4. Dàn ý nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu
2.2.1.1. Về giới tính
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giới tính khách hàng mua sữa tại siêu thị Big C
Theo kết quả điều tra phỏng vấn 130 khách hàng tại siêu thị Big C Huế, nghiên cứu nhận thấy rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa số lượng khách hàng nam và khách hàng nữ mua sữa tại siêu thị. Cụ thể, có 18 khách hàng nam trong tổng số 130 khách hàng đến Big C mua sữa, chiếm 13,8%; trong khi đó số khách hàng nữ là 112 người, chiếm 86,2%. Điều này cũng phản ánh được đặc điểm xã hội của Việt Nam nói chung cũng như ở thành phố Huế nói riêng, nữ giới thường là người chăm lo cho tổ ấm gia đình, là người nội trợ cũng như chăm sóc con cái.
Nữ 86.2% Nam
2.2.1.2. Về độ tuổi
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu độ tuổi khách hàng mua sữa tại Big C
Qua nghiên cứu 130 mẫu khách hàng tại Big C, ta nhận thấy rằng, khách hàng đến Big C để mua sữa có độ tuổi chủ yếu từ 25 đến 40 tuổi (chiếm đến 66.9 %), nhóm khách hàng từ 18 đến 25 tuổi là 20%. Điều này cũng dễ lý giải khi phần lớn khách hàng đến mua sữa ở Big C là những cá nhân có nhu cầu mua sắm cao,thường xuyên tham quan và mua sắm tại siêu thị, những cá nhân vừa mới lập gia đình, mới có con hoặc con đang còn nhỏ hoặc những cá nhân có thu nhập ổn định…
2.2.1.3. Về trình độ học vấn
Biểu đồ 2.3. Trình độ học vấn của khách hàng mua sữa tại Big C
Qua nghiên cứu, ta nhận thấy rằng, khách hàng đến mua sữa tại siêu thị Big C Huế có trình độ học vấn chủ yếu là cao đẳng - đại học (chiếm đến 60.8 %), trình độ phổ thông là 17.7% và trình độ trung cấp là 14.6%. Sự chênh lệch về tỷ lệ trình độ học vấn của các nhóm khách hàng là khá lớn. Tuy nhiên, để đánh giá được tính vị chủng có thật sự tồn tại trong tâm trí khách hàng hay không, nó đang tồn tại như thế nào, tác động ra sao đến hành vi của họ, chúng ta cần có được sự nhìn nhận về tính vị chủng một cách khách quan và rõ ràng nhất. Qua quá trình điều tra phỏng vấn, tỷ lệ có được một cách ngẫu nhiên với nhóm khách hàng có trình độ học vấn đại học - cao đẳng chiếm đa số, nghiên cứu sẽ đảm bảo có được thông tin chất lượng về nội dung. Trong cơ cấu về trình độ học vấn khách hàng, những khách hàng có trình độ học vấn trên đại học chiếm tỷ lệ nhỏ nhất chỉ 6.9% (tương ứng với 9 khách hàng). 66.9% 20% 13.1% 25 - 40 tuổi 18 - 25 tuổi Trên 40 tuổi 60.8% 17.7% 14.6% 6.9% Cao đẳng - Đại học Phổ thông Trung cấp Trên đại học
2.2.1.4. Về thu nhập
Biểu đồ 2.4. Thu nhập bình quân mỗi tháng của khách hàng mua sữa tại Big C
Thu nhập là một biến số đặc trưng của mẫu điều tra đồng thời đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Qua kết quả điều tra mẫu nghiên cứu, số khách hàng mua sữa có thu nhập dưới 2 triệu là không nhiều, chiếm tỷ lệ khá nhỏ 8.5%. Số khách hàng có mức thu nhập bình quân mỗi tháng 2 -5 triệu và 5 - 10 triệu chiếm phần lớn trong mẫu điều tra. Cụ thể số khách hàng có thu nhập từ 2 - 5 triệu chiếm 40% và 42.5% số khách hàng mua sữa có thu nhập bình quân mỗi tháng từ 5 -10 triệu. Nhóm khách hàng mua sữa có thu nhập cao (bình quân mỗi tháng trên 10 triệu) chiếm 9.2% trong mẫu điều tra.
2.2.1.5. Loại sữa khách hàng sử dụng
Biểu đồ 2.5. Loại sữa khách hàng sử dụng
Theo số liệu từ tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 10/2012 thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng tăng 17,3% so với cùng kì năm ngoái, chứng tỏ nước ta là nơi tiêu thụ hấp dẫn của các loại hàng hóa phục vụ tiêu dùng. Nằm trong xu thế chung với các nước thì việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, tăng thể chất sức khỏe, tăng trí thông minh ở nước ta càng được quan tâm nhiều hơn do đó việc tiêu dùng sữa ngày càng được tăng lên.
42.3% 40% 9.2% 8.5% 5 - 10 triệu 2 - 5 triệu Trên 10 triệu Dưới 2 triệu 50.8% 33% 16.2% Cả hai Sữa nội Sữa ngoại
Thống kê từ kết quả điều tra mẫu nghiên cứu cho thấy phần lớn các khách hàng được phỏng vấn (66 người trong tổng số 130 người tương đương 50.8%) đã sử dụng cả sữa nội lẫn sữa ngoại. 33% số khách hàng tham gia phỏng vấn đã từng sử dụng sữa nội và 16.2% số còn lại từng sử dụng sữa ngoại. Điều này cho thấy sữa nội được khách hàng lựa chọn nhiều trong mẫu điều tra tại siêu thị Big C. Đồng thời với mức thu nhập trung bình hàng tháng chủ yếu rơi vào khoảng 2 - 5 triệu và 5 -10 triệu thì điều này khá hợp lý, việc lựa chọn sữa nội là phù hợp với thu nhập của nhiều người.
2.2.1.6. Tìm kiếm thông tin
Nguồn thông tin mà từ đó khách biết đến sản phẩm gồm có: tự tìm hiểu, bạn bè - người thân, người bán hàng tư vấn, bác sĩ tư vấn, quảng cáo truyền hình hay quảng cáo của siêu thị. Dưới đây là kết quả khảo sát:
0 20 40 60 80 100
Nhiều người sử dụng Tự tìm hiểu Bác sĩ tư vấn Người bán hàng tư vấn Quảng cáo truyền hình Quảng cáo siêu thị Bạn bè người thân 0.8 5.4 1.5 5.4 66.2 16.2 68.5 99.2 94.6 98.5 94.6 33.8 83.8 31.5 Có Không
Biểu đồ 2.6. Các kênh thông tin khách hàng tham khảo khi mua sữa
Từ biểu đồ trên cho thấy, nguồn thông tin từ bạn bè, người thân và thông qua quảng cáo truyền hình là nguồn cung cấp thông tin chủ yếu trong việc tìm kiếm thêm các thông tin liên quan đến sản phẩm sữa, chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các nguồn thông tin còn lại trong kết quả khảo sát – 68,5% và 66,2%. Đối với các sản phẩm có sự ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người, gây tác động mạnh đến sự phát triển của cơ thể như sản phẩm sữa thì công việc tìm kiếm thông tin dựa vào kinh nghiệm của bạn
Các tiêu chí
bè, người thân đã sử dụng hoặc qua những quảng cáo về công dụng của sản phẩm là điều rất quan trọng. Đây là những nguồn thông tin có thể được xem mang tính quyết định và gây ảnh hưởng nhiều nhất tới hành vi chọn mua sản phẩm sữa của khách hàng. Ngoài nguồn thông tin chủ yếu trên thì nguồn thông tin từ quảng cáo siêu thị cũng được các khách hàng quan tâm để có thêm thông tin. Tuy nhiên, kênh thông tin này không được nhiều khách hàng chú ý, chỉ chiếm 16,2%. Điều này cho thấy rằng kênh quảng cáo của siêu thị còn chưa thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng, chỉ khi phải chờ đợi gì đó thì khách hàng mới có chút chú ý đến các quảng cáo ở siêu thị.
Bên cạnh đó, các khách hàng còn biết đến các sản phẩm sữa thông qua sự tư vấn của người bán hàng, bác sĩ hoặc tự tìm hiểu cũng như qua dư luận của số đông. Các nguồn này chiếm tỷ lệ không cao và chênh lệch cũng không nhiều, các khách hàng biết đến sản phẩm sữa thông qua sự tư vấn của người bán chiếm 5,4%; thông qua sự tư vấn của bác sĩ chiếm 1,5%; thông qua kinh nghiệm của bản thân chiếm 5,4% trong kết quả khảo sát. Cuối cùng là thông tin từ dư luận của số đông, nguồn thông tin này chiếm tỷ lệ không đáng kể, chỉ 0,8%.
2.2.1.7. Mức độ quan trọng của các yếu tố khi mua sữa
Hành vi mua của khách hàng thường chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau và khá phức tạp. Trước khi đưa ra quyết định mua một sản phẩm nào đó, khách hàng thường dựa vào rất nhiều nguồn thông tin để cân nhắc lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu hiện tại của mình. Dựa vào kết quả điều tra từ 130 khách hàng đến siêu thị Big C mua sữa cho thấy đa phần các khách hàng này đều cho rằng chất lượng của sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu khi chọn mua sữa (60%). Tiếp theo là nguồn gốc xuất xứ (40.8%), thương hiệu (32.3%), giá (39.2%) và cuối cùng, yếu tố ít ảnh hưởng và ít quan trọng nhất là hình thức kiểu dáng sản phẩm. Có đến 80.8% khách hàng trả lời họ ít quan tâm tới yếu tố này.
Biểu đồ 2.7. Mức độ quan trọng của các yếu tố khi mua sữa