Phương pháp tổng hợp, so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 50 - 114)

Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với quy định hiện hành về giới hạn tối đa các chất ô nhiễm trong thực phẩm, danh mục các phụ gia thực phẩm được phép sử dụng (quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT và Quyết định số 46/2007/QĐ- BYT). Từ đó đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn tại khu vực nghiên cứu, đề ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn và nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Các chợ trong khu vực nghiên cứu (khoanh màu đỏ)

* Vị trí địa lý : Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 4 chợ thuộc khu trung tâm thành phố Thái Nguyên: Chợ Thái (Phường Trưng Vương), chợ Đồng Quang (Phường Quang Trung), chợ Minh Cầu (Phường Phan Đình Phùng) và chợ Phú Thái (Phường Tân Thịnh).

* Địa hình : Đề tài được thực hiện tại khu trung tâm thành phố Thái Nguyên, đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, bề mặt địa hình đã biến đổi sâu sắc, hoàn toàn do sự phát triển của thành phố Thái Nguyên. Địa hình có xu hướng thấp theo hướng Tây Bắc - Đông Nam,

* Khí hậu thời tiết : Khu vực mang đặc trưng khí hậu của vùng trung du bán

sơn địa, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đặc điểm khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam; mùa lạnh mưa ít từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc.

- Nhiệt độ không khí

+ Nhiệt độ trung bình năm: 23,6 o C.

+ Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 17oC (tháng 2).

- Độ ẩm không khí

+ Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 3, 7): 88% + Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 2, 11): 77%

- Lượng mưa

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+ Lượng mưa trung bình lớn nhất hàng năm: 2.000 - 2.500 mm

+ Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày

+ Lượng mưa tháng lớn nhất: 489 mm (tháng 8)

+ Lượng mưa tháng nhỏ nhất: 22 mm (tháng 12)

+ Cường độ mưa trung bình lớn nhất: 80 - 100 mm/h.

- Tốc độ gió và hướng gió

Tại khu vực nghiên cứu, trong năm có 2 mùa chính, mùa đông gió có hướng Bắc và Đông Bắc, mùa hè gió có hướng Nam và Đông Nam.

+ Tốc độ gió trung bình trong năm: 1,1 m/s

+ Tốc độ gió lớn nhất: 24 m/s

- Nắng và bức xạ

+ Số giờ nắng trung bình lớn nhất trong tháng: 187 giờ + Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất trong tháng: 46 giờ

*Chế độ thuỷ văn

Khu vực đề tài thuộc lưu vực sông Cầu.

Chế độ thủy văn sông Cầu và các nhánh của nó đặc trưng bởi hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, với tổng lượng dòng chảy cả năm. Trong đó, tháng có lũ lớn nhất trong năm là tháng 8, chiếm khoảng 20% tổng lượng cả năm. Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 5 năm sau. Ba tháng liên tục có dòng chảy thấp nhất là các tháng 1, 2, 3. Tháng có dòng chảy kiệt nhất trên phần lớn các sông thường xảy ra vào tháng 2 và chỉ chiếm

khoảng 1 - 2% tổng lượng dòng chảy cả năm.

Bảng tổng hợp các điều kiện về khí tượng trên địa bàn khu vực đề tài được thể hiện tại các bảng từ bảng 3.1 đến bảng 3.6.

3.1.2. Điều kiện về kinh tế

Theo UBND TP. Thái Nguyên (2011) [33], đến hết năm 2011, kinh tế TP. Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả như sau :

Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2011 (giá cố định năm 1994) đạt 4.017 tỷ đồng, tăng 13,27% so với năm 2010. Trong đó : Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 2.133 tỷ đồng, tăng 12,08% so với năm 2010; khu vực dịch vụ - thương mại đạt 1.712 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2010; khu vực nông - lâm nghiệp đạt 164 tỷ đồng, tăng 9,38% so với năm 2010.

Tổng sản phẩm trong thành phố (GDP) năm 2011 (giá thực tế) đạt 9.844 tỷ đồng, trong đó : Khu vực dịch vụ - thương mại đạt 4.750 tỷ đồng, chiếm 48,07%; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 4.692 tỷ đồng, chiếm 47,47%; khu vực nông nghiệp đạt 441 tỷ đồng, chiếm 4,46%.

GDP bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm (tăng 7 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010).

Sản lượng lương thực có hạt đạt 32.200 tấn, trồng mới và phục hồi 80 ha chè, số lượng đàn trâu 5.236 con, số lượng đàn bò 1.911 con, số lượng đàn lợn 52.015 con, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 80 triệu đồng, giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng chè và cây ăn quả đạt 100 triệu đồng.

Tính đến đầu năm 2012, trên địa bàn TP. Thái Nguyên có tổng cộng 26 chợ, trong đó có 2 chợ loại I gồm chợ Thái và chợ Đồng Quang.

3.1.3. Điều kiện về xã hội

Đến hết năm 2009, TP. Thái Nguyên có các điều kiện về xã hội đáng chú ý như sau:

* Về dân số: Theo UBND TP. Thái Nguyên (2010) [32], tính đến 0h00 ngày

01/04/2009, dân số thường trú trên địa bàn TP. Thái Nguyên là 278.143 người (trong đó : nam 135.763 người, chiếm 48,81% ; nữ 142.380 người chiếm 51,19%).

Khu vực thành thị là 200.150 người, chiếm 72% ; khu vực nông thôn :77.993 người, chiếm 28%. Mật độ dân số 1.466 người/km2

(khu vực thành thị 3.292 người/km2, nông thôn 605 người/km2)

* Về giáo dục : Theo UBND TP. Thái Nguyên (2011) [33], đến nay trên địa

bàn đã có 63 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 65%), trong đó : 16 trường mầm non, 32 trường tiểu học và 15 trường THCS. Đồng thời, TP. Thái Nguyên còn tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp và các trường dạy nghề.

* Về quản lý đô thị : chuyển quyền sử dụng đất cho 8.165 trường hợp; cấp

GCNQSDĐ lần đầu, cấp đổi cho 2.056 trường hợp; chuyển mục đích sử dụng đất cho 164 trường hợp. Kiểm tra công tác môi trường tại 80 đơn vị, xác nhận cam kết bảo vệ môi trường cho 35 dự án, xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường cho 39 cơ sở. Tiến hành vận chuyển và xử lý 90.800 m3 rác thải (UBND TP. Thái Nguyên, 2011) [33].

* Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu:

TP. Thái Nguyên là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, dân số tập trung đông đúc với nền kinh tế phát triển. Với kinh tế phát triển và số dân đông, TP. Thái Nguyên là thị trường tiêu thụ lớn cho các mặt hàng thực phẩm. Đồng thời, khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa nóng kéo dài sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn nếu không được sản xuất, bảo quản hợp vệ sinh. Do đó, giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với vấn đề tiêu thụ thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm có quan hệ mật thiết với nhau.

Bảng 3.1. Nhiệt độ không khí trung bình - tháng (Đơn vị: 0C) Năm\Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng Trung bình 2005 15.7 17.6 18.8 24.0 28.6 29.3 28.9 28.3 28.3 25.7 21.9 16.6 283.7 23.6 2006 17.7 18.0 20.0 25.1 26.5 29.0 29.1 27.4 27.4 26.7 23.7 17.3 287.9 24.0 2007 16.2 21.6 20.7 22.9 26.7 29.4 29.6 28.5 26.8 25.4 20.3 19.5 287.6 24.0 2008 14.4 13.5 20.8 24.0 26.7 28.1 28.4 28.2 27.7 26.1

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên)[27]

Bảng 3.2. Nhiệt độ không khí cao nhất - tháng (Đơn vị: 0C)

Năm\Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng Trung bình 2005 27.2 27.7 29.5 35.3 36.2 37.3 37.0 35.3 35.6 34.2 30.8 27.9 394.0 32.8

2006 27.4 28.1 28.8 35.1 35.8 37.0 36.4 35.0 35.0 32.9 31.6 29.0 392.1 32.7

2007 25.9 29.6 29.0 35.4 38.0 37.5 35.6 37.9 34.6 33.5 30.0 28.7 395.7 33.0

2008 28.8 26.8 28.9 32.7 35.9 36.4 35.8 36.6 36.5 32.9

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên)[27]

Bảng 3.3. Nhiệt độ không khí thấp nhất - tháng (Đơn vị: 0C)

Năm\Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng Trung bình 2005 7.2 11.0 10.6 17.2 21.0 23.6 23.6 23.4 23.6 17.3 12.8 7.9 199.2 16.6

2006 10.0 12.2 12.4 17.0 19.0 23.4 24.2 23.8 20.5 21.4 16.4 8.5 208.8 17.4

2007 8.1 9.5 11.6 13.0 19.1 24.0 23.4 24.1 20.0 17.8 8.2 11.5 190.3 15.9

2008 7.2 6.1 9.5 16.2 21.0 21.8 23.2 23.3 23.2 20.2

Bảng 3.4. Độ ẩm không khí trung bình - tháng (Đơn vị: %) Năm\Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng Trung bình 2005 83 83 86 85 84 85 84 86 80 79 85 76 996 83 2006 78 86 87 83 81 82 85 88 78 82 79 78 987 82 2007 71 83 90 82 77 80 80 84 84 80 75 84 970 81 2008 83 77 86 87 80 83 83 85 86 85

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên) [27]

Bảng 3.5. Tổng lượng mưa - tháng (Đơn vị: mm)

Năm\Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng Trung bình 2005 18.7 39.6 58.6 40.5 181.2 224.5 328.2 410.9 292.3 9.0 93.0 47.9 1744.4 145.4

2006 2.3 24.4 41.0 19.6 391.3 233.5 262.7 328.5 215.9 83.1 87.3 6.3 1695.9 141.3

2007 2.1 39.1 85.7. 135.4 160.2 238.1 317.2 120.8 273.3 45.7 9.9 23.8 1451.3 120.9

2008 12.3 18.4 24.6 129.7 120.8 238.8 523.3 395.7 207.1 154.1

(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên) [27]

Bảng 3.6. Tổng số giờ nắng (Đơn vị: giờ)

Năm\Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Tổng Trung bình

2005 26 17 28 63 179 127 195 153 194 143 98 71 1294 108

2006 45 21 13 86 154 160 168 110 184 122 122 89 1274 106

2007 55 54 13 70 161 191 205 153 133 115 190 34 1374 115

3.2. Khái quát tình hình quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh thực phẩm

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010, trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân ra cho ba bộ - Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương - mỗi bộ chịu trách nhiệm quản lý các lĩnh vực nhất định. Trong đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương mình. Cụ thể như sau: Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối; quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định. Bộ Công thương có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định.

Mặc dù Luật An toàn thực phẩm được thông qua từ ngày 17/06/2010, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2011; nhưng cho tới ngày 25/04/2012 Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm mới chính thức ra đời và có hiệu lực từ ngày 11/6/2012. Nghị định 38/2012/NĐ-CP quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của ủy ban nhân dân các cấp.

Tại Thái Nguyên, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh

thực phẩm được phân cho Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công thương thực hiện theo phân cấp quản lý; đồng thời Sở Y tế giữa vai trò đầu mối Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại địa phương. Sơ đồ hệ thống quản lý nhà nước về ATVSTP được thể hiện tại phụ lục 5.

Theo phân cấp quản lý, Sở Y tế có trách nhiệm: Định kỳ hằng năm tổ chức kiểm tra tình hình an toàn thực phẩm trên địa bàn; là đầu mối giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn. Thanh, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên địa bàn theo phân cấp của Bộ Y tế; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của các ngành khác khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Bộ Y tế; khi phát hiện thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm lưu thông trên địa bàn vi phạm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng; khi có sự khác biệt trong kết luận thanh tra của các sở chuyên ngành; theo đề nghị của sở chuyên ngành. Tổ chức tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân công; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm: Thanh tra, kiểm tra sản phẩm và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm theo

phân cấp. Tổ chức việc cấp Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Định kỳ, đột xuất báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành (Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Bộ quản lý ngành.

Sở Công thương chịu trách nhiệm: Thanh tra, kiểm tra sản phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công Thương. Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng một số mối nguy ô nhiễm thực phẩm chế biến sẵn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Trang 50 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)