầu tư nước ngoài ngày càng được nhiều quyền tự chủ, được pháp luật công nhận nhiều quyền lợi ngang bằng so với nhà đầu tư trong nước. Đặc biệt chính sách đã nhấn mạnh đến việc thu hút vốn FDI bằng các giải pháp khuyến khích đầu tư thông qua chế độ ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và thông qua hoạt động đàm phán ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư song phương, khu vực và đa phương.

Vậy chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam hiện nay đã có tác động tích cực và có những hạn chế nào đối với việc thu hút vốn FDI ở Việt Nam và sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước? Để trả lời cho câu hỏi này tác giả xin được trình bày trong nội dung “Tác động tích cực, hạn chế của chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam” ở chương 2.

35

Chƣơng 2

TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH THU HÚT VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM

Với mục tiêu hướng tới sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như tạo ra một môi trường đầu tư quốc tế hấp dẫn, minh bạch ở Việt Nam, định hướng nguồn vốn FDI theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước, chính sách thu hút và quản lý vốn FDI của Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đến sự luân chuyển nguồn vốn FDI ở Việt Nam cũng như tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội bao gồm cả mặt tích cực và hạn chế, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và quản lý hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam hiện nay – Thực trạng và giải pháp Luận văn ThS 2014 (Trang 37 - 41)