Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân ra cho ba bộ - Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương - mỗi bộ chịu trách nhiệm quản lý các lĩnh vực nhất định. Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương mình. Cụ thể như sau: Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối; quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định. Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định.
Mặc dù Luật An toàn thực phẩm được thông qua từ ngày 17/06/2010, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2011; nhưng cho tới ngày 25/04/2012 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm mới chính thức ra đời và có hiệu lực từ ngày 11/6/2012. Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ủy ban nhân dân các cấp.
Tại Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh
thực phẩm được phân cho Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương thực hiện theo phân cấp quản lý; đồng thời Sở Y tế giữa vai trò đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương. Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về ATVSTP được thể hiện tại phụ lục 5.
Theo phân cấp quản lý, Sở Y tế có trách nhiệm: Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn. Thanh, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành. Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân công; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm: Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo
phân cấp. Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
Sở Công thương chịu trách nhiệm: Thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo phân cấp. Tổ chức việc cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương. Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm. Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.
Ủy ban nhân dân TP. Thái Nguyên chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa bàn, cụ thể như sau: Tổ chức, điều hành Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố; chỉ đạo, thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành và ủy ban nhân dân tỉnh về an toàn thực phẩm; quản lý hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố theo phân cấp.
Trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, mặc dù Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực hơn một năm, tuy nhiên, các văn bản dưới luật ban hành chậm gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Bên cạnh đó, vai trò quản lý về an toàn thực phẩm đã được phân ra cho các ngành khác nhau, do đó, cần nâng cao trách nhiệm quản lý của các ban ngành chức năng, tránh quản lý chồng chéo, đồng thời tăng cường sự phối hợp thực hiện để thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
3.3. Điều tra hiện trạng cung cấp và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
gia đình trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm chế biến sẵn có thể sử dụng trực tiếp, không cần chế biến lại, góp phần tiết kiệm thời gian của nhiều bà nội trợ. Đồng thời, các mặt hàng này rất phong phú và đa dạng, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Hiện trên thị trường nói chung và các chợ trên địa bàn TP.Thái Nguyên, các thực phẩm ăn sẵn khá đa dạng về chủng loại và có nguồn gốc khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng các loại thực phẩm khác nhau là không giống nhau. Do đó, điều tra hiện trạng cung cấp và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn là điều cần thiết.
3.3.1. Hiện trạng nguồn cung cấp thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
3.3.1.1. Hiện trạng nguồn cung cấp thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
Hiện nay, trên địa bàn TP. Thái Nguyên có khoảng 200 cơ sở sản xuất thực phẩm các loại. Các cơ sở này sẽ bán trực tiếp sản phẩm hoặc cung cấp thực phẩm cho các hộ kinh doanh trên địa bàn để tiêu thụ trên thị trường. Hiện trạng nguồn cung cấp thực phẩm chế biến sẵn tại các chợ trên địa bàn được thể hiện ở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Hiện trạng nguồn cung cấp thực phẩm chế biến sẵn tại một số chợ trên địa bàn TP. Thái Nguyên
TT Nguồn cung cấp thực
phẩm Số hộ điều tra Số phiếu Tỷ lệ %
1 Tự chế biến 45 16 35,56
2 Mua từ cơ sở khác
trong địa bàn tỉnh 45 25 55,56
3 Mua từ tỉnh khác 45 5 11,11
(Nguồn: Phiếu điều tra)
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Hiện nay, thực phẩm chế biến sẵn tại các chợ trên địa bàn TP. Thái Nguyên có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau. Trong đó, chủ yếu các sản phẩm thực phẩm chín được mua từ các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm sau đó bán cho người tiêu dùng tại các chợ (chiếm 55,56%). Bên cạnh đó, một lượng không nhỏ thực phẩm chín ăn ngay được bán tại các chợ là do cơ sở tự sản xuất, chế biến và bán trên thị trường (chiếm 35,56%). Số lượng thực phẩm chín
ăn ngay có nguồn gốc từ tỉnh khác chiếm tỷ lệ nhỏ (11,11%) và chủ yếu tập trung vào nhóm chả cá.
3.3.1.2. Nguyên liệu thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
Nguyên liệu thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm thực phẩm. Sử dụng các nguyên liệu tốt, đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ sẽ làm nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm. Ngược lại, nếu sử dụng các nguyên liệu kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, có chứa các mầm bệnh, hóa chất hoặc đã bị biến chất sẽ làm giảm chất lượng thực phẩm, thậm chí làm thực phẩm bị ô nhiễm hoặc gây ra ngộ độc thực phẩm khi sử dụng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Mối quan tâm của nhóm đối tượng người tiêu dùng đối với nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn mà họ sử dụng trên địa bàn được trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8: Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với nguồn gốc của các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
Câu hỏi/Phƣơng án Số phiếu Tỷ lệ %
Ông (bà) có quan tâm tới các thực phẩm chế biến sẵn mình sử dụng có
nguồn gốc từ đâu không?
Có 41 91,11
Không 1 2,22
Không biết 3 6,67
(Nguồn: Phiếu điều tra)
* Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Nhóm đối tượng người tiêu dùng có sự quan tâm khác nhau tới nguồn gốc của sản phẩm. Đa số người tiêu dùng đều quan tâm tới nguồn gốc của các thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn (chiếm 91,11%). Bên cạnh đó, còn một bộ phận nhỏ chưa quan tâm tới vấn đề này. Sử dụng thực phẩm có nguyên liệu, nguồn gốc không rõ ràng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Để làm rõ hơn vấn đề nay, tiến hành điều tra, phỏng vấn tiếp về nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm chín ăn ngay đối với các nhóm đối tượng, đã thu được bảng số liệu như sau:
Bảng 3.9: Nguồn gốc nguyên liệu của các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
Câu hỏi/Phƣơng án Ngƣời SX, CB, KD thực phẩm Ngƣời tiêu dùng TP Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Ông (bà) có biết nguyên liệu của các TP chế biến sẵn mình bán/sử dụng có nguồn gốc từ đâu không? Từ các cơ sở đảm bảo ATVSTP 26 57,78 10 22,22 Từ các cơ sở có giá cả hợp lý 6 13,33 6 13,33 Không rõ 13 28,89 26 57,78 Khác (cơ sở quen; thương hiệu; 1 số TP biết, 1 số không biết)
0 0 3 6,67
(Nguồn: Phiếu điều tra)
* Nhận xét:
Qua bảng 3.9 ta thấy: Các nhóm đối tượng khác nhau có hiểu biết khác nhau về nguồn gốc nguyên liệu của các thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên, cụ thể như sau:
- Tại nhóm đối tượng người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm: Nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ các cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 57,78%. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một lượng không nhỏ thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc (chiếm 28,89%) và các nguyên liệu có giá thành hợp lý (chiếm 13,33%). Điều này cho thấy vấn đề sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa được chú trọng đúng mức. Một bộ phận không nhỏ người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn chạy theo giá thành, lợi nhuận về kinh tế mà xem nhẹ vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tại nhóm đối tượng người tiêu dùng: Mặc dù có quan tâm tới nguyên liệu được sử dụng trong các thực phẩm chín ăn ngay, nhưng đa số người tiêu dùng không biết rõ các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn mình sử dụng có nguồn gốc từ đâu (chiếm 57,78%). Số lượng người tiêu dùng biết được nguyên liệu thực phẩm chế biến sẵn mình sử dụng có nguồn gốc an toàn vệ sinh thực phẩm chiếm tỷ lệ không cao (22,22%). Bên cạnh đó, 13,33% người tiêu dùng cho rằng các thực phẩm
chín ăn ngay sử dụng các nguyên liệu có giá cả hợp lý mà không rõ có đảm bảo an toàn vệ sinh hay không. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng các nguyên liệu đó được mua từ các cơ sở quen của người sản xuất, hoặc nguyên liệu có thương hiệu, hoặc không thể biết rõ nguồn gốc nguyên liệu của tất cả các thực phẩm chín.
- Nhóm đối tượng người tiêu dùng chưa có thông tin đầy đủ về nguồn gốc các nguyên liệu thực phẩm chín mà người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm sử dụng. Do đó, các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc vệ sinh, an toàn thực phẩm theo đánh giá của hai nhóm đối tượng có sự khác biệt khá lớn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các tác thông tin truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm.
3.3.2. Hiện trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên
Mức độ tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có quan hệ chặt chẽ với nhu cầu sử dụng nhóm sản phẩm này của các hộ gia đình, của người tiêu dùng. Do đó, để có thể đánh giá rõ hiện trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn TP. Thái Nguyên, trước hết cần đánh giá mức độ cần thiết của các loại thực phẩm này đối với đời sống hàng ngày với các nhóm đối tượng khác nhau: người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Kết quả này được thể hiện tại bảng 3.10.
Bảng 3.10: Sự cần thiết của thực phẩm chế biến sẵn theo đánh giá của các nhóm đối tượng trên địa bàn TP. Thái Nguyên
Câu hỏi/Phƣơng án Ngƣời SX, CB, KD thực phẩm Ngƣời tiêu dùng Thực phẩm Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn hiện nay có
cần thiết hay không?
Cần thiết 45 100,0 37 82,2
Không
cần thiết 0 0 8 17,8
(Nguồn: Phiếu điều tra)
* Nhận xét:
Qua bảng 3.10 ta thấy: Giữa hai nhóm đối tượng người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm có đánh giá khác nhau về sự cần thiết của thực phẩm chế biến sẵn. 100% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cho rằng các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn là cần thiết. Tuy nhiên,