Sự thay đổi của lượng cầu theo giá

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 1 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 72 - 86)

I. ĐỘ CO GIẢN CỦA CẦU

1.1.Sự thay đổi của lượng cầu theo giá

Để hiểu tầm quan trọng của sự thay đổi của lượng cầu bánh ngọt theo sự thay đổi của giá, hãy cùng so sánh hai trường hỢp có khả năng xảy ra đối với cửa hàng bánh ngọt (minh họa ỏ hình 3.1). Trong hai trường hỢp này, đưòng cung của cửa hàng là như nhau nhưng đường cầu sản phẩm bánh ngọt khác nhau.

Đường cung Sj ở mỗi trường hỢp thể hiện cung ban đầu của cửa hàng. Trong cả hai trường hỢp, đưòng cung này cắt đường cầu ở mức giá 10 nghìn đồng/1 chiếc bánh ngọt và sô" bánh ngọt là 40 chiếc/ngày. Giả sử bạn dự tính sẽ giảm cung và dịch chuyển đưòng cung từ Sj đến s,. Trong trường hỢp (a), đường cung mói s , cắt đường cầu D;, ở mức giá 30 nghìn đồng và số^ lượng 23 bánh ngọt/ngày. Trong trường hdp (b) vối

đường cầu D|„ sự dịch chuyển tương tự của đưòng cung làm tăng giá đến 15 nghìn đồng và giảm sô" lượng xuông bánh ngọt/ngày. Bạn có thể thấy rằng trường hỢp (a) có giá táng nhiều hơn và sản lượng giảm ít hơn so vói trường hỢp (b), Điều gì xảy ra với tổng doanh thu của của hàng trong hai trường hỢp đó?

Tổng doanh th u được tính bằng cách n h â n giá hàng hoá và sản lượng bán được. TR = p X Q. Ví dụ, khi giá một chiếc bánh ngọt là 10 nghìn đồng và có 40 chiếc

đưỢc bán trong một ngày thì tổng doanh th u là 400 nghin đồng một ngày. Khoản tiền này chính là chi tiêu m ua bánh của ngưòi tiêu dùng.

Giá tăng sẽ có hai tác động ngược chiều đến tổng doanh thu. Tác động thứ n h ất là làm tăng doanh th u trên mỗi đơn vị bán ra. N hưng giá tăng làm giảm sản lượng bán do đó tác động thứ hai là giảm doanh thu. Trong trường hợp (a), tác động của việc giá tăn g m ạnh hơn tác động của việc lượng giảm nên tổng doanh th u tăng. Trong trường hỢp (b), tác động của việc lượng giảm vượt trội nên kết quả là tổng doanh th u giảm.

Nếu cung giảm từ Si đến S2, giá táng và lượng giảm. Trong trưòng hỢp (a), tổng doanh thu - lượng n h ân vỏi giá - tăng từ 400 nghìn đến 690 nghìn đồng. P h ần tổng doanh th u tăng do giá cả tăng là 460 nghìn đồng [(30.000-10.000)x23] lớn hơn phần doanh thu giảiĩ) 170 nghìn đồng [(40-23)xl0.000] do lượng bán ra

ít hơn. Trong trường hớp (b), tổng doanh th u giảm từ 400 nghìn đồng đến 225 nghìn đồng. P hần tổng doanh th u tăn g do giá cả tăng là 75 nghìn đồng [(15.000- 10.000)xl5] nhỏ hơn phần doanh th u giảm do lượng bán ra 250 nghìn đồng [(40-15)xl0.000]. Hai khả năng tổng doanh th u thay đổi khác nhau là do phản ứng của lượng cầu với sự thay đổi của giá cả là khác nhau.

Giá (lOữOĐ/1 bánh ngọt) ' Á 40 - 30 20 10 10 20 23 30 40 50 Lượng (bánh ngọt/ngày)

Giá ( l OOOđ/bánh ngọt) 4 0 30 20 15 10 s . s, IRiăn^ / w « /> TR gÌàm Dh 1 1 ---J__ [ ! t ' __ ___J__ -.... .. 1 10 15 2 0 Lượng 30 4 0 50 (bánhngọựngày)

(b) Tổng doanh thu giảm do giá tăn g Hình 3.1 Cung, cầu và tổng doanh thu

1.2. P h â n b ỉêt đ ô dốc và đ ô co g iã n

Sự khác nhau giữa hai trưòng hỢp này là ở sự

phản ứng của lượng cầu với thay đổi của giá cả. Đưòng

cầu Da dốc hơn đường cầu Df Tuy nhiên, chúng ta không thể đơn giản so sánh hai đường cầu bằng độ đốc

vị đo giá và lượng. Tương tự, chúng ta thưòng so sánh đưòng cầu của hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Ví dụ, khi quyết dịnh cần thay đổi tỷ lệ th u ế như th ế nào, chính phủ cần so sánh đường cầu của bánh ngọt vối đường cầu thuốc lá. Hàng hoá nào phản ứng vối giá hơn? Hàng hoá nào có thể chịu th u ế suất cao hơn mà không làm giảm doanh thu thuế? So sánh độ dốc của đưồng cầu bánh ngọt với aộ dôc của aưòng cầu thuốc lá không có ý nghĩa vì bánh ngọt được đo bằng chiếc còn thuốc lá được đo bằng bao - là các đdn vị hoàn toàn không liên quan đến nhau.

Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần một thước đo mức độ phản ứng mà không phụ thuộc vào đơn vị đo của giá và lưỢng. Độ co giãn chính là thước đo như vậy.

Đô co giãn: thước đo không đớn vi

Độ co giãn của cầu theo giá là thước đo không đơn vỊ đo lường mức độ phản ứng của lượng cầu hàng hoá với sự thay đổi của giá cả, với điều kiện các yếu tô" khác giữ nguyên,

Độ co giãn này được tính theo công thức sau:

Độ co giãn của _ Thay đổi phần trăm của lượng cầu cau theo gia Thay đổi phần trăm của giá

Độ co giãn là thước đo không đơn vị vì mức thay đổi ph ần trăm của biến số không phụ thuộc vào đơn vỊ đo biến số đó. Ví dụ, nếu chúng ta đo giá bằng triệu đồng, giá thay đổi từ 1 triệu đến 1,5 triệu nghĩa với tăn g 0,5 triệu. Nếu chúng ta đo giá bằng đồng, giá th ay đổi từ 100 đến 150 đồng nghĩa với tăn g 50 đồng. Mức giá tăn g thứ n h ấ t là 0,5 đơn vị trong khi mức giá tăn g th ứ hai là 50 đơn vị nhưng trong cả hai trường hỢp giá đều tăn g 50 phần trăm .

D ấu và độ co giãn: Đưòng cầu dốc xuốhg nên khi giá của hàng hoá tăng thì lượng cầu giảm . Vì giá cả

tăng dẫn đến lượng cầu giảm nên độ co giãn của cầu theo giá là sô" âm. Tuy nhiên, độ lớn hay giá trị tuyệt đối của độ co giãn của cầu theo giá mới cho biết mức độ p h ản ứng - co giãn như th ế nào - của cầu.

Để so sánh độ phản ứng, chúng ta dùng độ lớn của độ co giãn của cầu và bỏ qua dấu âm.

1,3. X á c đ ịn h đ ộ co g iã n a) Các cách tính

Để tín h độ co giãn của cầu, chúng ta cần biết lượng cầu ứng với các mức giá khác nhau trong khi tấ t cả các n h ân tố ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng vẫn giữ nguyên. Giả định rằn g chúng ta có số liệu về giá và lượng cầu bánh ngọt và tín h độ co giãn của cầu ngọt.

H ình 3.2 minh họa đường cầu bánh ngọt và cho biết lượng cầu phản ứng với mức th a y đổi nhỏ của giá như th ê nào. Ban đầu, giá là 9.500 đồng một bánh ngọt và bán được 41 bánh ngọt trong 1 ngày - điểm ban đầu trên hình vẽ. Sau đó giá tăng lên đến 10.500 đồng một chiếc bánh ngọt và lượng cầu giảm xuống 39 bánh ngọt một ngày - điểm mới trên hình vẽ. Khi giá tăng 1000 đồng trên một chiêc bánh ngọt, lượng cẩu gi.ảm 2 chiếc bánh ngọt một ngày.

Để tính độ co giãn của cầu, chúng ta biểu thị sự thay đổi của giá và lượng cầu là tỷ lệ phần trăm của

giá trung bình (Pib) và lượng trung bình (Qti,). Bằng cách dùng giá trung bình và lượng tru n g bình, chúng ta tính độ co dãn tại điểm trên đường cầu và là trung điểm của điểm ban đầu và điểm mói. Giá ban đầu là 9.500 đồng và giá mới là 10.500 đồng, vì vậy giá trung bình là 10.000 đồng. Giá tăng 1000 đồng nghĩa là 10

phần tràm giá trung bình. Nghĩa là: AP/Ptb =10%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng cầu ban đầu là 41 bánh ngọt và lượng cầu mới là 39 nên lượng cầu trung bình là 40 bánh ngọt. LưỢng cầu giảm 2 bánh ngọt bằng 5 phần trăm của lượng trung bình. Nghĩa là;

AQ/Qu, = 5%.

Do vậy độ co giãn của cầu theo giá là mức thay đổi phần trăm của lượng cầu (5 phần trăm ) chia cho mức

thay đổi phần trăm của giá (10 phần trăm) là 0,5 Nghĩa là

Độ co giãn của cầu theo giá =_

%AP

5%

ĨÕ% = 0,5.

Giá (đồng/bánh

(bánh ngọt/ngày

Độ co giãn của cầu được tính theo công thức sau: Đọ co gian Thay đổi phần trăm của lượng cầu

của cầu = --- theo giá Thay đổi phần trăm của giá

M 2

^ %Ag ^ Qtb ^ 4Õ ^ Q g

%AP ^ ’

Pib ĩ 0

Cách tính này đo độ co giãn tại mức giá trung bình là 10.000 đồng một chiếc bánh ngọt và lượng

trung bình là 40 chiếc bánh ngọt.

Trong công thức này, chữ cái Hy lạp delta (A) ký hiệu cho “sự thay đổi” và %A ký hiệu cho “sự thay đổi phần trám”

Cách tính độ co giãn như trên còn được gọi là co giãn đoạn (khoảng). Chúng ta có thể hiểu đó là việc xác định độ co giãn trên một đoạn nào đó của đường cầu.

Giá và lượng trung binh: Chúng ta sử dụng giá và

lượng trung binh để tránh có hai giá trị độ co giãn của

cầu, phụ thuộc vào liệu giá tăng hay giảm. Giá tăng 1000 đồng tương đương vói 10,5% của 9.500 đồng và lưỢng giảm 2 chiếc bánh ngọt tương đương với 4,9% của 41 chiếc bánh ngọt. Nếu chúng ta sử dụng số liệu này

để tính độ co giãn, chúng ta thu đưỢc giá trị 0,47. Giá giảm 1000 đồng tương đương vói 9,5% của 10.500 đồng và lượng tăng 2 chiếc bánh ngọt tương đương với 5,1%

của 39 chiếc bánh ngọt. Sử dụng sô' liệu này để tính độ co giãn, chúng ta thu được giá trị 0,54. Bằng cách dùng giá và lượng cẳu trung bình, độ co giãn là 0,5 bất kể giá tăng hay giảm.

Phần trăm và tỷ lệ: Độ co giãn là tỷ lệ thay đổi

phần trăm của lượng cầu so với tỷ lệ thay đổi phần trăm của giá. Điều này tương đương với mức thay đổi tỷ lộ của lượng cầu chia cho mức thay đổi tỷ lệ của giá. Mức thay đổi tỷ lệ của giá là AP/Ptb và mức thay đổi tỳ lệ của ỉượng cầu là AQ/Qư,. Mức thay đổi phần trăm là mức thay đổi tỷ lệ nhân với 100. Vì vậy khi chúng ta chia mức thay đổi phần trăm này vói mức thay đổi phần trăm khác, giá trị 100 bị huỷ bỏ và kết quả giốhg như chúng ta thu đưỢc bằng cách dùng sự thay đổi tỷ lệ.

Co giãn điểm: Một phương pháp khác đưỢc sử

dụng để tính độ co giãn là cách tính co giãĩi điểm. Nếu chúng ta hình đung khoảng cách của đoạn đường cầu cần tính độ co giãn trong trường hỢp trên là vô cùng nhỏ, ta có thể coi đoạn đường cầu đó là một điểm và khi đó độ co giãn được tính toán theo công thức sau đây:

" dP Q (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: dQ/dP = Q'p = = y - p = 1 / F ’q 1 /P 'q

P,Q là giá và sản ỉượng tại điểm cần tính độ co giãn.

h) Các giá trị có th ể

Hình 3.3 trình bày ba đường cầu thể hiện toàn bộ khoảng co giãn có thể có của cầu. Trong hình 3.3(a), lượng cầu không đổi bất kể giá như thế nào. Nếu lượng cầu không đổi khi giá thay đổi thì độ co giãn của cầu là bằng 0 và hàng hoá được coi là cầu hoàn toàn không co giãn. Một hàng hoá có độ co giãn của cầu rất thấp (có lẽ bằn,^ 0 trong một khoảng giá nào đó) là thuôc Insulin. ĩnsulin vai trò quan trọng đổì với người bị

bệnh tiểu đường. Họ sẽ mua lượng Insulin đủ để giữ cho họ khoẻ mạnh tại bất kỳ mức giá nào. Và thậm chí vối mức giá thấp, họ không có lý do gì để mua lượng lớn hơn.

Nếu mức thay đổi phần trăm trong lượng cầu ít hơn mức thay đổi phần trăm của giá, độ lớn của độ co giãn của cầu nằm trong khoảng từ 0 đến 1 và hàng hoá

được coi là cầu không co giãn.

Nếu mức thay đổi phần trăm của lượng cầu vượt

quá mức thay đổi phần trăm của giá, độ lớn của độ co

giãn lớn hơn 1 và hàng hoá được coi cầu co giãn.

Ranh giói giữa cầu co giãn và không co giãn là tníòng

hỢp mà mức thay đổi phần trăm của lượng cầu bằng

mức thay đổi phần trăm của giá. Trong tniòng hỢp

này, độ co giãn của cầu là 1 và hàng hoá được coi lằ có

cầu co giãn đơn vị. Đưòng cầu trong Hình 3.3(b) là ví dụ của cầu co giãn đơn vỊ.

Nếu lượng cầu phản ứng vô hạn với sự thay đổi của giá thì độ lổn của độ co giãn của cầu là vô cùng và hàng hoá được coi là cầu hoàn toàn co giãn. Đưồng cầu

trong hình 3.3 (c) là ví dụ của đưòng cầu hoàn toàn oc giãn. Một ví dụ về hàng hoá có độ co giãn của cầu rất cao (gần như vô hạn) là bút bi trong các cửa hàng văn phòng phẩm trong một trường học. Nếu hai cửa hiệu bán bút bi vói cùng một mức giá, một sô" ngưòi mua tại cửa hiệu này và một số mua tại cửa hiệu kia. Nếu cửa hiệu này tăng giá bút chỉ một lượng rất nhỏ, trong khi cửa hiệu liền kề vẫn duy trì mức giả cũ thấp hơn, lượng cầu bút của cửa hiệu tăng sẽ giảm xuốhg bằng 0. Bút bi của hai cửa hiệu là hàng hoá thay thế hoàn hảo của nhau. Giá 12 6 D, Giá Lượng Giá Á Độ co giãn = 0 Đỏ co giàn = I 12 -* V - 6 ---^ - --- D , --- L Lượng Độ co giàn = 00 Lượn

(a) Hoàn toàn không co giàn (b) Co giãn đơn vị (c) Hoàn toàn co giãr

c) Độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính

Độ co giãn không giống như độ dốc nhưng hai khái niệm có liên quan vói nhau. Đe hiểu chúng liên quan như th ế nào, hãy quan sát độ co giãn dọc theo đường cầu tuyến tính (thẳng) - đường cầu có độ dôc khồng đổi.

Hình 3.4 minh hoạ độ co giãn dọc theo đưòng cầu tuyến tính. Hãy tính độ co giãn của cầu tại mức giá trung bình là 40 nghìn đồng một chiẽc bánh ngọt và lượng cầu trung bình ỉà 4 chiếc bánh ngọt một ngày. Để làm được điều này, giả sử giá tăng từ 30 nghìn đồng một chiếc bánh ngọt lên đến 50 nghìn đồng một chiếc bánh ngọt. Giá thay đổi là 20 nghìn đồng và giá trung bình là 40 nghìn đồng (trung bình của 30 nghìn và 50 nghìn đồng), nghĩa là mức thay đổi tỷ lệ trong giá là

AP _ 20

Ptb ~ 40

Tại mức giá 30 nghìn đồng một chiếc bánh ngọt, lượng cầu là 8 chiếc bánh ngọt một ngày. Tại mức giá 50 nghìn đồng một chiếc pizza, lượng cầu bằng 0. Vì mức thay đổi trong lượng cầu là 8 chiếc bánh ngọt một ngày và lượng trung bình là 4 chiếc một ngày (trung bình của 8 và 0) nên mức thay đổi tỷ lệ của lượng cầu là

AQ _ 8 Qtb 4

Chia mức thay đổi tỷ lẹ lượng cầu với mức thay đổi

AQ/Qtb ^ 8 /4 ^

àP/Ptb ~ 20 / 40 "

Bầng cách tương tự, chúng ta có thể tính độ co giãn của cầu tại bô"t kỳ mức giá và lượng nào dọc theo đường cầu. dường cầu là đường thẳng, mức thay đổi 20 nghìn đồng của giá mang đến sự thay đổi về lượng 8 chiếc bánh ngọt tại bất kv giá trung bình nào. Do đó trong công thức

độ co giãn, AQ = 8 và AP = 20 bất kể lượng trung bình và giá trung bình. Tuy nhiên giá trung bình càng thấp, lượng cầu trung bình càng cao. Vì vậy giá trung bình càng thấp, lượng cầu co giãn càng thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lượng (bánh ngọt/ngày

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng phương trình đường thẳng tuyến tính để xác định hệ sô" co giãn tại

Một phần của tài liệu Giáo trình kinh tế học vĩ mô phần 1 PSG TS vũ kim dũng (chủ biên) (Trang 72 - 86)