Phân biệt thanh tra Chính phủ và thanh tra nhân dân.

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 123 - 135)

- Thẩm quyền:

139. Phân biệt thanh tra Chính phủ và thanh tra nhân dân.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân có sự khác biệt với nhiệm vụ quyền

hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước và thanh tra nội bộ trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của công nhân, viên chức, người lao động đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, còn thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhất định. Nhiệm vụ quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân chỉ là giám sát và khi phát hiện có vi phạm pháp luật thì kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, còn nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước là tiến hành thanh tra việc thực hiện

chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

Tuy nhiên, mục đích chung của hoạt động thanh tra nhà nước, thanh tra, kiểm tra nội bộ và thanh tra nhân dân đều nhằm phòng ngừa, phát hiện hành vi vi phạm chính sách, pháp luật của nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.

Cau 140: Những nội dung chủ yếu của Luật khiếu nại, tố cáo và phương hướng hoàn thiện.

* Những nội dung chủ yếu Luật Khiếu nại:

- Phạm vi điều chỉnh, áp dụng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại - Trình tự khiếu nại

- Việc nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung

- Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính

- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

- Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật - Về khiếu nại, giải quyết khiếu nại kỷ luật cán bộ, công chức - Việc tổ chức tiếp công dân

- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại

- Về xử lý vi phạm *Nội dung chủ yếu luật tố cáo - Vấn đề nhiều người cùng tố cáo: - +Về số lượng người đại diện +Về văn bản cử đại diện

+ Về trách nhiệm phối hợp xử lý trong trường hợp nhiều người cùng tố cáo về một nội dung

- Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo

- Về giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ

+ Thẩm quyền giải quyết

+ Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

-Giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực

+Thẩm quyền giải quyết

+ Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo - Bảo vệ người tố cáo

- Khen thưởng và xử lý vi phạm *Phương hướng:

- Trách nhiệm của cơ quan , tổ chức trong quản lý nhà nước về gải quyết khiếu nại và tố cáo

- Tăng cường bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng con đường khiếu nại, tố cáo

- Hoàn thiện hơn nữa luật hành chính về khiếu nại và tố cao

Câu 141: Tại sao nói tài phán hành chính là một trong những phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hành chính nhà nước

Trong môi trường dân chủ xã hội mới, trong điều kiện xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam, việc thiết lập hệ thống cơ quan Tài phán hành chính là sự đáp ứng nhu cầu cần thiết khách quan. Thực hiện tài phán hành chính sẽ làm cho bộ máy hành chính Nhà nước nâng cao trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghía trong quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm, bổn phận của công chức, viên chức trong việc thực thi công vụ , tôn trọng và bảo vệ quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần xây dựng Nhà

nước pháp quyền, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân, xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng và văn minh.

Tài phán hành chính là phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong nền hành chính Nhà nước, là phương thức kiểm tra, giám sát hữu hiệu hoạt động đối với cơ hành chính và các công chức, viên chức Nhà nước, tránh được các hiện tượng lạm quyền, lộng quyền, trốn tránh trách nhiệm, loại trừ những hiện tượng tiêu cực, cửa quyền, quan liêu trong bộ máy hành chính, góp phần xây dựng nền hành chính Nhà nước trong sạch, năng động, có hiệu quả, đáp ứng ngày một tốt hơn các “ dịch vụ hành chính” đối với các công dân.

Tóm lại, Tài phán hành chính như là “thanh kiếm và lá chắn” đấu tranh với mọi vi phạm pháp luật phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của bộ máy hành chính, bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ sự trong sạch của nền hành chính Nhà nước. Nếu không thực hiện tốt hoạt động tài phán hành chính thì cũng không thể thực hiện tốt đựoc các nội dung khác của nền hành chính Nhà nước. Hoạt động tài phán hành chính do toà án thực hiện có tác động tích cực tới hoạt động hành chính, thúc đẩy sự hoàn thiện của hành chính, hoàn toàn không đối lập với hành chính. Thiết lập hệ thống Toà hành chính với chức năng xét xử các quyết định hành chính, hành vi hành chính đáp ứng nhu cầu cần thiết ở nước ta hiện nay. Đi đôi với việc thiết lập hệ thống cơ quan Tài phán hành chính , cùng với việc ban hành Luật tổ chức Toà án và pháp luật về “ thủ tục xét xử hành chính”, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt các văn bản pháp luật trực tiếp có liên quan tới hoạt động của toà án. Đó là Luật tổ chức Viện kiểm sát; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, vv…nhằm phân biệt giữa tài phán hành chính và tài phán tư pháp, phân định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của toà án và các cơ quan khác của Nhà nước, đặc biệt là những cơ quan thực hiện hoạt động mang tính chất tài phán hành chính.

Câu 142 Phân biệt giữa các quyền: Yêu cầu , kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện.

- Quyền yêu cầu : là quyền được sử dụng để thực hiện các quyền chủ thể khác (quyền yêu cầu nhập hộ khẩu, đăng ký kết hôn, đăng ký kinh doanh)

- Quyền kiến nghi : là quyền mang tính tích cực, là góp ý kiến nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước, không liên quan trực tiếp đến vi phạm pháp luật hoặc đến quyền chủ thể khác như (kiến nghị xây trường mẫu giáo, góp ý kiến ban hành văn bản pháp luật

- Quyền khiếu nại : là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỹ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình

- Quyền tố cáo : là việc công dân theo thủ tục do pháp luật này quy định báo cho cơ quan. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi v phạm pháp luật của bất cứ, cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

- Quyền khiếu kiện : là việc công dân, cán bộ công chức, cơ quan hành chính mong muốn có một tổ chức đứng ra để kiện cơ quan công quyền ra tòa về việc thực hiện quy định hành chính và phán quyết hành chính của mình.

Câu 143: Phân biệt thẩm quyền của Toà án và thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết tranh chấp hành chính

+ Quyền tòa án: Tòa án có quyền ra những quyết định và bản án gì trong các giai đoan xét xử là vấn đề trung tâm của thủ tục tố tụng, vì đó là cả quá trình xét xử vụ án, tòa án có những quyền như:

- Giứ nguyên quyết định hành chính bị kiện

- Yêu cầu cơ quan nhà nước trong một thời gian nhất định phải thực hiện một nghĩa vụ pháp lý đã được giao nhưng đã chậm trễ trong việc thực hiện hoăc không thực hiện

+ Quyền của cơ quan hành chính

- Là quyền và nghĩa vụ pháp lý của hệ thống hành chính nhà nước;

- Được phân công cho cấp hành chính, cho phân hệ trong hệ thống cơ quan hành chính và cho cơ quan, tổ chức hành chính để thực hiện thẩm quyền của hệ thống hành chính nhà nước;

- Tác động trong phạm vi được xác lập bằng pháp luật; - Bằng hình thức, phương thức cụ thể được quy chế hóa;

- Để thực hiện quyền hành pháp bằng hoạt động hành chính nhà nước.

Nói chung tòa án hành chính không có quyền ra một quyết định thay thế cho quyết định hành chính , mà chỉ trao cho nó quyền “ hủy quyết định hành chính” hoặc “ yêu cầu” cơ quan hành chính ra quyết định phù hợp với pháp luật

Câu 144 Phân biệt khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính.

- Khiếu nại hành chính: Là việc cá nhân, tổ chức yêu cầu CQHCNN xem xét lại QĐHC, HVHC của họ khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. KNHC do CQHCNN có thẩm quyền giải quyết theo thủ hành chính quy định trong pháp luật về khiếu nại.

- Khiếu kiện hành chính: Là việc người khiếu nại khiếu nại QĐHC, HVHCđến Tòa án hay còn gọi là khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Khiếu kiện hành chính do Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính quy định tại Luật Tố tụng hành chính.

Câu 145: Tổ chức, vị trí, vai trò của Toà hành chính ở nước ta.

• Về tổ chức: tòa hành chính được phân thành các cấp + Tòa án nhân dân cấp huyện

+ Tòa án nhân dân tối cao

• Vị trí: đây là cơ quan ngan bộ, một loại tổ chức đăc thù mà những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó, nếu được tuân thủ nghiêm minh sẽ là những đảm bảo vững chắc cho việc bảo vệ các quyền, lợi c

• Vai trò: Những phương tiện vốn có của tòa là phương diện để tòa trở thành người bảo vệ công lý, là trọng tài công minh, vì thế có thể nói sự ra đời của tòa hành chính ở nước ta là một khả năng có được một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ quyền lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức

Câu 146: Thẩm quyền của toà hành chính ở nước ta.

Theo điều 28, chương 2 “ Thẩm quyền của tòa án” quy định có 4 lợi khiếu kiện sau thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính 2. Khiếu kiện về danh sách cử tri

3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức

4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại vè quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh

Câu 147: Đối tượng xét xử cuả tòa án hành chinh

Đối tượng xét xử hành chính chủ yếu là các quyết định hành chính , hành vi hành chinh

+ Các quyết định hàng chính: Là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước , cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoat động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể

+ Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Câu 148: Điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.

1. Những điều kiện về danh sách cử tri thuộc phạm vi khởi kiện vụ án hành chính: Khi công dân thấy sai sót trong sai sót trong danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân hoặc danh sách cử tri bầu cử đại biểu quốc hội, sau khi khiếu kiện đã được giải quyết nhưng không đồng ý có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện, Do tính chất đặc thù cua khiếu kiện này thủ tục giải quyết được quy định riêng trong luật tố tụng hành chính

2. Những điều kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức thuộc phạm vi khởi kiện vụ án hành chính,

Thực ra đây là 1 loại trừ trong các loại trừ ở khoản 1 điều 28: Là quyết định mang tính nội bộ, nên đặc thù của nó nên luật đưa vào diện đối tượng khởi kiện

3. Những khiếu kiện quyết dịnh xử lý vụ việc canh tranh thuộc phạm vi khởi kiện vụ án hành chính

4. Cách phát hiện của tòa án khi phát hiện ra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đối tượng khiếu kiện hành chính có dấu hiệu trái pháp luật

Câu 149: Toà án xét xử những quyết định hành chính nào?

Luật tố tụng hành chính năm 2015, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện (Điều 8)

Tòa án xét xử những quyết định hành chính sau:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính 2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức

3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. 4. Khiếu kiện danh sách cử tri.

Câu 150: Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

Theo luật tố tụng hành chính năm 2015 có quy định :

HVHC là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm

vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 3, Điều 3 Luật TTHC) và những hành vi Hành vi hành chính bị kiện là hành vi quy định tại khoản 3 Điều này mà hành vi đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và ( điều 3, khoản 4 luật TTHC).

Tuy nhiên theo điều 30 cảu luật tố tụng hành chính thì tòa án có thẩm quyền xét xử các hành vi hành chính như sau:

Còn những hành vi thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án:

1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức

Câu 151 Đặc điểm thủ tục tố tụng của toà hành chính ở nước ta.

Theo luật tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng hành chính có các đặc điểm sau:

- Bỏ thủ tục tiền tố tụng: có nghĩa công dân có quyền kiện ra tòa án khi đã khiếu nại lần đầu và khi đã khiếu nại lần 2

- Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có thể xem xét lại quyết định của

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 123 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w