Định kiến giới trong phim quảng cáo

Một phần của tài liệu Định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay (Trang 67 - 72)

- Ưu tiên các ứng viên có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng

c.Định kiến giới trong phim quảng cáo

Nhìn chung định kiến giới, khuôn mẫu giới, phân công lao động theo giới vẫn được thể hiện khá rõ trong phim quảng cáo. Định kiến giới, khuôn mẫu giới và phân công lao động giới thể hiện qua hình ảnh minh hoạ, nhân vật, nội dung và các câu sologan trong phim. Trong đó, phụ nữ thường mô tả như những người có tính cách dịu dàng, tình cảm, hoạt động chủ yếu diễn ra trong khuôn khổ gia đình, thường làm các công việc liên quan đến lĩnh vực tái sản xuất. Ngược lại, nam giới thường được mô tả như người có tính cách mạnh mẽ, thích sự phiêu lưu, mạo hiểm, tthường đảm nhiệm các công việc trong lĩnh vực sản xuất, có tính cơ động xã hội cao và có vị trí lãnh đạo.

Định kiến giới thể hiện qua giới tính của nhân vật:

Nhìn chung tần suất xuất hiện nhân vật chính là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ nhân vật chính là nữ giới. Đặc biệt là trong các quảng cáo về ngành hàng thực phẩm, dược phẩm và các ngành hàng công nghệ cao. Ngược lại, nữ giới thường xuất hiện với vai trò là nhân vật chính trong các quảng cáo thuộc ngành hàng hoá mỹ phẩm, vật liệu xây dựng và điện tử. Tuy nhiên, nữ giới xuất hiện trong các quảng cáo này thường với trang phục gợi cảm, phô diễn vẻ đẹp hình thể thu hút sựu chú ý của công chúng.

Ngược lại, tỷ lệ nhân vật phụ là nữ giới lại cao hơn so với tỷ lệ nhân vật phụ là nam giới trong hầu hết các quảng cáo thuộc mọi ngành hàng. Cơ cấu giới tính nhân vật chính và

phụ như vậy sẽ góp phần tạo ra và duy trì định kiến rẳng nam giới quan trọng hơn nữ giới, do đó sự quan tâm dành cho nam giới là nhiều hơn.

Định kiến giới thể hiện qua hành vi và phạm vi hoạt động của các nhân vật:

Nhân vật nam và nhân vật nữ trong các đoạn phim quảng cáo có sự khác nhau cơ bản về tính chất của hành động. Nhân vật nam thường được mô tả là người có hành động chủ động, còn các nhân vật nữ thì thường bị động hơn.

Quan niệm “nam ngoại nữ nội” được thể hiện rõ qua phân tích phạm vi hoạt động của nhân vật trong phim quảng cáo. Phạm vi hoạt động của các nhân vật nữ thường được mô tả trong gia đình nhiều hơn nam giới. Đặc biệt, sự xuất hiện của phụ nữ trong bếp gần như chiếm ưu thế tuyệt đối. Bên cạnh đó, hình ảnh người phụ nữ trong phòng khách cũng chiếm một tỷ lệ cao hơn so với nam giới. Ngược lại, phạm vi hoạt động của nam giới thường được mô tả nhiều hơn trong các môi trường xã hội phong phú, đa dạng như trường học, các cơ quan, công trường, nơi làm việc…

Những thông điệp mang định kiến giới này góp phần tạo ra và duy trì hàng loạt các hệ biểu tượng giới trong tương tác xã hội của các cá nhân thông qua môi trường xã hội hoá là truyền thông đại chúng.

Định kiến giới thể hiện qua nghề nghiệp của các nhân vật:

Qua phân tích vị trí, nghề nghiệp của nhân vật nam và nữ trong các đoạn phim quảng cáo cho thấy: nam giới thường đảm nhiệm các công việc đòi hỏi trí tuệ và được xã hội đánh giá cao hơn phụ nữ.

Dưới góc nhìn của quan điểm giới, nội trợ cũng được coi là một nghề thực sự. Và lực lượng tham gia vào loại hình nghề nghiệp này gần như hoàn toàn là phụ nữ.

Đặc biệt, với nghề công nhân thì tính chất công việc của nữ liên quan đến nông nghiệp nhiều hơn, trong khi công việc của nam giới có tính chất công nghiệp.

Như vậy, có thể thấy rằng: phim quảng cáo hiện nay còn chịu ảnh hưởng nặng nề từ hình thức phân công lao động truyền thống. Điều này sẽ tạo ra trong dư luận một áp lực bất lợi cho cả nam và nữ

3.2. Khuyến nghị

Từ các kết quả phân tích trên gợi ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện tốt hơn nữa việc hạn chế đến mức thấp nhất các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các thông điệp truyền thông

Đối với cơ quan quản lý báo chí:

Báo chí có vai trò quan trọng trên nhiều lĩnh vực trong xã hội hiện đại. Công chúng ngày càng tiếp cận nhiều hơn với báo chí. Do đó, báo chí không chỉ đóng vai trò cung cấp thông tin mà còn đóng vai trò định hướng thông tin góp phần xây dựng và duy trì những giá trị chuẩn mực mới và loại bỏ những giá trị chuẩn mực không còn phù hợp.

Các cơ quan quản lý báo chí nên có những quy định chung hoặc những tiêu chí cơ bản cho việc đăng tải các sản phẩm truyền thông (quảng cáo tuyển dụng, quảng cáo, các bài báo…). Trong đó, cần lưu ý đến những quy định nhạy cảm giới nhằm loại bỏ các định kiến giới, các khuôn mẫu giới ra khỏi các sản phẩm truyền thông.

Phổ biến và đưa luật Bình đẳng giới cũng như Chiến lược bình đẳng giới đến năm 2020 vào thực hiện tại các cơ quan truyền thông.

Để làm được điều trên, nên tổ chức các lớp tập huấn về giới, nhạy cảm giới và lồng ghép giới đối với những người làm công tác quản lý báo chí nhằm xây dựng những quy định sát thực và có thể kiểm soát việc thực hiện quy định từ phía các cơ quan báo chí một cách hiệu quả nhất.

Đối với cơ quan báo chí:

Nên tổ chức các lớp tập huấn về giới, nhạy cảm giới và lồng ghép giới cho đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí nhằm cùng các cơ quan quản lý báo chí xây dựng những quy định chung hoặc những tiêu chí cơ bản về quảng cáo, quảng cáo tuyển dụng cũng như các sản phẩm truyền thông và kiểm soát việc thực hiện những quy định này ở báo mình.

Nên có những đội ngũ chuyên kiểm soát cũng như tư vấn cho nhà tuyển dụng muốn đăng tải quảng cáo trên tờ báo của mình, cho nhà sản xuất muốn quảng cáo sản phẩm trên truyền thông…. đảm bảo rằng không còn định kiến giới, khuôn mẫu giới khi những quảng cáo này được đăng tải.

Thực hiện nghiêm túc những quy định về bình đẳng giới trong Luật Bình đẳng giới cũng như những quy định đối với các cơ quan truyền thông trong Chiến lược bình đẳng giới đến năm 2020.

Đối với nhà báo

Không ngừng tự đào tạo và tích cực tham dự vào các khoá tập huấn, đào tạo về bình đẳng giới nhằm đảm bảo quá trình tác nghiệp sẽ cho ra đời các sản phẩm truyền thông nhạy cảm giới.

Thực hiện tốt những quy định trong Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình,…. Chiến lược bình đẳng giới đến năm 2020.

Thực hiện nghiêm túc những quy định về tuyên truyền về bình đẳng giới đối với người làm công tác truyền thông trong Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình;….. Chiến lược bình đẳng giới đến năm 2020.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới, 2001, Đưa vấn đề giới vào phát triển, Nxb VHTT, HN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bùi Thị Thanh Hà, 2003, Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới, NXB KHXN, HN

3. Chính phủ Việt Nam, Liên hiệp quốc. 2010. Kết quả từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam.

4. CSAGA. 2010. Truyền thông về Bạo lực gia đình sách hướng dẫn nhà báo và các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông. Hà Nội.

5. Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, 2006

6. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh. “ Giới và công tác giảm nghèo”. NXB Khoa học xã hôi Hà Nội, 2003

7. Kim Văn Chiến. Xã hội hoá về giới trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2. Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 1/2004. tr20

8. Lê Ngọc Hùng về “ Truyền thông đại chúng và một số vấn đề xã hội học về giới”. Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 2- 2000

9. Lê Ngọc Lân, 2007, Vấn đề lao động, việc làm nhìn từ góc độ giới, Tạp chí Gia đình và Giới, số 2, tr 12-24

10. Mai Quỳnh Nam. “ Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội”. Tạp chí Xã hội học số 1/1996

11. Mai Quỳnh Nam. Dư luận xã hội về số con. Tạp chí Xã hội học. Số 3- 1996

12. Michael P.Jonhson. 1995. ”Bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình ở Hoa Kỳ và Việt Nam”, Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội – cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Ngân hàng thế giới, 2007, Báo báo phát triển Việt Nam, Hướng đến tầm cao mới, tr117

14. Ngân hàng thế giới, Liên Hợp quốc tại VN, 2005, Chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

15. Ngô Thị Tuấn Dung, 2008, “Khuôn mẫu, định kiến giới trong sách giáo khoa trung học phổ thông – Một số vấn đề quan tâm” trong cuốn Những vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, HN.

16. Nguyễn Hữu Minh và Trần Thị Vân Anh (đồng chủ biên). 2009, Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội.

17. Nguyễn Quý Thanh, Phạm Phương Mai. “ Sự lạm dụng hình ảnh của phụ nữ trong phim quảng cáo truyền hình”. Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 4 - 2004

18. Nguyễn thị Hòa (chủ biên), 2007, Giới việc làm và đời sống gia đình, Nxb KHXH, HN

19. Nguyễn Thị Thu Hằng. Xã hội hoá về giới ở trẻ em qua phân tích sách giáo khoa Tiếng Việt cấp tiểu học. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân xã hội học, Khoa Xã hội học, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền. Hà Nội, 2005.

20. Nguyễn Xuân Nghĩa. Quá trình xã hội hoá về giới ở trẻ em. NXB Đại học Mở bán công thành phố Hồ Chí Minh. 2000

21. Phạm Thanh Vân, 2007, Pháp luật về lao động nữ và việc hoàn thiện khi Việt Nam là thành viên WTO, Tạp chí Gia đình và Giới, số 2, tr 24-36

22. Phan thị Thanh, 2003, “Vai trò của lao động nữ Việt Nam và các thể chế, chính sách thúc đẩy bình đẳng giới” trong Kỷ yếu Hội thảo Giới – Truyền thông và phát triển. 23. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, 2006, Luật bình đẳng giới

24. Tạ Ngọc Tấn. Truyền thông đại chúng. Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Hà Nội. 2001

25. Tóm tắt tình hình giới, Liên Hợp quốc tại Việt Nam, 2002, tr 8

26. Tổng cục thống kê, Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006, truy cập trên trang http://www.gso.gov.vn/

27. Tổng cục Thống kê. 2009. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009. Nxb. Thống kê. Hà Nội.

28. Trần Thị Kim Loan, Hình ảnh người phụ nữ trong quảng cáo trên báo, Khoa học phụ nữ, số 3,1998

29. Trần thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, 2000, Phụ nữ giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, HN

30. Trần thị Vân Anh, 2000, Định kiến giới và các hình thức khắc phục, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, sô 5/2000, tr 4

31. UNDP, 2002, Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam

32. UNIFEM. 2003. Domestic violence in Vietnam [on line]. Available at: http://www.unifem-seasia.org/resources/others/domesticviolence/PDF/Vietnam.pdf [Accessed 26 September 2006].120 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34. Viện Khoa học XHVN, 2006, Báo cáo phân tích Thực trạng bình đẳng giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ, nam giới nhằm phục vụ công tác hoạch định chính sách ở Việt Nam

35. Vũ Đình Hòe. Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. 2000

36. Vũ Mạnh Lợi. Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc bộ. Tạp chí Xã hội học, số 3/1990, trang 34

37. Vũ Mạnh lợi. Một số quan điểm lý thuyết về giới trong nghiên cứu gia đình. Tạp chí Xã hội học, số 4/2000. tr12

Một phần của tài liệu Định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay (Trang 67 - 72)