Hoạt động thanh tra hành chính

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 84 - 86)

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong hoạt động thanh tra hành chính, cơ quan quản lý (hoặc cơ quan thanh tra) có thể thanh tra toàn diện hoạt động của đối

tượng thanh tra hoặc chỉ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ trên một mặt hoạt động nhất định.

b1. Quyết định thanh tra hành chính

Quyết định thanh tra là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra và cho thấy một cuộc thanh tra sẽ được thực hiện trong đó xác định những vấn đề hết sức quan trọng như phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra và nhiều nội dung khác của cuộc thanh tra.

* Đối với việc ra quyết định thanh tra hành chính theo kế hoạch: căn cứ kế hoạch thanh tra,

* Đối với việc ra quyết định thanh tra hành chính đột xuất: được tiến hành

khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp giao.

b2. Gửi công bố quyết định thanh tra hành chính b3. Thời hạn thanh tra hành chính

Theo qui định của Luật Thanh tra thì thời hạn cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra cho đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra, trong đó thời hạn một cuộc thanh tra được tính như sau:

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không quá 150 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 70 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Việc kéo dài thời hạn thanh tra do người ra quyết định thanh tra quyết định.

b4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành thanh tra hành chính b5. Báo cáo kết quả, kết luận thanh tra hành chính

* Báo cáo kết quả thanh tra

Báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra là những công việc nội bộ giữa những người tiến hành thanh tra với cơ quan có thẩm quyền. Sau khi kết thúc thanh tra trực tiếp tại nơi cơ sở Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm báo cáo kết quả về các nội dung đã tiến hành thanh tra với người ra quyết định thanh tra.

* Kết luận thanh tra

Kết luận thanh tra là văn bản quan trọng nhất của cuộc thanh tra, phản ánh toàn bộ kết quả cuộc thanh tra, là đánh giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân được thanh tra; về các ưu điểm, nhược điểm của cơ chế, chính sách pháp luật được thực hiện trên thực tế; phát hiện được các sai phạm trong hoạt động quản lý; xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân; từ đó có các biện pháp sửa chữa, khắc phục sơ hở, yếu kém, xử lý nghiêm minh các hành vi sai phạm.

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 84 - 86)