- Tăng cường các hình thức tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và thực hành của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm nói chung và thực phẩm chín nói riêng, của người tiêu dùng về các quy định về ATVSTP, ô nhiễm thực phẩm, ngộ độc thực phẩm và các biện pháp phòng ngừa.
- Cảnh báo chính xác, kịp thời các mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn, các vấn đề ATVSTP của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cần tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng các cơ sở phẩm thực hiện tốt công tác ATVSTP cho người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh công tác tuyền thông tại tuyến cơ sở, chú trọng tới trách nhiệm xã hội của người sản xuất, người tiêu dùng nhằm phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và ngộ độc thực phẩm cho cả cộng đồng.
- Các cơ sở thực phẩm cung cấp thông tin chính xác, khách quan cho người sử dụng và tiêu dùng thực phẩm nhằm giảm thiểu việc nhận thức và đánh giá lệch lạc về cơ sở và về ATVSTP.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
1. TP. Thái Nguyên là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân số tập trung đông đúc với nền kinh tế phát triển.
2. Công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm do ba ngành: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Công thương quản lý.
3. Thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố chủ yếu có nguồn gốc từ trong tỉnh. Số lượng thực phẩm chín có nguồn gốc từ ngoài tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ.
Nguyên liệu của các thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn hơn phần nửa có nguồn gốc từ các cơ sở đảm bảo ATVSTP. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng không rõ nguồn gốc của các nguyên liệu sử dụng trong chế biến thực phẩm chín trên thị trường.
Người tiêu dùng mua thực phẩm từ nhiều nơi khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu tại chợ (chiếm tỷ lệ cao nhất, 31,1%), cơ sở quen thuộc hay tại bất cứ nơi nào thuận tiện. Số lượng thực phẩm được xác nhận mua tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn thấp (17,8%).
Mức độ tiêu thụ trung bình của các loại thực phẩm chế biến sẵn có sự biến động khác nhau. Các loại thực phẩm có mức độ tiêu thụ cao gồm bún, thịt lợn quay, giò nạc và chả thịt lợn. Trung bình, mỗi hộ gia đình tiêu dùng 5,13kg/tháng thực phẩm chín ăn ngay.
4. Tất cả các chợ đều có thực phẩm bị ô nhiễm. Chợ Phú Thái có giò và chả cá bị ô nhiễm. Chợ Minh Cầu có giò, chả và chả cá không đảm bảo. Thịt quay, giò và chả ở chợ Thái phát hiện không đảm bảo ATVSTP. Chợ Đồng Quang có nhiều nhóm thực phẩm ô nhiễm nhất (4/5 nhóm), bao gồm: thịt quay, giò, chả và bún.
Với cùng một loại thực phẩm, tỷ lệ bị ô nhiễm giữa các chợ là khác nhau và có sự biến động. Chả thịt lợn là nhóm có tỷ lệ ô nhiễm biến động lớn nhất giữa các chợ. Bún ướt là nhóm có tỷ lệ ô nhiễm biến động ít nhất.
Tất cả các nhóm thực phẩm chín ăn ngay được phân tích đều có nguy cơ ô nhiễm. Nhóm thực phẩm có nguy cơ ô nhiễm cao gồm chả thịt lợn, giò nạc và thịt quay. Trong đó, đặc biệt là chả thịt lợn và giò nạc. Nhóm thực phẩm có nguy cơ ô
nhiễm thấp là bún ướt. (3,33% mẫu lấy xét nghiệm không đạt).
Đánh giá mối nguy theo nhóm chỉ tiêu gây ô nhiễm: Với chỉ tiêu vi sinh vật, mức độ ô nhiễm E.coli và coliforms của các nhóm thực phẩm là khá cao. Trong nhóm chỉ tiêu hóa học, hàn the là mối nguy lớn với thực phẩm chín.
5. Các nhóm đối tượng đã có hiểu biết nhất định về phụ gia thực phẩm, các loại phụ gia cấm và tác hại của việc lạm dụng phụ gia hoặc sử dụng phụ gia cấm.
Nhóm đối tượng người SX, CB, KD thực phẩm chưa có nhận thức đúng về các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm. Đồng thời, đại đa số người tiêu dùng đánh giá yếu tố vệ sinh tại các chợ chưa đảm bảo (86,67%) và đánh giá mức độ ô nhiễm thực phẩm chín tại các chợ cao hơn người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Người SX, KD thực phẩm đa số đã nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện tập huấn kiến thức và khám sức khỏe về ATVSTP. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng không biết được cơ sở nơi mình mua thực phẩm có thực hiện quy định đó không; đồng thời, gần nửa bộ phận người tiêu dùng cho rằng các cơ sở thực phẩm không đảm bảo ATVSTP.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng các mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn TP. Thái Nguyên nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung; mở rộng phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu tại các chợ trên địa bàn để có kết luận chính xác hơn.
- Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thực hành của người SX, CB, KD thực phẩm chế biến sẵn nói riêng, người SX, KD thực phẩm nói chung và người tiêu dùng những quy định về ATVSTP và ô nhiễm thực phẩm. Cảnh báo kịp thời, đúng lúc các thông tin, mối nguy, sự cố về ATVSTP trên địa bàn.
- Các cơ sở thực phẩm tăng cường công tác quản lý ATVSTP tại đơn vị mình, có ý thức và chấp hành tốt các quy định về ATVSTP.
- Chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý các cơ sở thực phẩm, chợ trên địa bàn, quy trình sản xuất lưu thông và phân phối thực phẩm, có các biện pháp xử lý với các cơ sở không đảm bảo ATVSTP và gây mất ATVSTP nghiêm trọng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT ngày 31 tháng 08 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định danh mục các chất
phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm”, Hà Nội.
2. Bộ Y tế, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trường ĐH Y Thái Bình (2010), Vệ
sinh sản xuất chế biến thực phẩm, Thái Bình.
3. Bùi Trọng Chiên (2008), Nên hiểu đúng về vai trò của E.Coli và Coliforms
trong giám sát nước và thực phẩm, Khánh Hòa.
4. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương (2010), Báo cáo kết quả
giám sát ô nhiễm thực phẩm đợt 1 năm 2010, Bình Dương.
5. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nam Định (2010), Báo cáo kết quả triển
khai mô hình giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm năm 2010, Nam Định.
6. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên (2011), Báo cáo kết quả
giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm năm 2011, Thái Nguyên.
7. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên (2012), Thống kê ngộ độc
thực phẩm trên địa bàn qua các năm, Thái Nguyên.
8. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2012), Báo cáo ngộ độc thực phẩm số
105a/BC-ATTP ngày 14/06/2012, Thái Nguyên.
9. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Thái Nguyên (2012), Báo cáo Hoạt động công tác An toàn vệ sinh thực phẩm 6 tháng đầu năm 2012, kế hoạch hoạt
động 6 tháng cuối năm 2012 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thái
Nguyên.
10. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2010), Tài liệu kiểm soát ngộ độc thực phẩm
và bệnh truyền qua thực phẩm, Hà Nội.
11. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2011), Thông tin về phẩm màu Tartrazine
(E102), Hà Nội.
12. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2011), Tài liệu tập huấn nâng cao kỹ năng
giám sát, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm; Hà Nội.
tổng kết công tác liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.
14. Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (2002), An toàn thực phẩm
sức khỏe đời sống và kinh tế xã hội, NXB Y học, Hà Nội.
15. Cục Thú ý (2006), Báo cáo tổng kết công tác ATVSTT tại hội nghị tổng kết
công tác liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.
16. Trần Đáng (2008), An toàn thực phẩm, NXB Hà Nội, Hà Nội.
17. Phan Thế Đồng (2011), Trao đổi về phẩm màu thực phẩm, TP. Hồ Chí Minh. 18. Dương Thị Huệ (2009), Nghiên cứu xác định hàm lượng Nitrate trong rau
thương phẩm vụ đông xuân 2008 - 2009 tại cánh đồng sản xuất rau phường
Túc Duyên - thành phố Thái Nguyên, Khóa luận đại học trường ĐH Nông lâm
Thái Nguyên, Thái Nguyên.
19. Vũ Thị Thu Hương, Lê Thị Hồng Hảo, Trần Thị Hồng Vân, Đặng Huỳnh Nga (2009), Đánh giá kết quả điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nhóm
thực phẩm sơ chế và chế biến sẵn tại Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ
sinh Thực phẩm Quốc Gia, Hà Nội.
20. Đoàn Thị Hường (2008), Báo cáo tổng kết đề tài đánh giá tình trạng vệ sinh an tòan thực phẩm một số loại rau bán ở cửa hàng rau sạch và thực phẩm
khác trên địa bàn Hà Nội, Viện dinh dưỡng, Hà Nội.
21. Hà Huy Khôi (2000), Bàn về mấy vấn đề dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển
tiếp. Một số công trình nghiên cứu Viện Dinh dưỡng, NXB Y học, Hà Nội.
22. Phan Thị Kim, Bùi Minh Đức (2003), Phụ gia thực phẩm chỉ tiêu kiểm tra
chất lượng an toàn và bảo vệ sức khỏe cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội.
23. Minh Phương (2009), Thực phẩm và dinh dưỡng hàng ngày đối với sức khỏe, NXB Lao động, Hà Nội.
24. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật An toàn thực phẩm, Hà Nội.
25. Phạm Thị Tâm (2011), Xác định tỷ lệ nhiễm Escherichia coliO157:H7 trong thịt bò bán ở một số địa điểm tại Hà Nội, nghiên cứu sản xuất kháng thể đơn
dòng đặc hiệu, Luận án tiến sỹ Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên, Thái
26. Trần Linh Thước (2006), Phương Pháp Phân Tích Vi Sinh Vật Trong Nước,
Thực Phẩm Và Mỹ Phẩm, NXB giáo dục, TP. Hồ Chí Minh.
27. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Thái Nguyên (2008), Số liệu khí tượng thủy
văn qua các năm, Thái Nguyên.
28. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên - Bộ môn Sức khoẻ Nghề nghiệp (2007), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Y học Hà Nội. tr. 167
29. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (1996), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Y học Hà Nội.
30. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2008), Tìm hiểu việc sử dụng hàn the (natri borat) trong chế biến giò chả được tiêu thụ tại chợ trung tâm TP. Thái Nguyên bằng
phương pháp giấy thử nhanh, Đề tài khoa học sinh viên Trường ĐH Nông lâm
Thái Nguyên, Thái Nguyên.
31. Nguyễn Văn Vy (2008), Hàn the: người chế biến thực phẩm và người tiêu
dùng cần biết, Hải Phòng.
32. UBND TP. Thái Nguyên (2010), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010,
Thái Nguyên.
33. UBND TP. Thái Nguyên (2011), Bác cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội năm 2012 TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Tiếng Anh
34. Chandra Sirait, Deisy Ariyani and Meli Maulani (2010), How to Increase
Quality of Food by Hygiene and Sanitation, Faculty Of Pharmacy University
Of Pancasila, Jakarta .
35. European Food Safety Authority (EFSA) (2006), “Opinion of the Scientific Panel on Food Additives, Flavourings, Processing Aids and Materials in Contact with Food (AFC) on a request from the Commission related to use of formaldehyde as a preservative during the manufacture and preparation of
food additives (Question No EFSA Q-2005-032)”, EFSA Journal 415, pg. 1–
36. FAO (1990), Control of Aflatoxins in Asia, Regional Workshop, Chiangmai, Thailand.
37. Hong Kong’s Centre for Food Safety (2009), Formaldehyde in Food, http://www.cfs.gov.hk/english/programme/programme_rafs/programme_rafs_f a_02_09.html, HongKong.
38. International Agency for Research on Cancer (IARC) (2004), “Monographs on
the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans”, Vol. 88, International
Agency for Research on Cancer, Lyon, France.
39. ICD/SEAMEO/GTZ/WHO (1996), Food safety for nutritionist .
40. International Program on Chemical Safety (IPCS) (1989), Environmental
Health Criteria 89. Formaldehyde, World Health Organisation. Geneva.
41. James P. Nataro, James B. Kaper(1998, “Diarrheagenic Escherichia coli” -
Clinical microbiology reviews, Vol.11, No.1, pg.142-20.
42. K. S. Rowe, (1988). “Synthetic food colourings and „hyperactivity‟: A double-
blind cross over study.” Australian Pediatrics Journal 24 pg.143-147.
43. K. S. Rowe, and K. J. Rowe (1994). “Synthetic food coloring and behavior: A dose response effect in a double-blind, placebo-controlled repeated-measures
study.” Journal of Pediatrics 125 pg. 691-698.
44. Lawrence L. Garber Jr.; Eva M. Hyatt; Richard G. Starr Jr. (2000), The effects
of food color on perceived flavor, Journal of Marketing Theory and Practice,
USA.
45. Metcalf and Eddy (1991), Wastewater Engineering, Third Edition. McGraw- Hill, Inc.New York, New York.
46. Noordiana N., Fatimah A. B. and Farhana Y. C. B. (2011), “Formaldehyde content and quality characteristics of selected fish and seafood from wet
markets”, International Food Research Journal 18, pg. 125-136.
47. Polotsky Y. E. , E. M. Dragunskaya, V.G. Seliverstova, T.A. Avdeeva, M. G. Chakhutinskaya, I. Kétyi, A. Vertényi, B. Ralovich, L. Emödy, I. Málovics, N. V. Safonova, E. S. Snigirevskaya and E. I. Karyagina, (1977), Pathogenic effect of enterotoxigenic Escherichia coli and Escherichia coli causing
infantile diarrhea, Acta Microbiologica Academiae Scientiarum Hungaricae, 24 pg. 221-236.
48. Saowapak Teerasong, Natchanon Amornthammarong, Kate Grudpan, Norio Teshima, Tadao Sakai, Duangjai Nacapricha, and Nuanlaor Ratanawimarnwong (2010), “A Multiple Processing Hybrid Flow System for
Analysis of Formaldehyde Contamination in Food, Analytical Sciences” - The
international journal of The Japan Society for Analytical Chemistry, Japan. 49. Sarah Kobylewski and Michael F. Jacobson (2010), Food Dyes a rainbow of
riks, Center for Science in the Public Interest, USA.
50. Shuo Wang, Xiaojun Cui and Guozhen Fang (2007), “Rapid determination of
formaldehyde and sulphur dioxide in food products and Chinese herbals”,
Food Chemistry, Volume 103, issue 4, pg. 1487-1493.
51. W. Claeys, C. Vleminckx, A. Dubois, A. Huyghebaert, M. Ho¨fte, P. Daenens and B. Schiffers (2009), “Formaldehyde in cultivated mushrooms: a
negligible risk for the consumer”, Food Additives and Contaminants Vol. 26,
No. 9, pg. 1265–1272.
52. WHO (2005), Guidelines for the Control of Shigellosis, including Epidemics
due to Shigella dysenteriae. Geneva, Switzerland.
53. WHO (2005), Formaldehyde in Drinking-water, Background document for
development of WHO Guidelines for Drinking-water Quality, Geneve,
Switzerland.
54. WHO (2006), “Evaluation of certain food contaminants”, WHO Technical Report Series No. 930, Geneva.
55. WHO (2008), The global bursen of disease: 2004 update, WHO Press, Geneva, Switzerland.
56. WHO (2012), Global Environment Monitoring System - Food Contamination
Monitoring and Assessment Programme (GEMS/Food),
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. PHIẾU ĐIỀU TRA ATVSTP ĐỐI VỚI NGƢỜI SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỰC PHẨM
A. THÔNG TIN CHUNG:
Họ và tên người được điều tra: ... Địa chỉ (Tên cơ sở hoặc xã, phường): ... ... Giới tính: 1. Nam 1. [ ] 2. Nữ 2. [ ] Mặt hàng thực phẩm liên quan: ...
B. NỘI DUNG
I. NGUỒN CUNG CẤP VÀ LƢỢNG TIÊU THỤ THỰC PHẨM
Câu 1. Theo Ông (bà), các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn hiện nay có cần thiết hay không?
1. Cần thiết 2. Không cần thiết
3. Không rõ 4. Khác:...
Câu 2. Sản phẩm thực phẩm do cơ sở ông (bà) bán có nguồn gốc từ:
1. Tự chế biến 2. Mua từ các cơ sở khác ở trong tỉnh 3. Mua từ tỉnh khác 4. Khác...
Câu 3. Lƣợng sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn mà cơ sở ông (bà) tiêu thụ trung bình là bao nhiêu (trong 1 ngày, hoặc 1 tuần, hoặc 1 tháng)?
... ...
Câu 4. Nếu sản phẩm thực phẩm ông (bà) bán trong ngày không tiêu thụ hết thì ông (bà) làm thế nào?
... ... ...
Câu 5. Ông (bà) có biết nguyên liệu của các sản phẩm thực phẩm chế biên sẵn mình bán có nguồn gốc từ đâu không?
1. Từ các cơ sở đảm bảo ATVSTP 2. Từ các cơ sở có giá cả hợp lý
3. Không rõ 4. Khác...
II. PHỤ GIA THỰC PHẨM
Câu 6. Theo Ông (bà) việc sử dụng các loại phụ gia đối với thực phẩm có cần thiết hay không?
1. Không thể thiếu 2. Cần thiết
3. Không cần thiết 4. Không rõ
loại phụ gia thực phẩm nào không?
... ...
Câu 8. Ông (bà) có biết một số loại phụ gia thực phẩm nào bị cấm sử