Ngân sách sản xuất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định ngân sách hàng năm cho công ty cổ phần thuỷ sản 584 Nha Trang (full) (Trang 26 - 33)

6. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Ngân sách sản xuất

Sau khi xác định đƣợc khối lƣợng tiêu thụ, các yêu cầu sản xuất cho kỳ kế hoạch tới có thể đƣợc quyết định và tập hợp thành ngân sách khối lƣợng sản xuất. Việc xây dựng ngân sách khối lƣợng sản xuất nhằm xác định số lƣợng, chủng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ, khối lƣợng sản phẩm sản xuất ra ngoài việc thoả mãn yêu cầu của tiêu thụ còn phải đáp ứng đƣợc cho việc tồn kho cuối kỳ, tuy nhiên một phần số sản phẩm này đã có sẵn trong kho từ

đầu kỳ, số còn lại là sản xuất trong kỳ. Mức tồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay ít thƣờng phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, nhu cầu này có thể đƣợc xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau. Số lƣợng tồn kho cuối kỳ phải đƣợc dự tính một cách cẩn thận (nhiều hoặc ít quá) thì đều không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh [5].

Số lƣợng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ = Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ + Số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ - Số sản phẩm tồn đầu kỳ theo dự toán Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm nhận tất cả nhu cầu, điều đó còn tuỳ thuộc khả năng sản xuất trên cơ sở năng lực hiện tại của chúng. Do vậy Khối lƣợng sản xuất dự toán = Min {Khối lƣợng sản xuất yêu cầu, Khối lƣợng sản xuất theo khả năng}

Khi lập dự toán sản xuất cần chú ý đến việc phân chia công việc cho các đơn vị cũng nhƣ theo thời gian thực hiện từng công đoạn. Việc phân bố cụ thể công việc cho phép doanh nghiệp tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, đồng thời kiểm tra kiểm soát đƣợc công việc một cách dễ dàng.

Phân bổ công việc theo thời gian thƣờng là hằng tháng cho phép chọn lựa các cách thức điều chỉnh tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và tính chất, nội dung sản phẩm.

Phân bổ công việc theo bộ phận nhằm lập dự toán nội bộ là công việc rất quan trọng vì nó là cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất theo bộ phận cũng nhƣ theo thời gian. Thƣờng công việc này khá đơn giản đối với các doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, nhƣng khá phức tạp đối với doanh nghiệp có nhiều đơn vị, nhiều loại sản phẩm.

Phân bổ công việc vừa theo thời gian vừa theo bộ phận trƣớc hết phải quan tâm đến cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp để qua đó xem xét tiềm năng

của từng bộ phận. Các nhân tố quan trọng cần xem xét khi thực hiện công việc này là khả năng dự trữ tồn kho, lực lƣợng lao động chủ yếu của doanh nghiệp, sự phù hợp giữa mức trang bị tài sản cố định. Đối với một số loại hình sản xuất có ảnh hƣởng của yếu tố thiên nhiên khi lập dự toán còn phải chú ý đến tính thời vụ của sản phẩm trong việc phân bố công việc [5].

a. Ngân sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Ngân sách chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã đƣợc thể hiện trên dự toán sản xuất. Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:

- Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm

- Đơn giá xuất nguyên vật liệu. Thông thƣờng đơn giá xuất ít thay đổi. Tuy nhiên để có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giá này cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho nào: phƣơng pháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay đơn giá bình quân.

- Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán đƣợc tính toán trên cơ sở lý thuyết quản trị tồn kho.

Nhƣ vậy: Lƣợng nguyên vật liệu sử dụng = Định mức tiêu hao nguyên vật liệu X Số lƣợng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ Và dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất sẽ là:

Ngân sách chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp =

Lƣợng nguyên vật liệu sử dụng X

Đơn giá xuất nguyên vật liệu

Trong trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vật liệu có đơn giá khác nhau để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau thì công thức xác định chi phí vật liệu nhƣ sau:

n i j ij m j iM G Q CPVL

Với: Mij là mức hao phí vật liệu j để sản xuất một sản phẩm i Gj là đơn giá vật liệu loại j (j = 1, m)

Qi là số lƣợng sản phẩm i dự toán sản xuất. (i = 1, n) n: số loại sản phẩm

m: số loại vật liệu

Việc tính toán các loại chi phí này có thể đƣợc mô tả dƣới dạng ma trận: CPVL = Q x M x G

b. Ngân sách cung cấp nguyên vật liệu

Ngân sách cung cấp NVL đƣợc lập cho từng loại NVL thực hiện quá trình sản xuất trên cơ sở số lƣợng NVL sử dụng đƣợc lập theo định mức và chính sách dự trữ tồn kho của doanh nghiệp.

Số lƣợng nguyên liệu mua vào = Số lƣợng nguyên liệu sử dụng trong kỳ + Số lƣợng nguyên liệu tồn cuối kỳ - Số lƣợng nguyên liệu tồn thực tế đầu kỳ Số tiền cần thiết phải chuẩn bị để mua nguyên vật liệu đƣợc tính toán dựa vào việc dự báo đơn giá mua nguyên vật liệu và dự toán mua nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc xây dựng. Đơn giá nguyên vật liệu là giá thanh toán với nhà cung cấp.

Trị giá tiền mua nguyên vật liệu trực

tiếp

= Số lƣợng nguyên vật liệu mua vào X

Đơn giá nguyên vật liệu

c. Ngân sách chi phí nhân công trực tiếp

Ngân sách chi phí nhân công trực tiếp đƣợc xây dựng từ ngân sách khối lƣợng sản xuất. Ngân sách này cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lƣợng lao động cần thiết cho kỳ lập ngân sách, mục tiêu là duy trì lực lƣợng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí hoặc bị động trong quá trình sử dụng lao động. Ngân sách này còn là cơ sở để doanh nghiệp lập ngân sách về đào tạo, tuyển dụng trong quá trình hoạt động sản xuất.

Chi phí nhân công trực tiếp thƣờng là biến phí trong mối quan hệ với khối lƣợng sản phẩm sản xuất. Trong một số trƣờng hợp chi phí nhân công trực tiếp không thay đổi theo mức độ hoạt động, đó là trƣờng hợp các doanh nghiệp sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm. Để lập ngân sách chi phí này, doanh nghiệp phải tính toán dựa vào số lƣợng nhân công, quỹ lƣơng, cách phân phối lƣơng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập ngân sách doanh nghiệp cần xây dựng: [5, tr.110]

- Định mức lao động để sản xuất sản phẩm

- Tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả lƣơng theo sản phẩm, chi phí nhân công trực tiếp đƣợc xác định:

m i j ij n j iM G Q CPNCTT hoặc m i i iL Q CPNCTT Với:

Mij là mức hao phí lao động trực tiếp loại j để sản xuất một sản phẩm i Gj là đơn giá lƣơng của lao động loại j

Lj là đơn giá lƣơng tính cho mỗi sản phẩm Qi là số lƣợng sản phẩm i dự toán sản xuất.

d. Ngân sách chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các khoản chi phí sản xuất còn lại ngoài hai khoản chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nói trên. Chi phí SXC là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xƣởng. Chi phí SXC bao gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định, nên ngân sách chi phí SXC phải tính đến cách ứng xử chi phí để xây dựng mức chi phí hợp lý trong kỳ.

Với xu hƣớng nhƣ hiện nay các doanh nghiệp ngày càng tìm cách cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng, do đó việc tăng chi phí là hết sức khó khăn. Các chi phí này thƣờng không liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể. Nếu sử dụng cách tính toán giá thành toàn bộ, việc tăng giảm của các chi phí này thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị. Các chi phí này thƣờng độc lập tƣơng đối với mức độ hoạt động, nó liên quan chủ yếu với cấu trúc của phân xƣởng, phải sử dụng các kỹ thuật tách biệt phần biến phí và định phí đối với chi phí hỗn hợp. Nhƣ vậy chi phí SXC hoàn toàn có thể kiểm tra đƣợc.

Ngân sách chi phí sản xuất chung = Ngân sách định phí sản xuất chung + Ngân sách biến phí sản xuất chung Biến phí SXC có thể đƣợc xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một đơn vị hoạt động (CPVL gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp v.v..) tuy nhiên thƣờng cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian. Do vậy khi lập ngân sách chi phí này, ngƣời ta thƣờng xác lập biến phí SXC cho từng đơn vị hoạt động. Ngân sách biến phí sản xuất chung = Ngân sách biến phí đơn vị SXC X Sản lƣợng sản xuất trong kỳ

Ngân sách biến phí SXC cũng có thể đƣợc lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó biến phí SXC sẽ đƣợc xác định.

Ngân sách biến phí sản xuất chung = Ngân sách biến phí trực tiếp x Tỷ lệ biến phí theo dự kiến

Ngân sách định phí SXC cần thiết phải phân biệt định phí bắt buộc và định phí tùy ý. Đối với định phí bắt buộc, trên cơ sở định phí chung cả năm chia đều cho 4 quý nếu lập ngân sách theo quý, hoặc chia đều cho 12 tháng nếu lập ngân sách theo tháng. Còn đối với định phí tùy ý thì phải căn cứ vào kế hoạch của nhà quản trị trong kỳ lập ngân sách.

Ngân sách định phí sản xuất chung = Định phí sản xuất chung thực tế kỳ trƣớc x Tỷ lệ % tăng (giảm) định phí sản xuất chung theo dự kiến

e. Ngân sách giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán thực chất là tổng giá thành của khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ tính theo phƣơng pháp giá thành toàn bộ. Nhƣ vậy trên cơ sở số lƣợng sản phẩm sản xuất trong kỳ, giá thành trong kỳ để sản xuất sản phẩm, số lƣợng sản phẩm dự trữ vào cuối kỳ, ngân sách giá vốn hàng xuất bán đƣợc xây dựng nhƣ sau: Ngân sách giá vốn hàng xuất bán = Giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ + Giá thành sản phẩm tồn đầu kỳ - Giá thành sản phẩm tồn cuối kỳ thực tế Nếu đơn vị không có tồn kho sản phẩm hoặc chi phí đơn vị tồn kho tƣơng tự nhau thì giá vốn hàng bán có thể tính bằng tích của sản lƣợng tiêu thụ nhân với giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm. Khi lập ngân sách giá vốn hàng bán cũng phải chú ý các phƣơng pháp đánh giá hàng tồn kho mà doanh nghiệp sử dụng để tính toán.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định ngân sách hàng năm cho công ty cổ phần thuỷ sản 584 Nha Trang (full) (Trang 26 - 33)