Ngộ độc thực phẩm trên thế giới và các vấn đề liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 35 - 37)

Ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm đang trở thành vấn đề nghiêm trọng của tất cả các quốc gia , kể cả nước phát triển và các nước đang phát triển.

Các bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm đã gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội và các chi phí y tế khác. Theo Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (2002) [14], hàng năm, chỉ riêng ở Mỹ đã xảy ra hàng triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm, tiêu tốn hàng tỷ đô la. Chi phí cho vụ ngộ độc do Samonella ở Anh năm 1992 ước tính khoảng 560 - 800 triệu đô la, trong đó hơn 70% chi phí đã phải chi cho việc cứu chữa và phục hồi sức khỏe. Các bệnh do ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm đang là vấn đề thời sự, gây tác động lớn ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển (FAO, 1990) [36].

Thực phẩm ô nhiễm không tiêu thụ được, gây thất thoát thu nhập lớn, nhưng thiệt hại đến nền kinh tế nhất vẫn là các chi phí kinh tế xã hội để giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm.

Bảng 1.2. Thiệt hại kinh tế do ngộ độc thực phẩm

Nƣớc Số trƣờng hợp/năm

Chi phí

(USD) Nguồn cung cấp số liệu

Mỹ 99 triệu 23 tỷ Garthwright (1988)

Canada 33 triệu 7,7 tỷ Kvenberg và Archer (1987)

Mỹ 12,6 triệu 8,4 tỷ Todd (1989)

(Nguồn: ICD/SEAMEO/GTZ/WHO, 1996) [39]

Tình hình an toàn thực phẩm diễn ra rất phức tạp, hàng ngày, hàng giờ, ở mọi quốc gia và các khu vực trên thế giới. Hậu quả cuối cùng của việc không đảm bảo an toàn thực phẩm là xảy ra ngộ độc thực phẩm cấp tính, nhiễm độc tích lũy, mắc bệnh truyền qua thực phẩm cho người tiêu dùng thực phẩm. Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2010) [10], ở các nước phát triển có tới 10% dân số bị ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh truyền qua thực phẩm mỗi năm; các nước kém phát triển tỷ lệ này cao hơn nhiều. Nhiều nước có quy định báo cáo nhưng chỉ đạt 1% số ca bị ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm ở Mỹ chiếm 5% dân số/năm (>10 triệu người/năm), trung bình 175 ca/100.000 dân, mỗi năm chết 5.000 người, nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu do vi khuẩn; ở Anh: 190 ca/100.000 dân; ở Nhật: 20 - 40 ca/100.000 dân; ở Úc là 4,2 triệu ca/năm.

Tại Indonesia chỉ tính trong giai đoạn 2001- 2005 số vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người mắc và tử vong có sự gia tăng liê n tục. Số liệu được thể hiện trong bảng 1.3.

Bảng 1.3. Số ca ngộ độc thực phẩm trong giai đoạn 2001- 2005 tại Indonesia

Năm Số vụ Số ngƣời mắc Số tƣ̉ vong Số chết/100.000 dân Số vụ/100.000 dân 2001 26 1183 16 1,35 0,54 2002 43 3635 20 0,28 1,67 2003 34 1843 12 0,65 0,84 2004 164 7366 51 0,69 3,37 2005 184 8949 49 0,55 4,11

Theo Chandra Sirait và cs (2010) [34], trong số các vụ ngộ độc năm 2004 tại Indonexia, số vụ ngộ độc xảy ra do thức ăn chế biến tại gia đình là 53,7%, thực phẩm chế biến sẵn là 15,2% và do thức ăn nhanh là 12,2% Nguyên nhân làm thực phẩm bị nhiễm độc vi sinh vật chủ yếu là Staphylococcus aureus , Bacillus aureus,

Salmonella sp và E . Coli. Các tác nhân hóa học bao gồm có nitrite , histamin,

formaldehyde, xianua, methnol và tetradotoxin.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO (2005) [52], bệnh truyền qua thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong quan trọng trên toàn cầu. Số mới mắc tăng nhanh do thay đổi trong phương pháp xử lý thực phẩm và nông nghiệp, toàn cầu hóa trong phân phối thực phẩm và và các yếu tố liên quan đến những thay đổi hành vi và xã hội trong dân số. Theo WHO (2008) [55] chỉ tính riêng tiêu chảy, 2,2 triệu người chết, chiếm 3,7% nguyên nhân tử vong năm 2004 và xếp thứ 5 trong 10 nguyên nhân tử vong toàn cầu. Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước nghèo, nhưng bệnh truyền qua thực phẩm không chỉ giới hạn ở các quốc gia này mà còn xảy ra tại các nước phát triển. Tiêu chảy là bệnh có số mới mắc mỗi năm cao nhất trong các bệnh (hơn 4.6 tỷ) và riêng khu vực Đông Nam Á đóng góp 1/3 gánh nặng này (WHO, 2008) [55]. Ước tính mỗi năm có 80- 165 triệu lượt bệnh nhân có hội chứng lỵ và 99% xảy ra ở các nước đang phát triển và chủ yếu là trẻ em dưới năm tuổi chịu gánh nặng bệnh tật này (WHO, 2005) [52]. Gánh nặng bệnh truyền qua thực phẩm toàn bộ chắc chắn sẽ cao hơn so với gánh nặng bệnh tiêu chảy cấp đơn thuần vì bao gồm cả các nhóm nguyên nhân không chỉ từ vi sinh mà còn từ hoá học và độc chất.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)