Quy trình chung của hoạt động thanh tra a1 Chuẩn bị thanh tra

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 82 - 84)

a1. Chuẩn bị thanh tra

a2. Ban hành quyết định thanh tra a3. Tiến hành thanh tra

* Công bố quyết định thanh tra * Thực hiện thanh tra

* Thời hạn thanh tra

Thời hạn thanh tra hành chính: thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không

quá 60 ngày (nếu phức tạp thì có thể kéo dài không quá 90 ngày, cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp có thể kéo dài không quá 150 ngày); cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày (trường hợp phức tạp có thể kéo dài không quá 70 ngày); cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

Thời hạn thanh tra chuyên ngành: cuộc thanh tra do Thanh tra bộ, Tổng cục, Cục

thuộc Bộ tiến hành không quá 45 ngày (trường hợp phức tạp có thể kéo dài không quá 70 ngày); cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Chi cục thuộc sở tiến hành không quá 30 ngày (trường hợp phức tạp có thể kéo dài không quá 45 ngày).

Thời hạn thanh tra chuyên ngành độc lập đối với mỗi đối tượng thanh tra là 05 ngày làm việc, trường hợp cần thiết, có thể gia hạn thêm không quá 05 ngày làm việc.

Thời hạn thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.

a4. Kết thúc thanh tra

* Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên độc lập phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra gửi người ra quyết định thanh tra. Báo cáo kết quả thanh tra phản ánh đầy đủ những nội dung công việc đã thực hiện, những nội dung chưa tiến hành hoặc tiến hành ngoài quyết định và kế hoạch được duyệt, nguyên nhân; những ý kiến không thống nhất của đối tượng thanh tra hoặc của thành viên Đoàn Thanh tra; những đề xuất về chính sách, chế độ và quản lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.

Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra phải có đầy đủ ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên trong Đoàn Thanh tra. Ý kiến tham gia phải khẳng định có đồng ý hay không đồng ý với báo cáo, dự thảo kết luận của Trưởng đoàn về nội dung công việc của bản thân mình trực tiếp làm và các nội dung do người khác thực hiện; trường hợp không đồng ý thì phải nêu rõ nguyên nhân, căn cứ.

* Kết luận thanh tra

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết luận thanh tra.

Trong quá trình ra kết luận, người có thẩm quyền có thể yêu cầu Trưởng Đoàn Thanh tra, thành viên Đoàn Thanh tra hoặc đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề liên quan hoặc có thể tổ chức làm việc với đối tượng thanh tra về dự thảo kết luận thanh tra hoặc gửi dự thảo kết luận thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra trả lời bằng văn bản, nêu rõ những nội dung chưa thống nhất, nguyên nhân và chứng cứ. Trường hợp cần thiết, có thể yêu cầu tiến hành thanh tra bổ sung để có đủ căn cứ kết luận.

Kết luận thanh tra phải được công khai (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) bằng một trong các hình thức: công bố tại cuộc họp giữa người ra quyết định thanh tra, Đoàn Thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra; cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm cung cấp kết luận thanh tra cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.

* Hồ sơ thanh tra và lưu giữ hồ sơ thanh tra

Tất cả các quyết định, giấy tờ, tài liệu được ban hành hoặc thu giữ trong quá trình thanh tra phải được lưu vào hồ sơ thanh tra. Hồ sơ thanh tra phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

a5. Thực hiện kết luận thanh tra

Đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận thanh tra. Việc thực hiện kết luận thanh tra có thể bao gồm những hoạt động sau:

- Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm của cơ quan, tổ chức, cá nhân; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;

- Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật;

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 82 - 84)