3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm tỉnh Bắc Ninh
* Vị trí địa lý
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủđô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương
- Phía Tây giáp thủđô Hà Nội
Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, quốc lộ 38, tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. Là tỉnh có vị trí gần thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của cả nước... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Theo chiến lược phát triển, Bắc Ninh cũng sẽ là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của Thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh, quốc phòng.
Bắc Ninh là tỉnh có đơn vị hành chính nhỏ nhất nước, với tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km², trong đó: đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%; đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%; đất chưa sử dụng còn 11,1%.
Năm 2012, dân số Bắc Ninh là 1.079.913 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng thứ 39/64 tỉnh, thành phố, trong đó nam 511,7 nghìn người và nữ 526,5 nghìn người; khu vực thành thị 268,5 nghìn người, chiếm 25,9% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 769,7 nghìn người, chiếm 74,1%. Tính ra, mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km2, gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 64 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, tỉnh Bắc Ninh bao gồm 08 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có 01 thành phố, 01 thị xã; toàn tỉnh có 126 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó có 20 phường, 06 thị trấn và 100 xã.
* Địa hình
Địa hình của tỉnh Bắc Ninh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7m, địa hình đồi núi có độ cao phổ biến 40 - 50m so với mực nước biển. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Địa hình đồng bằng đã giúp hình thành nên những làng quê trù phú, thanh bình, đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Địa hình này ở Bắc Ninh là nơi tập trung với mật độ dày đặc các di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, có giá trị hấp dẫn khách du lịch cả trong nước và quốc tế.
Địa hình đồi núi ở Bắc Ninh mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ và không tạo nên được những cảnh quan đặc sắc nhưng cũng làm giảm sựđơn điệu của địa hình đồng bằng. Bên cạnh đó, một số khu vực có địa hình này còn là nơi hình thành các di tích lịch sử có giá trị như các chùa, đền mang ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người dân nơi đây. Địa hình này có điều kiện thuận lợi để hình thành nên các khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần phục vụ khách
* Khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 - 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 - 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.
Trên địa bàn tỉnh có 2 hướng gió chính: gió Đông Bắc và gió Đông Nam. Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Trong mùa gió Đông Bắc thịnh hành, đầu mùa hanh khô, cuối mùa ẩm ướt với mưa phùn đặc trưng cho mùa xuân ở miền Bắc Việt Nam. Gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào. Thời gian gió
Đông Nam thịnh hành cũng là thời gian thường có bão ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ nói chung, Bắc Ninh nói riêng, nhất là khoảng thời gian tháng 7 và tháng 8.
Mặc dù không có những hiện tượng thời tiết đặc biệt, có giá trị hấp dẫn khách du lịch, đóng vai trò như tài nguyên du lịch, nhưng khí hậu, thời tiết ở Bắc Ninh đã bổ trợ cho các yếu tố khác để làm nên nét hấp dẫn của Bắc Ninh đối với khách du lịch. Điển hình là khí hậu 4 mùa tạo nên cảnh sắc làng quê thay đổi theo thời gian của năm: mờ ảo trong mưa phùn nhưng náo nức không khí lễ hội vào mùa xuân; rộn ràng thu hoạch mùa màng trong mùa hạ; êm ả, thanh bình trong sắc màu không gian rõ nét của mùa thu và tĩnh lặng, trầm mặc trong mùa đông lạnh giá.
Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu của Bắc Ninh thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động du lịch. Khoảng thời gian có bão và mùa mưa phùn có ảnh hưởng đến một số hoạt động du lịch nhưng ảnh hưởng không lớn, vì tính khắc nghiệt của các hiện tượng thời tiết này đã giảm bớt rất nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trong đó có Bắc Ninh.
* Dân số
Dân số của tỉnh Bắc Ninh là 1.079.913 người (Theo Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2012).
Dân số trong độ tuổi lao động là 695.119 người.
Tỷ lệ dân số phân theo giới tính là: nam 531.850 người chiếm 49,25 %, nữ là 548.063 người chiếm 50,57%.
Tỷ lệ dân số phân theo khu vực là: thành thị là 282.349 người chiếm 26,15%, nông thôn là 797.564 người chiếm 73,85%.
* Nguồn nhân lực
Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay là 695.119 người. trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 616.798 người, số người trong độ tuổi lao động đang làm việc là 606.053 người. Hàng năm, nguồn nhân lực lại được bổ
sung thêm một lượng khá lớn lao động trẻ có trình độ văn hóa cơ bản. * Hệ thống kết cấu hạ tầng
Giao thông: mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có 3.810 km, mật độ đường 4,63km/km2 .Trên địa bàn tỉnh có 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 86,8 km trong đó QL 18 cũ và mới dài 44km, QL 38 dài 23 km, QL 1 mới dài 19,8 km; toàn tỉnh có 14 tuyến tỉnh lộ tổng chiều dài 265,7 km; đường huyện và đường đô thị có chiều dài là 400 km; đường xã có tổng chiều dài 755km, đường thôn xóm có tổng chiều dài là 2.392 km.
Đường thủy: hiện tại có 3 cảng sông lớn là: Cảng Đáp Cầu có bãi chứa 2 ha lượng hàng lưu thông hiện nay khoảng 100.000 tấn/năm, chủ yếu là vật liệu xây dựng. Cảng chuyên dùng mày máy kính Đáp Cầu có công suất trên 30.000 tấn/năm. Cảng chuyên dùng nhà máy kính nổi Quế Võ – Sông Cầu có công suất trên 35.000 tấn/năm.
Hệ thống điện: 100% số dân có điện lưới quốc gia.
Bưu chính viễn thông: Mật độ thuê bao điện thoại cốđịnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2012 đạt 17 thuê bao/100 dân, mật độ thuê bao điện thoại di động trên địa bàn tỉnh đạt 92 thuê bao/100 dân.
Giáo dục: Năm học 2011 – 2012, toàn tỉnh có 151 trường học; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông là 99.96%. Tỷ lệđi học là 90,3%. Tỷ lệđi học đúng độ tuổi là 99.2%
* Đặc điểm về kinh tế, văn hóa – xã hội
Với những lợi thế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao và kể từ khi tách ra vào năm 1997 kinh tế Bắc Ninh đã phát triển mạnh mẽ và đang đứng ở tốp đầu về kinh tế miền Bắc cũng như cả nước. - Tốc độ tăng trưởng GDP những năm gần đây liên tục nằm trong tốp dẫn đầu cả nước bất chấp khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 và suy thoái 2011-2012.
+ Giai đoạn 2006-2010 GDP tăng trưởng trung bình 15,3% đáng chú ý có năm 2010 tăng trưởng tới 17.86% là tốc độ tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay.
+ Năm 2011 bất chấp những khó khăn của kinh tế trong nước, kinh tế Bắc Ninh vẫn đạt 16,2% - là tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước.
+ Năm 2012, GDP Bắc Ninh vẫn tăng trưởng khá, đạt 12,3% nằm trong các tỉnh thành dẫn đầu cả nước, trong bối cảnh kinh tế trong nước suy giảm và khó khăn hơn cả năm 2011.
Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng ( đứng thứ 9 toàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng ); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn 5,61%.
Năm 2012, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 2 ở Việt Nam. Bắc Ninh đã thu hút được hầu hết các dự án công nghệ cao về CNTT của cả nước như Canon, SamSung, Nokia, Foxconn ...
Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 16 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục có quy mô lớn, chất lượng khá. Trong tỉnh hiện có hơn 650.000 lao động trong đó đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề phát triển khá nhanh phù hợp với nền kinh tế mở cửa. Đội ngũ lao động trong tỉnh có khả năng tham gia hợp tác lao động quốc tế, đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư khai thác lao động khi đến Bắc Ninh đầu tư.
Sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh Bắc Ninh thể hiện rõ nét qua bộ mặt đô thị hoá của tỉnh có nhiều thay đổi rõ rệt.Hình thành và phát triển một số khu công nghiệp tập trung quan trọng như khu công nghiệp Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng được cải tạo và nâng cấp đáng kể nhất là Quốc lộ (QL) 1A, QL 1B, QL 18, QL 38, và 11 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài trên 350 km. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp nước, cấp điện cũng được đầu tư đáng kể. Hệ thống di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Kinh Bắc xưa nhất loạt đã được khôi phục, bảo tồn và phát triển có hiệu quả thu hút khách du lịch thập
phương. Ngoài ra với hàng trăm ngành nghề khác nhau của tỉnh Bắc Ninh cũng được khuyến khích phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các thị trấn, thị tứ tạo một diện mạo mới cho Bắc Ninh trong thời kỳđổi mới (nguồn từ Niên giám thống kê 2012).