Cân bằng của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 1 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 125 - 128)

- Tính hỢp lý: ngưòi tiêu dùng có mục tiêu là tốì đa hóa ích lợi của mình vối các điều kiện đã cho về thu

1.Cân bằng của người tiêu dùng

Chúng ta xem xét trường hỢp đơn giản nhất đó là tiêu dùng một loại hàng hóa X. Người tiêu dùng có thể mua hàng hóa X hoặc cất tiền đi hay nói cách khác là phải lựa chọn. Người tiêu dùng có thể gia tăng mức độ thoả mãn của mình mỗi lần anh ta mua một đơn vị hàng hoá X mà Idi ích tăng thêm hay lợi ích cận biên (MU) lón hơn là chi phí tăng thêm hay giá hàng hóa (P) phát sinh do việc mua hàng hoá đó. Như thế, nếu MU > p, việc mua thêm hàng hoá sẽ gia tăng tổng lợi ích (TU). Ngược lại, nếu MU < p thì việc mua hàng hoá đó là điều kém khôn ngoan. Ngưòi tiêu dùng sẽ thôi mua các đơn vỊ hàng hoá tăng thêm khi đã đạt đến mức mà ỏ đó lợi ích cận biên (MU) do hàng hóa đem lại vừa bằng giá mua hàng hóa đó. Bởi vì ngưòi tiêu dùng có xu hướng tự nhiên là mua một sô lượng hàng hoá ỏ mức thoả mãn cho điều kiện này, nên người ta thường gọi mức ấy là điểm cân bằng của người tiêu dùng, ớ trạng thái cân bằng, lợi ích cận biên của hàng hóa X bằng vối giá của nó. Biểu thị bằng công thức ta có MUj = p*. Như vậy, ngưòi tiêu dùng sẽ thu được lợi ích tôi đa khi MUj=Pj Gợi ích cận biên bằng với giá hàng hoá).

Khi người tiêu dùng sử dụng nhiều hàng hóa, điều kiện cân bằng của ngưòi tiêu dùng là tỷ sô" giữa lợi ích cận biên và giá của các hàng hóa là bằng nhau.

Đây là quy tắc cung cấp cho người tiêu dùng khuôn mẫu để phân bổ tối ưu thu nhập của mình cho các loại hàng hoá khác nhau. Quy tắc này nói lên rằng ngưòi tiêu dùng có lý trí sẽ mua hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích cận biên thu đưỢc so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đốì với mọi hàng hoá. Tất nhiên hạn chế cđ bản của tiếp cận này vẫn là dựa vào khái niệm lợi ích đo được mà trên W • • • • thực tê đây là một giả định rất không thực và q\iá hạn hẹp.

Quay trở lại ví dụ đã nêu trên vối đưòng biểu diễn lợi ích cận biên (MU) ỏ hình 4.3. Ngưòi tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hoá lợi ích sẽ mua sô" lượng nước cam ở mức thoả mãn cho điều kiện MU = p - vì nếu giá p không đổi, thì giá và chi phí tăng thêm như nhau. Nếu một đơn vị tiền tệ nào đó (1 đồng, 1000 đồng hay 1 đô la Mỹ,...) lại cũng được định nghĩa là một “đơn vị” lợi ích, thì rất dễ dàng quy đổi đường biểu diễn lợi ích cận biên mang màu sắc tâm lý chủ quan ở hình 4.3 thành một đưòng biểu diễn lượng cầu mang tính khách quan.

Trong hình 4.5 chúng ta lại lần nữa biểu diễn lợi ích cận biên. Bây giò ta hãy thay đổi giá mua nước cam và quan sát cách ứng xử của ngưòi tiêu dùng. Nếu giá nước cam là 4000 đồng, anh ta sẽ mua 1 cốc nước cam, vì MU = p ỏ sô" lượng đó. (Chú ý; ta đã quy đổi 4000

đồng thành 4 đơn vị 1000 đồng). Nếu giá thay đổi còn 3000 đồng, ngưòi tiêu dùng sẽ mua 2 cốc nước cam, ở mức giá 2000 đồng, anh ta sẽ mua 3 -cốc nước cam và cuối cùng ở giá 1000 đồng ngxíòi tiêu dùng này sẽ mua 4 cốc nước cam. Như vậy, chúng ta có được một mối quan hệ giữa giá lượng cầu - tức là đã xây dựng được

một đưòng cầu. Tương quan khách quan này có thể được 3 uy dien ra tù đường biểu diễn lợ' ích cậr. biên (Mư) hàm chứa trong đó, bằng cách cho phép ngĩiời tiêu dùng cực đại hoá mức độ thoả mãn của mình ỏ các mức giá thay đổi khác nhau và quan sát hành vi mua sắm của anh ta.

Đưòng mà trước đây trong hình 4.2b và hình 4.3 ta gọi là đưòng biểu diễn lợi ích cận biên (MU) giờ đây trỏ thành đưòng biểu diễn số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẽ mua ỏ mỗi mức giá nhất định.

Đường cầu của ngưồi tiêu dùng vẽ ở hình 4.5 tương ứng với biểu cầu sau

Bảng 4.3. Biểu cầu

Giá p (lOOOđ) Lượng cầu Q

0

0

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 1 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 125 - 128)