Các yêu cầu khác của nhà tuyển dụng

Một phần của tài liệu Định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay (Trang 28 - 30)

Ngoài những yêu cầu xuất hiện với tần suất lớn đã phân tích ở trên, còn có những yêu cầu khác về phía nhà tuyển dụng với các ứng viên. Các yêu cầu đó có thể là yêu cầu liên quan đến kết hôn và sinh con, khả năng giao tiếp, ưu tiên, cam kết của nhà tuyển dụng, áp lực công việc, khả năng làm việc độc lập….

Việc phân tích nhằm vào vấn đề hôn nhân và sinh con có liên quan đến chế độ thai sản, chế độ nuôi con nhỏ chăm con ốm, thời gian làm công việc nhà… của lao động nữ. Thực tế cho thấy, việc các chính sách nêu trên chỉ tập trung cho lao động nữ và bỏ quên vai trò của nam được xem như một bất lợi tuyệt đối đối với phụ nữ và là một ưu thế đối với nam. Chính điều này làm giảm đáng kể cơ hội tìm việc làm và thăng tiến nghề nghiệp của nhóm nữ. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp trực tiếp sản xuất có các qui định bất thành văn với nhân viên của mình (nhân viên nữ; thường không đề cập trong hợp đồng lao động) khi ký hợp đồng là không lập gia đình hoặc chưa được sinh con nếu mới lập gia đình hoặc khoảng cách giữa các lần sinh con trong khoảng thời gian nhất định sau khi được nhận vào công ty (Viện Khoa học Xã hội Việt nam, 2006).

Có lẽ vấn đề nêu trên là vấn đề ẩn và thường tồn tại với những quy định ngầm hơn là những quy định bằng văn bản đối với người lao động. Điều này cũng thể hiện trong kết quả nghiên cứu rằng các cơ quan tuyển dụng không đặt ra yêu cầu liên quan tới sinh con. Như vậy, về mặt văn bản lao động nữ có thể có được nhiều cơ hội vừa tham gia vào thị trường lao động vừa có thể làm tốt vai trò làm mẹ.

Về vấn đề hôn nhân, chỉ có 2 trường hợp trong yêu cầu tuyển dụng đề cập tới vấn đề hôn nhân. Trong đó, nhà tuyển dụng yêu cầu ứng viên muốn tham gia vào công việc được tuyển dụng phải là người độc thân. Đứng trước một thông điệp như vậy nam giới và nữ giới sẽ có những quyết định khác nhau trong quá trình tìm việc làm. Phụ nữ với những mong đợi giới về việc kết hôn và sinh con có thể sẽ dễ bỏ cuộc hơn nam giới bởi nam giới

có quan niệm có thể kết hôn và sinh con muộn hơn. Kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2006 cũng cho thấy điều này. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam là 26,6 và nữ là 23,2 (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=407&idmid=4&ItemID=6849). Tuy

nhiên, kết quả phân tích định lượng không có đủ bằng chứng để kết luận về mối quan hệ giữa giới tính, nghề nghiệp và vấn đề liên quan đến hôn nhân.

Về các cam kết của nhà tuyển dụng, đây chính là các quyền lợi của các ứng viên trong trường hợp được nhận vào công ty. Có rất nhiều các chế độ đãi ngộ của nhà tuyển dụng đưa ra nhằm thu hút nguồn nhân lực như thưởng, bảo hiểm, phụ cấp, có cơ hội được đào tạo, học tập và phát triển, có cơ hội thăng tiến…Trong đó, cơ hội được đào tạo, thăng tiến chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Trong các cam kết, cam kết “Có cơ hội tuyển dụng công bằng” của nhà tuyển dụng sẽ giúp cho các ứng viên thấy được cơ hội có việc làm rõ ràng hơn mà không bị loại vì một yếu tố nào đó như giới tính, dân tộc hay độ tuổi. Tuy nhiên, cam kết tuyển dụng công bằng chưa trở thành thói quen của nhà tuyển dụng. Bởi vì, chỉ có 6/500 quảng cáo tuyển dụng đưa ra thông điệp này và đều được đăng tải trên báo Vietnamnews, đặc biệt hơn nữa là cả 6 trường hợp đều thuộc tổ chức phi chính phủ. Đây có thể được xem là điểm mới, tích cực từ phía các nhà tuyển dụng là các tổ chức phi chính phủ trong việc đảm bảo quyền lợi, cơ hội cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Tuy nhiên, số liệu định lượng không đủ lớn để kết luận rằng các tổ chức phi chính phủ dành cơ hội tuyển dụng công bằng hơn các cơ quan/tổ chức khác. Có nghĩa là đưa ra thông tin tuyển dụng, các yêu cầu và cam kết để ứng cử viên hiểu được ai đảm bảo yêu cầu thì có thể tham gia thi tuyển và được tuyển dụng cho dù giới tính, dân tộc và tuổi tác thế nào.

Bên cạnh những yêu cầu trên thì yêu cầu về chịu được áp lực công việc, đi công tác, làm thêm giờ, làm buổi tối, làm theo ca…là vấn đề cần thảo luận- ai sẽ là người chịu áp lực nhiều hơn? Nam giới hay phụ nữ khi mà áp lực xã hội đặt lên vai hai giới là khác nhau, khi mà định kiến giới vẫn còn tồn tại trong chính bản thân người lao động và người sử dụng lao động? Người ta thường quan niệm việc nhà là của phụ nữ nên gánh nặng gia đình, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường dồn lên vai phụ nữ. Những lời lẽ tinh vi này nhằm ám chỉ, có ẩn ý gây khó khăn, cản trở người phụ nữ trong việc tham gia vào lực lượng sản xuất. Phụ nữ sẽ phải cân nhắc khi nộp đơn xin vào những vị trí với nhiều yêu cầu mà họ khó có thể đáp ứng được. Hơn nữa, như ở phần đầu, nhóm tuổi của các ứng viên mà các công ty đa số là thanh niên, với nữ giới thời gian này là thời điểm thường xây dựng gia đình và sinh con trong khi tuổi kết hôn của nam giới lại cao hơn nữ giới do đó việc làm thêm giờ, chấp nhận đi xa…là dễ dàng hơn với nam giới. Có thể nói, ở khía cạnh nào đó các đơn vị, doanh nghiệp trong tiêu chuẩn tuyển dụng của mình đã công khai hoặc ẩn ý thu hẹp hoặc gạt bỏ cơ hội tham gia vào lực lượng lao động của hai giới nhất là của phụ nữ.

Mặc dù các phân tích định lượng không có đủ bằng chứng về những ưu tiên nêu trên có ảnh hưởng đến cơ hội tuyển dụng của ứng viên nam và nữ. Tuy nhiên, kết quả phân

với các ứng viên. Thông điệp hộp 2.5 cho thấy, các ứng viên nữ sẽ nản lòng bởi chính dấu ngoặc đơn chứa trong đó thông tin khá quan trọng – (ưu tiên nam). Thông điệp trong ngoặc đã gần như đặt dấu chấm trong cơ hội được vào làm việc tại Ngân hàng MHB cho dù Ngân hàng này có đưa ra lời giới thiệu khá ấn tượng và dù các ứng viên là nữ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Như vậy, các yêu cầu khác nhìn chung không đủ bằng chứng về mặt định lượng rằng chính các nhà tuyển dụng tạo nên sự bất bình đẳng giới với ứng viên nam hay nữ. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại dưới hai khía cạnh. Thứ nhất, có một số điều kiện như kết hôn và sinh con có thể là những điều kiện ẩn, bất thành văn giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Cho nên,

Hộp 2.5. NGÂN HÀNG MHB (MEKONG HOUSING BANK)

Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) – một trong những ngân hàng được chính phủ xếp hạng doanh nghiệp đặc biệt- trong những năm qua đã không ngừng mở rộng qui mô hoạt động và chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Bạn sẽ được làm việc, học hỏi trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp

Với kế hoạch xây dựng đội ngũ điện toán thông tin ngân hàng chuyên nghiệp làm việc tại TP HCM, Ngân hàng MHB cần tuyển vào các vị trí sau: 3/ Kỹ sư lập trình (09 người)

Mô tả công việc:

- Chịu trách nhiệm lập trình các ứng dụng theo các thiết kế. Tài liệu hóa các ứng dụng

- Chịu trách nhiệm kiểm tra các ứng dụng, kể cả kiểm tra chéo. Bảo trì các ứng dụng theo yêu cầu.

- Nghiên cứu và vận dụng các công nghệ mới, ngôn ngữ lập trình mới • Yêu cầu chuyên môn:

- Tốt nghiệp ĐH chuyên ngành công nghệ thông tin. Sử dụng thành thạo ngôn ngữ lập trình Java, NET

- Có thể phát triển các ứng dụng đa tầng (n-tier) trên nền công nghệ Java, Microsoft - Có kiến thức về công nghệ J2EE, COM+, Web Service

- Kinh nghiệm trong các loại Cơ sở dữ liệu Oracle, SQL là một ưu thế - Có khả năng trình bày mạch lạc với các cấp quản lý trong ngân hàng

- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Có tổi thiểu bằng C Anh văn • Các yêu cầu chung:

Một phần của tài liệu Định kiến giới, khuôn mẫu giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay (Trang 28 - 30)