Ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam và Thái Nguyên giai đoạn 2006-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 39 - 42)

các vấn đề liên quan

* Tình hình ngộ độc thực phẩm từ năm 2006 - 2010 trên địa bàn cả nước.

Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2011) [12], tình hình ngộ độc thực phẩm giai đoạn 2006-2010 tại Việt Nam như sau:

Trong giai đoạn 2006-2010, bình quân hàng năm có 189 vụ NĐTP với 6.633 người mắc và 52 người tử vong. So với giai đoạn 2001-2005, số vụ ngộ độc đã giảm đi bình quân 10 vụ/năm (giai đoạn 2001-2005 bình quân 201 vụ/năm), số người tử vong do ngộ độc giảm 2 người/năm. Tuy nhiên, số người mắc và số tử vong do NĐTP chưa thay đổi nhiều so với giai đoạn trước. Đây là một thách thức lớn với

công tác phòng chống ngộ độc.

Bảng 1.4. Tình hình NĐTP và chết do NĐTP trên cả nước giai đoạn 2006-2010.

TT Năm Chỉ số Vụ ngộ độc (vụ) Số mắc (người) Chết (người) 1 2006 165 7.135 57 2 2007 247 7.329 55 3 2008 205 7.828 61 4 2009 152 5.212 35 5 2010 175 5.664 51 Cộng 994 33.168 259 Trung bình/năm 189 6.633 52

(Nguồn: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 2011) [12]

Tỷ lệ mắc NĐTP/100.000 dân giai đoạn 2006-2010 trung bình là 7,8ca/100.000/năm và có xu hướng giảm trong 02 năm vừa qua. Tỷ lệ ca chết NĐTP/100.000 dân cũng có xu hướng giảm nhẹ so với giai đoạn 2001-2005. Số vụ và số mắc NĐTP trong các vụ ngộ độc có trên 30 người mắc có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên, số chết do NĐTP còn cao (năm 2010). Đặc biệt, số tử vong do NĐTP chủ yếu ở các vụ ít người, thậm chí là ở gia đình. Các vụ ngộ độc tập thể đông người mắc đã được xử lý, cấp cứu có hiệu quả và thường không do căn nguyên có thể gây chết nhanh chóng.

Về phân bố vụ NĐTP theo khu vực, các vụ NĐTP xảy ra ở tất cả các vùng sinh thái trong toàn quốc, cao nhất là miền núi phía Bắc (19,8-34,2% tổng số vụ/năm); khu vực Tây Nguyên là ít nhất (từ 4,6-12,1% tổng số vụ/năm); các khu vực khác đều xảy ra NĐTP với số dao động không khác biệt.

Về phân bố vụ NĐTP theo tháng trong năm, theo thống kê của Phòng Quản lý NĐTP - Cục ATVSTP, trong 175 vụ NĐTP ghi nhận trong năm 2010, số vụ xảy ra cao nhất vào tháng 5-9 (cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè) từ 18 - 26 vụ/tháng; số người mắc NĐTP xảy ra cao nhất vào tháng 5-7 (trong suốt mùa hè) với số mắc từ 626-1.220 ca/tháng; số tử vong do NĐTP các tháng 1-2, tháng 4-5, tháng 8 tăng cao, đáng chú ý là trong các tháng lễ hội, số tử vong do rượu tăng rõ.

Về nơi xảy ra NĐTP, trong 4 năm (2007-2010), số vụ NĐTP xảy ra tại bếp ăn gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (48,6-60,7% tổng số vụ trong mỗi năm); tiếp đến là tại bếp ăn tập thể (12,7-20,6% tổng số vụ mỗi năm); các loại cơ sở nguyên nhân khác đều xảy ra các vụ NĐTP nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn.

Về diễn biến nguyên nhân các vụ NĐTP giai đoạn 2006-2010, vụ NĐTP có nguyên nhân do vi sinh vật có xu hướng giảm đi rõ rệt, trong khi đó nguyên nhân ngộ độc do hóa chất có xu hướng tăng lên. Số vụ NĐTP do độc tố tự nhiên cao nhất năm 2007 và năm 2010. Trong khi đó, số vụ ngộ độc chưa xác định được căn nguyên còn chiếm tỷ lệ cao. Từ năm 2007-2010, nguyên nhân chết do độc tố tự nhiên chiếm tỷ lệ tử vong cao, tiếp đó là do hóa chất và do vi sinh vật. Như vậy, tử vong do các độc tố tự nhiên là vấn đề khá nan giải, cần quan tâm đặc biệt trong thời gian tới. Đặc biệt, năm 2010, trong số 42 người chết, có tới 14 người do uống rượu có Methanol (cồn công nghiệp) chiến 33,3%, tiếp theo là do ăn phải nấm (23,8%), ngộ độc do cá nóc cũng còn khá cao (16,7%).

* Tình hình NĐTP tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn hiện nay.

Trong những năm vừa qua, công tác ATVSTP đã được chú trọng từng bước ổn định thể hiện thông qua sự kiểm tra, phối hợp tích cực của các cơ quan chức năng, ý thức chấp hành quy định ATVSTP của người dân.

Tình hình NĐTP tại Thái Nguyên từ năm 2006-2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.5. Tình hình NĐTP tại Thái Nguyên từ năm 2006-2011

TT Năm Chỉ số Vụ ngộ độc (vụ) Số mắc (người) Chết (người) 1 2006 9 97 1 2 2007 9 214 0 3 2008 3 85 1 4 2009 3 56 1 5 2010 7 192 0 6 2011 5 127 0

Cộng 36 771 3

Trung bình/năm 6 128,5 0,5

(Nguồn: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên, 2012) [7]

Trong giai đoạn 2006-2011, toàn tỉnh Thái Nguyên có 36 vụ NĐTP với 771 người mắc và 3 người tử vong. Bình quân hàng năm có 6 vụ NĐTP xảy ra trên địa bàn với 128,5 người mắc và bình quân 2 năm có 1 người chết vì NĐTP tại tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, không có trường hợp nào trường hợp nào tử vong do NĐTP.

Đặc biệt, trong năm 2011, cả tỉnh có 5 vụ NĐTP với 127 người mắc và không có trường hợp tử vong. Trong đó, có 4 vụ NĐTP do vi sinh vật và 1 vụ không rõ căn nguyên. Tỷ lệ mắc NĐTP/100.000 dân là 11,256.

Theo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Nguyên (2012) [9], trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn cả tỉnh đã xảy ra 05 vụ ngộ độc thực phẩm với 446 người mắc, 198 người đi viện, không có trường hợp tử vong, các vụ ngộ độc đều nghi ngờ do vi sinh vật, do đó cần có sự quan tâm hơn nữa về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm tại tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)