Đánh giá của khách hàng về các yếu tố của tính vị chủng

Một phần của tài liệu phân tích tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa của các khách hàng tại siêu thị big c huế (Trang 64 - 70)

4. Dàn ý nội dung nghiên cứu:

2.2.8. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố của tính vị chủng

Kiểm định One sample-t-test

- Tính vị chủng

Ta có giả thuyết như sau:

H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tính vị chủng = 4 H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tính vị chủng ≠ 4

Theo mẫu nghiên cứu, giá trị trung bình được các khách hàng lựa chọn theo các tiêu chí được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 2.22. Kết quả kiểm định One sample-t-test đối với nhân tố tính vị chủng

One sample t-test

Mean Sig.

(2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5 Tính vị chủng

Hàng nội không hề thua kém hàng

ngoại 3.5385 0.000 25.4% 65.4%

Ta chỉ mua hàng ngoại khi nó

không thể sản xuất được trong nước 3.3385 0.000 28.5% 52.3%

Chính phủ nên hạn chế nhâp khẩu

hàng ngoại 3.1462 0.000 34.6% 50.8%

Đánh thuế nặng đối với hàng ngoại 2.8923 0.000 40.8% 36.1%

Chú thích thang đo Likert: 1 – hoàn toàn không đồng ý 5 – hoàn toàn đồng ý. (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS)

Nhận định về các yếu tố liên quan đến tính vị chủng đều được thực hiện thông qua kiểm định One Sample T-Test với T = 4.

Các chỉ tiêu còn lại có mức ý nghĩa đều nhỏ hơn 0.05, cụ thể lần lượt đều là 0.000. Do vậy, ta sẽ xem xét giá trị trung bình để đưa ra kết luận về bốn nhận định này. Theo như nghiên cứu, thái độ đánh giá của khách hàng đối với nhận định “Hàng nội không hề thua kém hàng ngoại” là tương đối đồng ý với 65.4% khách hàng ủng hộ cho nhận định này. Ta có thể lí giải như sau, do hàng hóa nội địa của Việt Nam đa dạng và phong phú, khách hàng có thể lựa chọn cho mình loại sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả của từng người. Người tiêu dùng nội địa dễ dàng nhận biết được điều đó thông qua quá trình mua sắm và sử dụng sản phẩm, cộng thêm vào đó là việc họ dễ dàng nắm bắt được thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo chí, hay đài phát thanh. Từ đó, người tiêu dùng có thể nhận ra rằng hàng nội không hề thua kém hàng ngoại.

Với nhận định “Ta chỉ mua hàng ngoại khi nó không thể sản xuất được trong nước” có 52,3% khách hàng ủng hộ với ý kiến này, điều này bổ sung cho ý kiến trước đó rằng “hàng nội không hề thua kém”, điều này thể hiện sự thống nhất trong tâm trí khách hàng về việc ủng hộ cho hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, khách hàng ủng hộ hàng nội chưa hẳn đồng tình với việc áp dụng các biện pháp hạn chế hàng ngoại nhập. Với 2 nhận định còn lại “Chính phủ nên hạn chế nhâp khẩu hàng ngoại” và “Đánh thuế nặng đối với hàng ngoại” đang bị khách hàng đánh giá ở mức độ trung lập hoặc thậm chí là thấp hơn mức trung lập, như ý kiến “Đánh thuế nặng đối với hàng ngoại” với chỉ 36,1% khách hàng đồng tình. Điều đó chứng tỏ rằng, người tiêu dùng Việt Nam nói chung hay khách hàng tại siêu thị Big C Huế nói riêng vẫn rất băn khoăn hay thậm chí là vẫn không muốn có các biện pháp hạn chế việc hàng ngoại đang lưu thông trên thị trường. Có thể nhận thấy hàng ngoại vẫn có chỗ đứng lớn trong tâm trí khách hàng. Rất nhiều người đang có tâm lí sính ngoại cho rằng hàng ngoại tốt hơn, chất lượng hơn hàng nội; hoặc họ e ngại rằng nếu hạn chế hàng ngoại thì sẽ có ít sự lựa chọn hàng hóa hơn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của mình. Thậm chí họ không muốn làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nội địa, dẫn đến việc các sản phẩm trong nước sẽ chậm cải tiến, thiếu sự đổi mới và không thỏa mãn được nhu cầu của họ.

Từ đây, ta có thể đưa ra kết luận rằng, tính vị chủng có tồn tại trong tâm trí khách hàng, nhưng nó vẫn chưa tác động đến suy nghĩ của họ một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Điều đó sẽ được chứng minh một cách rõ ràng thông qua các số liệu khảo sát được về nhân khẩu học và yếu tố tâm lí xã hội sau đây.

- Nhân khẩu học

Giả thuyết:

H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố về nhân khẩu học = 4 H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố về nhân khẩu học ≠ 4

Bảng 2.23. Kết quả kiểm định one sample t test đối với nhân tố nhân khẩu học

One sample t-test

Mean Sig. (2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5 Nhân khẩu học

Tôi luôn mua hàng nội dù có thu

nhập cao hay thấp. 3.3385 .000 32,3% 56,2%

Dù chất lượng không tốt bằng tôi

vẫn mua hàng nội 2.9846 .000 36,2% 43,1%

Chuộng mua hàng ngoại là hành vi

không đúng của người Việt Nam. 3.1308 .000 26,1% 37,7%

Chú thích thang đo Likert: 1 – hoàn toàn không đồng ý 5 – hoàn toàn đồng ý. (Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS)

Với kết quả phân tích như trên, tất cả các mức ý nghĩa của các yếu tố đều bé hơn mức ý nghĩa 0.05. Do vậy, nghiên cứu sẽ dựa vào giá trị trung bình của các nhận định, kết với hợp với thống kê tần số để đưa ra kết luận. Với nhận định “Tôi luôn mua hàng nội dù có thu nhập cao hay thấp” và nhận định “Chuộng mua hàng ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam.” lần lượt có giá trị trung bình là 3,3385; 3,1308. Qua kết quả nhận được, ta thấy rằng, hai nhận định này được đánh giá thiên hướng trên mức trung lập. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả trước đó về tính vị chủng và những kết luận đã đưa về tính vị chủng. Tuy nhiên, ở nhận định thứ nhất “Tôi luôn mua hàng nội dù có thu nhập cao hay thấp” thì có đến 56,2% khách hàng đồng tình với ý kiến này. Còn nhận định “Chuộng mua hàng ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam” thì chỉ có 37,7% khách hàng đồng tình. Nhận định còn lại “Dù chất lượng không tốt bằng tôi vẫn mua hàng nội” được khách hàng đánh giá rất thấp - dưới trung lập.

Từ đó ta có thể rút ra kết luận:

Kết quả nhận được là hoàn toàn phù hợp với tình hình thị trường, song song với tính vị chủng trong tâm trí khách hàng còn thấp và chưa tác động mạnh mẽ đến hành vi tiêu dùng của họ thì vẫn còn tâm lí sính ngoại và đánh giá hàng chất lượng hàng ngoại

cao. Cộng thêm vào đó là sự hiểu nhầm của khách hàng giữa chủ thể được hỏi là “hàng nội” với “sữa nội”. Đa phần khách hàng mua sữa tại siêu thị Big C được hỏi đều là nữ và ở độ tuổi từ 25-40 (chiếm 66,9%) ở độ tuổi sinh con và chăm sóc trẻ nhỏ, họ có thể đã và đang sử dụng sữa rất nhiều cho bản thân và cho quá trình chăm sóc con cái họ, mà hiện nay thì xu hướng sử dụng sữa ngoại để nuôi con nhỏ (dưới 3 tuổi) rất phổ biến. Do những yếu tố trên mà họ đã đánh giá rất thấp các nhân tố về nhân khẩu học.

- Tâm lí xã hội

Giả thuyết:

H0 : đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tâm lí xã hội = 4 H1: đánh giá của khách hàng về nhóm nhân tố tâm lí xã hội ≠ 4

Bảng 2.24. Kết quả kiểm định One sample-t-test đối với nhân tố tâm lý xã hội

One sample t-test

Mean Sig.

(2-tailed) Mức 1-2 Mức 4-5 Tâm lí xã hội

Người Việt Nam phải ưu tiên mua

hàng Việt Nam 4.1538 .072 9,2% 78,5%

Mua hàng nội là góp phần đảm bảo

việc làm cho đồng bào mình 3.7538 .002 8,5% 61,5%

Người Việt Nam nên mua hàng Việt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước

3.7385 .005 18,5% 68,4%

Mua hàng ngoại chỉ giúp nước khác

làm giàu 2.9692 .000 39,2% 33,9%

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu trên SPSS)

Trong các chỉ tiêu được kiểm định, nhận định “Người Việt Nam phải ưu tiên mua hàng Việt Nam” có mức ý nghĩa 0.072 > 0.05 nên có thể kết luận khách hàng đồng ý với nhận định này. Do đây là khẩu hiệu được quen thuộc từ cuộc vận động

cả người tiêu dùng Việt Nam đã quá quen thuộc, câu nói này được lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông, được treo quảng cáo băng rôn cổ động, đồng thời câu khẩu hiệu này gắn liền với các chương trình hay dịp lễ khuyến mại để khuyến khích người Việt mua hàng Việt. Chính vì quá quen thuộc nên khi nhắc đến, nó được người tiêu dùng liên tưởng và nhanh chóng đồng tình với nhận định trên, kết quả chứng minh rằng có gần đến 80% khách hàng đồng tình với khẩu hiệu này.

Với hai nhận định tiếp theo. Do giá trị sig. đều bé hơn 0,05 nên ta sử dụng giá trị trung bình để giải thích ý nghĩa. Hai nhận định này có giá trị trung bình cao, tức là người tiêu dùng có thiên hướng đồng tình với hai nhận định trên. Tuy nhiên, so với nhận định thứ nhất thì nó được đánh giá thấp hơn rất nhiều. Qua quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy một vài khách hàng có sự quan tâm đến những vấn đề vĩ mô hay những vấn đề về thị trường rất thấp, điều họ quan tâm là sản phẩm hay hàng hóa đó có đáp ứng tốt nhu cầu của họ hay không mà thôi.

Với nhận định cuối cùng thì nó lại bị đánh rất thấp và nghiêng về chiều hướng trung lập. Nhưng việc họ đánh giá các nhận định trên ở mức độ trung lập, không hẳn là họ không đứng về phía hàng nội, mà chỉ là do đó là vấn đề tương đối rộng, thuộc tầm vĩ mô nên một người tiêu dùng bình thường rất ít quan tâm.

Tóm lại, nếu nhìn nhận một cách chung nhất thì các nhận định mang tính đánh vào tâm lí xã hội được khách hàng đánh giá khá tích cực và thiên hướng về sự đồng ý. Đạt được kết quả này là do có được sự ảnh hưởng của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đây là dấu hiệu đáng mừng thể hiện một phần thành công của cuộc vận động khi đa số người tiêu dùng điều nhận biết và tỏ ra ủng hộ.

Từ đó, ta thấy được, yếu tố tâm lí xã hội do tác động của các yếu tố khách quan như lời kêu gọi của chính phủ ủng hộ hàng Việt hay do ý kiến chủ quan của từng khách hàng, thì nó ảnh hưởng lớn đến tính vị chủng và trở thành 1 bộ phận cấu thành của tính vị chủng. Thông qua tính vị chủng, yếu tố tâm lí xã hội đã tác động đến ý định tiêu dùng của khách hàng, ngay từ khi bắt đầu quá trình tìm hiểu, mua sắm và cả một quá trình mua sắm sau đó trong hành vi tiêu dùng của họ.

Một phần của tài liệu phân tích tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa của các khách hàng tại siêu thị big c huế (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)