Nghề nghiệp của các nhân vật

Một phần của tài liệu Định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay (Trang 60 - 65)

- Ưu tiên các ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng

4.3.Nghề nghiệp của các nhân vật

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP PHIM QUẢNG CÁO TRÊN KÊNH VTV3 – ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

4.3.Nghề nghiệp của các nhân vật

Chỉ báo về nghề nghiệp cho phép đo lường về vị trí của cá nhân trong xã hội. Bởi vì, sẽ có những loại nghề nghiệp cho người lao động có thu nhập cao, đòi hỏi sự sáng tạo, có cơ hội thăng tiến nhiều hơn. Ngược lại, có những nghề nghiệp mang lại cho người lao động thu nhập thấp hơn, không đòi hỏi tính sáng tạo nhiều và ít có cơ hội thăng tiến. Nghiên cứu tiến hành phân tích định kiến giới trong phim quảng cáo qua sự xuất hiện của các nhân vật là nam và nữ và nghề nghiệp đươc mô tả để tìm khoảng cách giới từ biến số này.

Kết quả phân tích cho thấy, nhìn chung các quảng cáo ít đề cập đến các công việc lao động chân tay như sản xuất nông nghiệp, công nhân, lao công… mà hầu hết đều đề cập đến các công việc đòi hỏi trí tuệ, sự sáng tạo và được xã hội coi trọng: bác sỹ, kĩ sư, nhà nghiên cứu, giáo viên…

Bên cạnh đó, xét về tần suất xuất hiện theo giới tính trong các ngành nghề thì không thể hiện sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên, định kiến giới lại thể hiện qua tính chất công việc mà nhân vật đảm nhiệm. Cùng xuất hiện trong ngành y , tuy nhiên, nam thường xuất hiện

là những người bác sĩ nhiều hơn nhưng nữ thường xuất hiện là y tá, người giúp việc cho nam (là bác sĩ) nhiều hơn.

Hình ảnh nam giới là bác sỹ nha khoa ( quảng cáo kem đánh răng Colgate) trong khi nữ giới chỉ đảm nhiệm vai trò là một y tá, giúp việc cho bác sỹ ( quảng cáo Double Mint)

Trong 6 quảng cáo đề cập đến nghề nghiệp là nhà nghiên cứu hay kĩ sư thì có 3/6 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam, 2/6 quảng cáo có nữ giới (nhân vật chính và nhân vật phụ) và 1/6 quảng cáo xuất hiện cả nam và nữ cùng làm việc trong phòng thí nghiệm với vai trò là những nhà nghiên cứu.

Nam xuất hiện trong vai trò là nhà nghiên cứu, bào chế thuốc ( quảng cáo thuốc Rowatinex)

Trong số 6 quảng cáo có xuất hiện nghề giáo viên thì có 3/6 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam giới và 3/6 quảng cáo có nhân vật chính và phụ là nữ giới. Tuy nhiên, ở nghề nghiệp này định kiến giới thể hiện ở tính chất công việc. Trong đó, nam giới thường đảm nhiệm giảng dạy, hướng dẫn bộ môn liên quan đến phát triển thể chất nhiều hơn là truyền đạt kiến thức. Trong quảng cáo Ovaltine người thầy giáo hướng dẫn cho học sinh tham gia 1 trò chơi vận động hay trong quảng cáo 0123 - Vinafone, thầy giáo - cũng chính là huấn luyện viên điền kinh. Ngược lại, nữ giới lại xuất hiện trong vai trò là

cáo thuốc ho PH và quảng cáo Cool air xuất hiện hình ảnh một cô giáo đang giảng bài cho học sinh.

Nữ giới thường xuất hiện là giáo viên tiểu học nhiều hơn ( quảng cáo mỳ Hảo Hảo)

Trong số 20 quảng cáo mô tả công việc là nhân viên văn phòng thì nam giới xuất hiện trong 6 quảng cáo, nữ giới xuất hiện trong 5 quảng cáo và cả nam - nữ cùng xuất hiện trong công việc này là 9. Tần suất xuất hiện nam nữ trong lĩnh vực nghề nghiệp không có sự khác biệt đáng kể cho thấy trong phim quảng cáo thể hiện được cơ hội và khả năng tham gia vào nghề này khá cao cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, định kiến giới lại được thể hiện qua vị trí công việc mà nam hay nữ đảm nhiệm. Đó là nam thường xuất hiện là người lãnh đạo nhiều hơn và nữ thường xuất hiện là người thừa hành nhiều hơn.

Cả nam và nữ cùng tham gia trong quảng cáo với công việc nhân viên văn phòng. Tuy nhiên, người có quyền lãnh đạo lại là nam giới ( quảng cáo Rhumenol Flu 500)

Công việc liên quan đến nấu ăn – nội trợ hiện tại chỉ được công nhận là nghề nghiệp khi người lao động làm việc trong một cơ quan, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn… được trả lương. Tuy nhiên, cũng là những công việc như vậy nhưng người thực hiện công việc đó cho gia đình riêng thì bản thân họ không được trả lương và cũng không được thừa nhận như là một nghề nghiệp. Trong phân tích này, giả sử những quảng cáo xuất hiện

những công việc liên quan đến nấu ăn – nội trợ được xem xét như là nghề nghiệp thì khoảng cách giới thể hiện ở loại hình nghề nghiệp này là khá rõ.

Trong tổng số 30 quảng cáo đề cập đến công việc này, chỉ có duy nhất 1 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam giới nhưng có đến 29 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nữ giới. Trong lĩnh vực này sự xuất hiện của nữ giới chiếm tỷ lệ rất cao, gần như tuyệt đối so xuất hiện của nam giới.

Phụ nữ làm công việc nội trợ nhiều hơn hẳn so với nam giới. Chính cách thức xây

dựng nhân vật như thế này đã khiến cho công chúng nhiều khi lầm tưởng rằng nội trợ cũng là một thiên chức của người phụ nữ ( quảng cáo dầu ăn Ogold)

Đối với nghề lao động chân tay như công nhân công nghiệp, công nhân làm việc trong các nông trường, thợ xây, thợ mộc…xuất hiện ít so với các công việc đã nói đến ở trên. Trong số 3 quảng cáo mô tả loại hình công việc này, có 2/3 quảng cáo có nhân vật chính và nhân vật phụ là nam và 1/3 quảng cáo có nhân vật chính và phụ là nữ. Về tần suất xuất hiện không có sự chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở tính chất công việc. Cùng là công nhân nhưng người nam xuất hiện trong vai trò là công nhân xây dựng làm việc ở các công trường (quảng cáo KFC và quảng cáo sữa tươi Cô gái Hà Lan), trong khi người nữ lại được mô tả là công nhân làm việc trong nông trường - công nhân hái chè (quảng cáo trà xanh O2).

Ngoài ra, nữ thường được khắc hoạ trong một số ngành khác hoạ sỹ, phóng viên, tiếp viên hàng không, buôn bán…

Tiếp viên hàng không (quảng cáo VRohto) Hoạ sỹ ( quảng cáo Honda Việt Nam)

Phóng viên ( quảng cáo Comfort) Buôn bán nhỏ ( quảng cáo Knorr)

Như vậy, định kiến giới về nghề nghiệp giữa nam và nữ được khắc hoạ trong phim quảng cáo cho thấy khi xây dựng mẫu nhân vật, các nhà truyền thông vẫn còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm truyền thống về phân công lao động theo giới: Nhân vật nam thường đảm nhiệm vai trò sản xuất, liên quan đến các công việc đòi hỏi trí tuệ, khả năng sáng tạo và được xã hội đánh giá cao. Ngược lại, nhân vật nữ thường được khắc họa với công việc đơn giản, thậm chí chưa được thừa nhận như là công việc thực sự và được trả lương (công việc liên quan đến nội trợ). Cả nam và nữ đều xuất hiện là công nhân, nhưng vẫn có sự khác biệt đó là công việc của nữ liên quan chặt chẽ với hoạt động nông nghiệp, trong khi hoạt động của nam giới mang tính chất công nghiệp nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay (Trang 60 - 65)