Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính Nhà làm luật Việt Nam căn cứ vào những tiêu chí nào để phân biệt chúng ?

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 95 - 96)

vào những tiêu chí nào để phân biệt chúng ?

Giữa tội phạm và vi phạm hành chính có những điểm giống và khác nhau như sau: 1. Những điểm chung:

- Đều là hành vi trái pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội

- Thường có chung khách thể bị xâm hại (quan hệ xã hội được bảo vệ, điều chỉnh). Tuy nhiên, khách thể cụ thể của 2 loại này khác nhau.

- Các yếu tố thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm, các hình thức lỗi, … 2. Những điểm riêng và tiêu chí phân biệt:

- Tính chất và loại khách thể bị xâm hại là tiêu chí đầu tiên để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật để từ đó phân biệt giữa tội phạm và vi phạm hành chính.

- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn.

- Với đa số vi phạm hành chính thì mặt khách quan của cấu thành hành vi vi phạm hành chính không bắt buộc phải có dấu hiệu hậu quả thiệt hại của hành vi và quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó (không bắt buộc có cấu thành vật chất).

- Theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành, Tổ chức chưa phải là chủ thể của tội phạm (nhưng là chủ thể của vi phạm hành chính).

3. Theo quy định của bộ luật hình sự hiện hành, thì các tiêu chí cụ thể để phân biệt tội phạm và vi phạm hành chính là:

- Hành vi đó đã bị xử lý vi phạm hành chính hay chưa - Tính chất, mức độ, hậu quả trực tiếp của hành vi

+ Đa phần hành vi chưa bị xử lý vi phạm hành chính nhưng gây hậu quả nghiêm trọng thì vẫn bị sử lý hình sự.

+ Mức độ gây thiệt hại: số lượng tan vật, hành hóa, ….

Một phần của tài liệu Đáp án môn luật hành chính (Trang 95 - 96)