4. Dàn ý nội dung nghiên cứu:
2.1.2. Giới thiệu tổng quan về siêu thị BigC Huế
2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Big C Huế được xây dựng tại Khu Quy Hoạch Bà Triệu – Hùng Vương, Phường Phú Hội từ năm 2008. Ngày 13/7/2009, Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam và Tổng công ty Dệt Phong Phú đã chính thức khai trương Đại siêu thị và Trung tâm thương mại Big C Huế tại Phong Phú Plaza, thành phố Huế với vốn đầu tư trên 300 tỷ USD.
Big C Huế được bố trí tại 5 tầng tại khu thương mại của Trung tâm Thương mại - Văn phòng Phong Phú. Tầng hầm là khu vực để ô tô và xe máy với diện tích gần 2.000 m2. Tầng 1 với diện tích 3.600 m2 là khu vực gian hàng cho thuê với các thương hiệu lớn trong nước và quốc tế như: PNJ, Revlon, John Henry, Nino Maxx, Blue Exchange, Baby land,…Tầng 2 và tầng 3 là siêu thị tự chọn, kinh doanh 40.000 mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm. Tầng 4 với diện tích khoảng 3.000 m2 dành cho khu vực văn phòng, ăn uống, nhà hàng, khu vui chơi trẻ em. Ngoài ra, Big C Huế còn có khu ẩm thực và trò chơi giải trí tại tầng 4 với quy mô lớn với các đặc sản địa phương cùng nhiều món ăn của các vùng miền trên cả nước và thế giới.
Hiện nay Big C Huế bước đầu đang triển khai hợp tác với trên 20 nhà sản xuất thực phẩm, rau quả tươi sống tại địa phương, hướng dẫn họ trong việc ổn định sản xuất, tôn trọng các chuẩn mực qui định về an toàn vệ sinh, phát triển bền vững các ngành nghề địa phương.
Số lượng nhân viên làm việc tại big C Huế khoảng 300 bao gồm nhân viên hành chính và nhân viên thương mại, ngoài ra còn có nhân viên bảo vệ của 3 công ty bảo vệ, nhân viên tiếp thị…
- Chức năng: là trung tâm mua sắm của người dân Huế và các vùng lân cận. Thêm vào đó, Big C có các ưu đãi nhằm làm cho các cơ sở sản xuất địa phương cùng phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của người dân Huế.
- Nhiệm vụ: là điểm đến của người tiêu dùng và là nhà bán lẻ tốt nhất làm hài lòng quý khách hàng.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lí
Hình 2.1. Bộ máy tổ chức siêu thị Big C Huế
(Nguồn số liệu của Big C Huế) 2.1.2.3. Tình hình lao động và kết quả kinh doanh tại siêu thị Big C Huế
Tình hình lao động
Lao động là yếu tố đầu tiên, quan trọng và quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đối với siêu thị Big C Huế cũng không ngoại lệ. Trong cơ chế thị trường đầy biến động hiện nay, siêu thị Big C Huế muốn đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh doanh thì người lao động có vai trò rất to lớn.
Bảng 2.1. Tình hình lao động ở siêu thị Big C Huế
CHỈ TIÊU
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh
Năm2011/Năm2010 Năm2012/Năm2011 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng lao động 264 100 280 100 285 100 +16 6.1 +5 1.8 1. Giới tính - Nam 200 75.8 180 64.3 180 63.2 -20 -10.0 0 0 - Nữ 64 24.2 100 35.7 105 36.8 36 56.3 5 0.5 2. Tính chất công việc - LĐ trực tiếp 219 83.0 235 83.9 240 84.2 16 7.3 5 2.1 - LĐ gián tiếp 45 17.0 45 16.1 45 15.8 0 0 0 0 3. Trình độ chuyên môn - Lao động phổ thông 60 22.7 80 28.6 80 29.1 20 33.3 0 0 - Nghiệp vụ 32 12.1 30 10.7 35 11.2 -2 6.2 5 16.7 - Trung cấp 92 34.8 95 33.9 100 35.1 3 3.2 5 5.3 - Cao đẳng và Đại học trở lên 80 30.4 75 26.8 70 24.6 -5 6.2 -5 6.7
(Nguồn số liệu của Big C Huế)
Nhận xét về tình hình lao động: Năm 2011 so với năm 2010, tổng số lao động tăng lên 16 người, tương ứng với tỷ lệ 6,1% . Năm 2012 so với năm 2011, tổng số lao động tăng lên 5 người, chiếm tỷ lệ 1,8%.
Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần phải quan tâm đến hiệu quả. Muốn tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu, giảm chi phí, giảm giá bán, để tăng lợi thế cạnh tranh. Cụ thể kết quả hoạt động doanh thu và lợi nhuận của siêu thị qua 3 năm 2010-1012.
Bảng 2.2. So sánh kết quả kinh doanh qua các năm (ĐVT: triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2012 (+/-) (%) 1 Doanh thu bán hàng 330.000 380.000 420.000 40.000 10.53
2 Lợi nhuận trước thuế (6.400) 15.300 17.200 1.900
(Nguồn số liệu của Big C Huế)
Từ bảng so sánh kết quả kinh doanh của siêu thị Big C trong ba năm 2010, 2011, 2012 ta thấy được doanh số hàng bán ra qua mỗi năm đều tăng. Doanh số bán năm 2012 tăng 40.000 (triệu đồng) so với năm 2011 và tương ứng với tăng 10,53%, lợi nhuận trước thuế đạt được hơn 17 tỷ.
2.1.2.4. Tình hình kinh doanh sữa
- Tình hình kinh doanh sữa của Việt Nam
Theo thống kê, trên thị trường Việt Nam đang có gần 500 dòng sản phẩm sữa. Tuy nhiên, lượng sữa sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, và chủ yếu phục vụ cho sản xuất sữa nước. Khoảng 70% còn lại là nhập khẩu, trong đó 50% là sữa nguyên liệu và 20% là sữa thành phẩm.
Trong năm 2013, nhiều hãng sữa ngoại đã đồng loạt tăng giá bán từ 5-10%. Đặc biệt, lần tăng giá này diễn ra khi sự cố nhiễm độc sữa đang xảy ra với nhiều hãng sữa lớn. Nguyên nhân tăng giá lần này được các đại lý cho rằng giá nguyên liệu đầu vào tăng, mẫu mã kiểu dáng thay đổi, nguyên liệu sữa thế giới tăng, xăng dầu tăng,…
Tháng 8/2013, thị trường phân khúc sữa tươi tại Việt Nam đón nhận nhà sản xuất sữa lớn của Australia – Devoldale chiếm khoảng 1/3 sản lượng sữa của nước này đã vào Việt Nam. Số liệu thống kê từ Tổng cục hải quan cho biết tính từ đầu năm cho đến hết tháng 8/2013, cả nước đã nhập khẩu 661,9 triệu USD sản phẩm sữa, tăng 10,29% so với cùng kỳ năm 2012.
Bảng 2.3. Kim ngạch nhập khẩu (KNNK) sữa và sản phẩm 8 tháng 2013(ĐVT: USD) KNNK 8T/2013 KNNK 8T/2012 % so sánh Tổng KNNK 661.984.058 600.226.778 10,29 Niudilân 178.888.613 158.575.866 12,81 Hoa Kỳ 133.354.837 91.483.776 45,77 Thái Lan 45.392.533 35.119.442 29,25 Malaisia 35.668.411 29.521.544 20,82 Đan Mạch 28.686.971 26.526.975 8,14 Pháp 27.663.690 39.698.124 -30,31 Đức 26.674.735 46.770.029 -42,97 Oxtrâylia 13.496.191 11.802.150 14,35 Philippin 8.258.661 3.399.611 142,93 Hàn Quốc 6.828.396 29.962.208 -77,21 Ba Lan 6.352.117 15.309.566 -58,51
Tây ban Nha 5.219.175 691.101 655,20
Hà Lan 85.901 36.284.007 -99,76
(Nguồn: Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan)
Trong các hãng sữa nội, TH true Milk đã tự chủ về nguồn nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên, hãng này mới gia nhập thị trường trong vài năm trở lại đây và mới chỉ tham gia thị trường ở phân khúc sữa tươi.
- Tình hình kinh doanh sữa tại siêu thị Big C Huế hiện nay
Siêu thị Big C Huế trưng bày mặt hàng sữa tại tầng 2 cùng với các mặt hàng thực phẩm khô với 2 gian hàng cơ bản dành cho sản phẩm sữa. Gian hàng thứ nhất được đặt ngay chân thang máy từ tầng 3 xuống tầng 2. Với gian hàng này, Big C trưng bày một dãy hoàn toàn là sữa bột của các hãng sữa trong và ngoài nước như
Abott, Nutifood, Dielac, Nestlé, XO, Vinamilk, Dielac, Friso… và các gian hàng ở ngoài là trưng bày sữa tươi với các nhãn hiệu như Vinamilk, Dutch lady, TH True milk, Vinasoy,… Gian hàng thứ hai được bố trí gần quầy đông lạnh gồm 2 dãy: một dãy dành để trưng bày sữa bột, dãy thứ hai dành để trưng bày sữa tươi. Siêu thị Big C bán được khoảng trên dưới 26 hộp sữa bột và hàng trăm lốc sữa tươi và các loại sữa khác mỗi ngày. Cơ cấu mặt hàng sữa trong siêu thị Big C Huế hiện nay như sau: về sản phẩm sữa bột thì chủ yếu là sữa ngoại, điển hình các sản phẩm như Abott Hoa Kỳ, Nutifood, Nestlé, Gallia, Enfa, Friso,… Về sản phẩm sữa tươi thì chủ yếu là các sản phẩm sữa nội của các hãng như Vinamilk, Mộc Châu, TH true milk, Vinasoy,…
2.2. Phân tích tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa của khách hàng tại siêu thị Big C Huế