Kiểm định độ tin cậy thang đo

Một phần của tài liệu phân tích tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa của các khách hàng tại siêu thị big c huế (Trang 48 - 50)

4. Dàn ý nội dung nghiên cứu:

2.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 7 nhân tố đại diện cho 7 nhóm biến trong mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, để đánh giá độ tin cậy của 7 nhóm biến này, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha cho từng nhóm. Trong mỗi nhóm, các biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là không phù hợp và bị loại ra khỏi thang đo. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.7.

Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0.7 và trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng 7 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 2.8. Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố

Mục hỏi Tương quan

biến tổng

Cronbach’s alfa nếu loại biến

Tính vị chủng (Cronbach’s Alpha = 0.922)

Hàng nội không hề thua kém hàng ngoại 0.825 0.897

Ta chỉ nên mua hàng ngoại khi nó không thể sản xuất được trong nước 0.799 0.906

Chính phủ nên hạn chế nhập khẩu hàng ngoại 0.858 0.885

Đánh thuế nặng đối với hàng ngoại 0.797 0.906

Nhân khẩu học (Cronbach’s Alpha = 0.842)

Luôn mua hàng nội dù thu nhập cao hay thấp 0.817 0.672

Dù chất lượng không tốt bằng vẫn mua hàng nội 0.737 0.756

Chuộng hàng ngoại là hành vi không đúng của người Việt Nam 0.589 0.886

Tâm lý xã hội (Cronbach’s Alpha = 0.876)

Người Việt Nam phải ưu tiên mua hàng Việt Nam 0.760 0.831

Mua hàng nội góp phần đảm bảo việc làm cho đồng bào mình 0.735 0.843 Người Việt Nam nên mua hàng Việt để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước 0.806 0.812

Mua hàng ngoại chỉ giúp nước khác làm giàu 0.645 0.877

Chất lượng cảm nhận (Cronbach’s Alpha = 0.937)

Sữa ngoại có vị ngon hơn sữa nội 0.857 0.916

Dùng sữa ngoại an toàn hơn sữa nội 0.875 0.911

Hàm lượng dinh dưỡng của sữa ngoại cao hơn sữa nội 0.880 0.909

Nguyên liệu sản xuất sữa ngoại tốt hơn so với sữa nội 0.811 0.933

Chi phí cảm nhận (Cronbach’s Alpha = 0.760)

Công dụng của sữa ngoại không tương xứng với giá bán 0.651 0.609

Giá của sữa ngoại không phù hợp với khả năng chi trả 0.665 0.589

Chênh lệch giữa giá giữa sữa nội và sữa ngoại lớn 0.493 0.785

Niềm tin hàng nội (Cronbach’s Alpha = 0.893)

Sữa Việt Nam có chất lượng ổn định 0.868 0.824

Doanh nghiệp trong nước có uy tín với khách hàng 0.799 0.849

Công nghệ sản xuất sữa của Việt Nam không thua kém các nước 0.784 0.856

Giá sữa Việt Nam hấp dẫn 0.617 0.913

Ý định tiêu dùng hàng nội (Cronbach’s Alpha=0.831)

Nếu mua sữa sẽ mua sữa của Việt Nam sản xuất 0.786 0.725

Sẽ mua sữa nội khi không có loại sữa ngoại nào phù hợp 0.507 0.849

Sẽ không mua sữa ngoại ngay cả khi có đủ tiền 0.670 0.783

Sẽ mua sữa nội khi chất lượng tăng lên 0.704 0.773

Một phần của tài liệu phân tích tính vị chủng trong hành vi tiêu dùng sản phẩm sữa của các khách hàng tại siêu thị big c huế (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)