- Ưu tiên các ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng
CHƯƠNG 3 ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG: BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ CÁC KHUÔN MẪU GIỚ
3.3.4 Nhóm nguyên nhân từ môi trường quản lý xã hộ
Trong tổng số 554 bài viết, hơn một phần ba đề cập tới các cơ sở giúp đỡ nạn nhân (39,2%). Nhưng trong đó sự xuất hiện của chính quyền địa phương và cơ quan đoàn thể là không nhiều.
Luật Phòng, chống BLGĐ (Mục 2) xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình. Theo đó, các cơ quan chức năng có nhiệm vụ tham gia hòa giải, can thiệp khi gia đình có xung đột xảy ra. Tuy nhiên, gia đình là nhóm bạo lực duy nhất trong xã hội không có mặt của cảnh sát và quân đội. Nhiều khi bạo lực xảy ra không có lời giải thích rõ ràng, bởi lẽ đại đa số các trường hợp không hề được báo cáo với nhà chức trách. Trong bài viết “Đau lòng nghe chuyện mẹ giết con” có đoạn: “những lần hai vợ chồng mâu thuẫn, không hề có cơ quan đoàn thể nào
của địa phương tham gia hòa giải” (TH177, http://vietnamnet.vn) . Theo đó, cá nhân những
người bị bạo lực cho rằng không có ai quan tâm hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức hỏi thăm, khuyên can nên dần dần họ thu mình và cố gắng chịu đựng. Thông điệp mà các nhà báo thể hiện trong bài viết của mình đã vô tình cổ xúy cho hành vi bạo lực xảy ra ngày càng nhiều hơn trong thực tế. Việc đưa tin liên tục như vậy khiến công chúng càng khẳng định rằng BLGĐ là chuyện đóng cửa bảo nhau của các thành viên trong gia đình, là chuyện cá nhân, chuyện cái bát, cái đũa xô nhau hàng ngày không liên quan tới chính quyền địa phương. Xét trên khía cạnh hiệu quả truyền thông những thông điệp dạng này chưa đủ mạnh để tác động tới sự thay đổi hành vi của cá nhân, các nhóm xã hội theo hướng tích cực (hướng xây dựng cộng đồng không có bạo lực) mà chỉ góp phần củng cố quyền lực cho nam giới và giảm bớt vai trò của các cơ quan chức năng trong nỗ lực giảm thiểu tình trạng BLGĐ.