Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm thực phẩm. Từ năm 1976, Hệ thống giám sát Môi trường toàn cầu - Giám sát thực phẩm nhiễm bẩn và Chương trình Đánh giá, mà thường được gọi là GEMS/Food, đã thông báo các chính phủ, Ủy ban Codex Quốc tế và các tổ chức khác có liên quan, cũng như công chúng, về mức độ và xu hướng của chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, đóng góp cho tổng số tiếp xúc của con người, và ý nghĩa đối với y tế công cộng và thương mại. Chương trình được thực hiện bởi WHO hợp tác với một mạng
lưới hơn 30 Trung tâm Phối hợp và công nhận các tổ chức quốc gia nằm trên toàn thế giới (WHO, 2012) [56]. Đồng thời, FAO và WHO cũng có những báo cáo định kỳ đánh giá sự an toàn của các chất gây ô nhiễm thực phẩm, với mục đích tư vấn về quản lý rủi ro tùy chọn cho mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng (WHO, 2006) [54].
Qua các báo cáo, các nghiên cứu cho thấy vấn đề an toàn thực phẩm thực, ô nhiễm thực phẩm đang trở lên khá phức tạp. Nghiên cứu ở các nước đang phát triển cho thấy, tình trạng bệnh tật do ô nhiễm thực phẩm đang có chiều hướng gia tăng (Hà Huy Khôi, 2000) [21]. Bên cạnh đó, ở các nước phát triển, vấn đề ô nhiễm thực phẩm cũng là một vấn đề được quan tâm. Ngay cả ở Mỹ cũng đã và đang phải đối đầu với vô số nguy cơ xảy ra như thịt bị nhiễm vi khuẩn, chứa chất tăng trưởng, thuốc kháng sinh hoặc thực phẩm sử dụng công nghệ gen. Ở Mỹ năm 2007, kiểm tra phát hiện thấy có 34 tấn thịt bò nhiễm E.coli (Đoàn Thị Hường, 2008) [20]. Năm 2008, dịch bệnh do chủng E.coli mới đã gây ra những thiệt hại, ảnh hưởng tới kinh tế và xã hội tại các nước Châu Âu. Tại Trung Quốc, liên tục có những báo động về sữa giả, sữa nhiễm melamin đã gây tử vong cho nhiều người, bên cạnh đó còn có nhiều sự cố khác như: rau có chứa formaldehyde hay các loại thuốc trừ sâu, các loại hoa quả sử dụng các chất độc hại để bảo quản... Ngoài ra, một nghiên cứu ở thành phố Calcuta - Ấn Độ, cho thấy 55% các mẫu thực phẩm được kiểm tra có vi khuẩn E.coli, 47 mẫu nước sinh hoạt đã phát hiện ô nhiễm Coliforms và Fecal colifom
(ĐH Y Hà Nội, 1996; ĐH Y dược Thái Nguyên, 2007) [29] [28]. Năm 2011, tại Nhật Bản sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sau thảm họa động đất, sóng thần đã làm cho hàng loạt thực phẩm và nguồn nước tại đây có lượng nguyên tố phóng xạ vượt quá quy định. Tóm lại, vấn đề an toàn thực phẩm và ô nhiễm thực phẩm đã và đang là vấn đề không chỉ của các nước kém phát triển, đang phát triển mà còn của cả các nước phát triển.
Vấn đề phụ gia thực phẩm cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Đã có những nghiên cứu về hàm lượng formaldehyde trong nấm trồng (W. Claeys và cs, 2009) [51], trong nước (WHO, 2005) [53], trong cá và tác động của chúng lên hải sản (Noordiana N., 2011) [46]; hay các nghiên cứu về ảnh hưởng
của phẩm màu lên cảm nhận hương vị thực phẩm (Lawrence L. Garber Jr. và cs, 2000) [44]...
Xã hội ngày càng phát triển, thực phẩm chế biến sẵn được sản xuất ra ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Năm 1975, ở Mỹ, đã có tới 20.000 mặt hàng thực phẩm. Ở Pháp, năm 1962 sử dụng 55.000 tấn thực phẩm chế biến sẵn, năm 1969 lên tới 150.000 tấn và sau năm 1975 tăng lên trên 400.000 tấn (Trần Đáng, 2008) [16]. Việc sản xuất ra các loại thực phẩm mới, thay thế cho các thực phẩm tự nhiên, rất cần thiết sử dụng các chất phụ gia. Hiện nay, người ta sử dụng khoảng 600 chất phụ gia trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Ở Mỹ, mỗi năm sử dụng tới trên 30.000 tấn phụ gia thực phẩm, tính theo đầu người, trung bình đã sử dụng tới 1,5kg/người/năm (Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, 2002; Trần Đáng, 2008) [14] [16]. Ngoài việc sử dụng phụ gia thực phẩm, thực phẩm chế biến sẵn còn đối mặt với nguy cơ ô nhiễm sinh học, hóa học, vật lý nếu quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh không bảo đảm.
Việc nghiên cứu đánh giá mối nguy ô nhiễm thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm chín ăn ngay là cần thiết, để giảm thiếu ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, giảm thiểu thiệt hại kinh tế - xã hội do ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm gây ra.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về ô nhiễm thực phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam tại Việt Nam